TIN TỨC

Nhà văn Nguyễn Văn Hồng làm phong phú thêm dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-04-13 08:27:26
mail facebook google pos stwis
706 lượt xem

Bài và ảnh: NGUYÊN HÙNG

Sáng nay, 12/4/2014, Hội Nhà văn TPHCM tổ chức Tọa đàm về tác phẩm của Đại tá Nhà văn Nguyễn Văn Hồng, nhân dịp ông chuẩn bị sang tuổi bát tuần. Đại tá Nguyễn Văn Hồng, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 309, nguyên Tham mưu trưởng Phó tư lệnh Quân đoàn 4, từng có 30 năm phục vụ trong Quân đội trước khi nghỉ hưu ở tuổi 50. Từ ngày nghỉ hưu, ông đã dành nhiều tâm sức để viết về những cuộc chiến tranh mà ông và các đồng đội đã trải qua, đến nay đã cho in 12 tác phẩm với nhiều giải thưởng có ý nghĩa.

Dự buổi tọa đàm này, về phía Hội Nhà văn, có: Nhà văn Bích Ngân - Ủy viên thường vụ HNV Việt Nam, Chủ tịch HNV TPHCM; Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm, Chi hội Phó chi hội Nhà văn VN tại TPHCM; Nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu, Trưởng đại diện HN VN tại THCM.

Về phía đồng đội, bạn bè và gia đình: Đại tá nhà văn Nguyễn Văn Hồng, có: Trung tướng Lưu Phước Lượng, nguyên Chính ủy Quân đoàn 4, nguyên Trưởng ban chỉ đạo Tây Nam bộ; Trung tướng, AHLLVT Lê Thái Bê, nguyên Chính ủy Quân đoàn 4, nguyên Chính ủy trường Sĩ quan Lục quân 2; Thiếu tướng Trần Trọng Ngưng, nguyên Phó hiệu trưởng trường SQLQ2, nguyên Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân đoàn 4; Thiếu tướng Phạm Xuân Trạo, nguyên Phó hiệu trưởng trường SQLQ2, nguyên Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân đoàn 4; Thiếu tướng Phan Tiến Hạc, nguyên Phó cục trưởng Cục cán bộ, thuộc Tổng Cục Chính Trị BQP - Trưởng đoàn đại biểu CCB Sư đoàn 309 quân đoàn 4, khu vực Miền đông Nam bộ;  Đại tá nhà văn Trần Thế Tuyển, nguyên Tổng biên tập báo SGGP; Bà Lê Thị Minh Luân, vợ nhà văn và con dâu trưởng Lương Thanh Trúc…


Nhà văn Bích Ngân phát biểu khai mạc.

Nhà văn Bích Ngân đã phát biểu khai mạc buổi tọa đàm bằng những lời chia sẻ xúc động. Với bà, những người cầm bút từng cầm súng chiến đấu luôn luôn là những người đáng ngưỡng mộ và kính trọng. Khi nói về phần tác phẩm, bà đã dành cho Đại tá nhà văn Nguyễn Văn Hồng những lời thật chân thành và thật xác đáng: “Cầm bút khá muộn so với những bạn bè đồng trang lứa, nhưng đại tá nhà văn Nguyễn Văn Hồng vẫn có con đường sáng tạo của riêng ông. Với vốn sống dồi dào, trách nhiệm và cả niềm đau trước máu xương của đồng chí, đồng bào; nhà văn - đại tá Nguyễn Văn Hồng đã không ngừng nỗ lực, nỗ lực kiên cường với một trái tim chân thành. Những trang viết của ông không chỉ khiến chúng ta biết trân trọng quá khứ để suy tư sâu sắc hơn cho hiện tại và tương lai, mà còn làm phong phú dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam”.

Sau lời phát biểu của nhà văn Bích Ngân, cử tọa được MC - nhà thơ Trần Mai Hường mời xem một clip ngắn, ở đây Đại tá nhà văn Nguyễn Văn Hồng đã nói rõ vì sao gọi là "cuộc chiến tranh bắt buộc" và lý do viết cuốn sách “Cuộc chiến tranh bắt buộc”:

Dựng clip: Nguyên Hùng


Đại tá nhà văn Đỗ Viết Nghiệm.

Với tham luận có tên “Nhà văn Nguyễn Văn Hồng hấp dẫn bởi lối viết trung thực”, Đại tá nhà văn Đỗ Viết Nghiệm đã giúp những người tham dự buổi tọa đàm hiểu hơn về một nhà văn hồn nhiên, chân thực và không biết bịa trong những trang viết của mình: “Thật khó đánh giá đầy đủ tác phẩm của nhà văn Nguyễn Văn Hồng cùng một lúc, nhưng không vì thế mà không có cảm nhận tốt những gì anh viết về đề tài chiến tranh cách mạng rất ấn tượng. Nó giống một bức tranh vẽ về một cánh đồng lúa chín vàng trước buổi bình minh, ở đấy không nhìn thấy một loài cây nào khác lẫn vào trong đó! Câu chữ trung thực dồi dào nội tâm, đọc trang sách nào cảm giác như vẫn phảng phất ngửi thấy mùi thuốc súng! Có thể dùng cách phô diễn ngôn từ kêu hơn, đẹp hơn như “Nguyễn Văn Hồng nhà văn phi hư cấu”, nhưng tôi không muốn gọi như thế mà nôm na nói “văn Nguyễn Văn Hồng viết không hề bịa”.


Đại tá nhà văn Trần Thế Tuyển.

Đại tá nhà văn Trần Thế Tuyển tham gia phát biểu về tiểu thuyết “Pailin thời máu lửa”. Theo ông, “cuốn sách này đọng lại trong mỗi chúng ta những suy nghĩ rất mãnh liệt về những hy sinh mất mát của chiến tranh, thật bất hạnh cho đất nước CPC có nền văn minh Angkor Thom, Angkow Wat bị chính những “lục thum quái đản” gây nạn diệt chủng như thờì trung cổ cho chính đồng bào mình. Sự chiến đấu trượng nghĩa của quân tình nguyện Việt Nam đã xóa bỏ chế độ Khơmer đỏ bạo tàn, hồi sinh hạnh phúc cho người dân CPC (dù chúng ta đã hy sinh không biết bao nhiêu sinh mệnh).


Nhà văn Hoàng Đình Quang.

Nguyên là Giám đốc Chi nhánh Nxb Hội Nhà văn Việt Nam tại TPHCM, nhà văn Hoàng Đình Quang đã lên bục chia sẻ vài kỷ niệm của ông với Đại tá nhà văn Nguyễn Văn Hồng, khi hai ông gặp nhau lần đầu ngót 20 năm trước. Là tác giả của tiểu thuyết “Xuân Lộc”, sau khi đọc tiều thuyết “Đường 19”, ông đã có những chia sẻ cũng rất thú vị, có thể có phần khác với sự đánh giá của Đại tá nhà văn Đỗ Viết Nghiệm: “Bên cạnh sự miêu tả hiện thực cuộc chiến là những trang viết lãng mạn bất ngờ. Trong 3 cuộc trao tình ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, bao giờ người đọc cũng gặp được những hình ảnh, những chi tiết đầy tính tự nhiên, không gượng gạo. Tôi hoàn toàn bị NVH dẫn dụ theo những con chữ. Và mỉm cười với một đoạn thầy giáo Toại và cô Liên ở Hà Tĩnh, sau lần gặp nhau mà anh người yêu ốm liệt giuòng phải nằm viện cả tuần lễ. Những đoạn khác là những chàng lính trẻ tán dóc với nhau về đàn bà, con gái, những chàng trai chưa tùng nắm tay cô gái nhưng bịa chuyện cũng như thần...”


Trung tướng Lưu Phước Lượng và Thiếu tướng Phan Tiến Hạc

Các tướng lĩnh, đồng đội Đại tá nhà văn Nguyễn Văn Hồng đã có những phát biểu chia sẻ giàu cảm xúc. Phát biểu của Trung tướng Lưu Phước Lượng, của thiếu tướng… luôn thu hút được cử tọa bởi sự chân thực sinh động của những người lính chiến trường. Họ đều dành cho người đồng đội cũ của mình những lời đầy trân trọng, về cả hai phương diện con người và tác phẩm.


Nhà thơ Phạm Trung Tín và nhà văn Bùi Quang Lâm.

Các nhà văn cựu chiến binh Bùi Quang Lâm, Phạm Trung Tín trong lời phát biểu không cần cầm giấy của mình, đã có những đoạn, những câu thật xúc động và sâu sắc, có lẽ vì bên cạnh vốn sống phong phú của mình thì họ còn từng là người cầm súng, từng là đồng đội của Đại tá nhà văn Nguyễn Văn Hồng.

Dù vắng mặt tại buổi tọa đàm do tham dự một trại viết xa, nhà văn Trầm Hương đã gửi về một bài viết công phu về tác phẩm của nhà văn Nguyễn Văn Hồng, trong đó có phần nhận định đáng lưu ý: “Với hàng chục tập sách kết tinh hàng ngàn trang, người lính già Nguyễn Văn Hồng đã và đang kể chuyện "Nguyên phong" thời hiện đại. Ông đã sống một cuộc đời đáng sống, để lại dấu ấn rực rỡ cả binh nghiệp và văn nghiệp. Và hơn tất cả, người thế hệ sau thấu hiểu tấm lòng ông. Ông bước vào trận chiến chữ nghĩa vì nỗi thôi thúc mãnh liệt: Viết để xương máu người nằm xuống không vô nghĩa”.

Còn có một số đại biểu muốn được phát biểu chia sẻ, như Thiếu tướng Trần Trọng Ngưng, nguyên Phó hiệu trưởng trường SQLQ2, nguyên Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân đoàn 4; như Đại tá nhà thơ, Thầy thuốc ưu tú Phạm Đình Phú…, nhưng vì thời gian có hạn nên MC đành hẹn lần tới, khi Đại tá nhà văn Nguyễn Văn Hồng ra mắt tập sách “Ai đã từng đi qua chiến trường K”, dự kiến vào năm 2025.

Văn chương TP. Hồ Chí Minh xin giới thiệu dưới đây một số hình ảnh về buổi tọa đàm này.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà văn Trần Công Tấn qua đời
Nhà văn Trần Công Tấn là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Phượng Hồng - Tiếng thơ sâu nặng ân tình nhà giáo
Sáng 07/8/2024, CLB Thơ Ca của Hội Cựu giáo chức quận Gò Vấp đã tổ chức ra mắt tập thơ “Phượng Hồng”. Đây là tập thơ đầu tay của CLB, gồm 29 tác giả với 120 bài thơ. Một cuốn sách xinh xắn và có chất lượng.
Xem thêm
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong Lục bát chân mây
Tôi thích thơ Lục bát của Miên Trường từ khi còn chưa biết chị. Những vần thơ Lục bát êm mượt với cấu tứ lạ và cách sử dụng ngôn từ đặc biệt khi diễn tả cảm xúc của chị đã cuốn hút tôi. Sau này khi đã có dịp tiếp xúc và hiểu nhau, tôi lại càng thán phục chị hơn ở nghệ thuật sử dụng con chữ khi viết về cuộc đời và con người, viết về chính thân phận mình, người đàn bà đa đoan. Và tất cả những suy tư, trải nghiệm, những buồn vui về thân phận cuộc đời của người đàn bà làm thơ ấy được khắc họa rõ nét trong tập thơ mới nhất của chị là Lục bát chân.
Xem thêm
Ra mắt tập thơ ‘Lục bát chân mây’ của nhà thơ Võ Miên Trường và những ghi nhận
Sáng ngày 4/9/2024, tại số 81 Trần Quốc Thảo, Q3, TPCM, Ban Nhà văn nữ Hội Nhà văn TPHCM đã tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Lục bát chân mây” của nhà thơ Võ Miên Trường.
Xem thêm
Dấu ấn 3 nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: Sài Gòn Giải phóng
Xem thêm
Nhà thơ Trần Quang Châu qua đời
Nhà thơ Trần Quang Châu qua đời, thọ 82 tuổi
Xem thêm
Ra mắt tập sách “Ba ngàn thế giới thơm” – “Nhật Chiêu viết những điều phức tạp nhất nhưng giản dị nhất”
Ngày 3.8, tại ĐHKHXHNV - ĐHQG TP.HCM, Khoa Văn học phối hợp với Nhã Nam tổ chức buổi ra mắt sách Ba nghìn thế giới thơm của nhà văn - nhà giáo Nhật Chiêu.
Xem thêm
Giao lưu cùng nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai nhân buổi ra mắt tập thơ “Hòa âm đêm”
Sáng ngày 7-8, tại Hội trường Liên Hiệp Các Hội VH-NT TPHCM, nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai ra mắt tập thơ Hòa âm đêm (NXB Hội Nhà văn) nhân dịp sinh nhật lần thứ 80 và đón nhận Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2023.
Xem thêm
Tưởng nhớ TBT Nguyễn Phú Trọng
Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khi tôi từ báo Quân khu 7 về làm báo QĐND thì đồng chí Nguyễn Phú Trọng làm Uỷ viên Ban Biên tập rồi làm Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản - Cơ quan lý luận chính trị của BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy chúng tôi có dịp gặp nhau trong các sự kiện chính trị đặc biệt của đất nước và của nghềnghiệp.
Xem thêm
7 tác phẩm văn học tranh Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7
Nhà xuất bản Văn học vừa công bố 7 tác phẩm gửi tham dự Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7.
Xem thêm
Thông báo của Ban tổ chức Cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” lần 2
Ban tổ chức Cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” đã thống nhất rút ngắn thời gian 2 tháng
Xem thêm
Hình ảnh ra mắt tập thơ “Lục bát ru em” và... Yêu em nữa cho khờ dại thôi
Sáng 30/7/2024, Hội Nhà văn TPHCM phối hợp cùng nhà thơ Từ Xuân Lãnh tổ chức ra mắt tập thơ Lục bát ru em (NXB Tổng hợp TPHCM, 2024).
Xem thêm
Tổng thống Joe Biden mượn thơ Nguyễn Du tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tại cuộc gặp với Chủ tịch nước Tô Lâm, Ngoại trưởng Mỹ đã chuyển lá thư chia buồn của Tổng thống Joe Biden bày tỏ tiếc thương và trân trọng đóng góp của Tổng Bí thư trong củng cố, vun đắp quan hệ Việt Nam – Mỹ.
Xem thêm
Hội hỗ trợ gia đình Thương binh liệt sĩ TPHCM: Nhiều hoạt động thiết thực, lan tỏa tinh thần đền ơn đáp nghĩa
Hội Hỗ trợ gia đình Thương binh liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 1445/QĐ-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Điều lệ của Hội được UBND TP.HCM phê duyệt tại Quyết định số 3266/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2020; ghi rõ: “Hội Hỗ trợ gia đình Thương binh liệt sĩ TP.HCM là tổ chức xã hội của các tổ chức, cá nhân có nguyện vọng hỗ trợ các gia đình liệt sĩ, tự nguyện thành lập, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”; mục đích hoạt động của Hội là hỗ trợ các gia đình liệt sĩ tiếp cận, thực hiện và thụ hưởng các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước; tìm kiếm hài cốt liệt sĩ còn thất lạc hoặc thiếu thông tin chưa xác định được danh tính; hỗ trợ tri ân liệt sĩ và gia đình liệt sĩ.
Xem thêm
Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam họp mở rộng chuẩn bị cho Đại hội XI
Ngày 18.7, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam tiến hành cuộc họp mở rộng chuẩn bị cho công việc tổ chức Đại hội lần thứ XI dự kiến diễn ra vào tháng 4.2025, nhân dịp kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất.
Xem thêm
Hồ Huy Sơn ra mắt tập thơ về trẻ em với sự trong trẻo, nhẹ nhàng
Tập thơ “Mùa hè ra biển” (NXB Hà Nội) giống như một khúc hát lí lắc, đáng yêu và ngọt ngào dành cho các bạn nhỏ từ 0+ trở lên.
Xem thêm