TIN TỨC

Nhận diện lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật TPHCM sau 50 năm

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-11-23 15:57:55
mail facebook google pos stwis
426 lượt xem

Ngày 23-11, Thành ủy TPHCM tổ chức tọa đàm “Lý luận phê bình văn học nghệ thuật TPHCM 50 năm sau ngày đất nước thống nhất: Thực trạng và giải pháp”. Tọa đàm nhằm đánh giá thực trạng công tác lý luận, phê bình (LLPB) văn học, nghệ thuật (VHNT) trong 50 năm qua và đề xuất các giải pháp nâng cao công tác LLPB VHNT trong thời gian tới.

Chủ trì tọa đàm là các đồng chí: Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM; Nguyễn Thọ Truyền, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM và NSND Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở VH-TT TPHCM.


Chủ trì tọa đàm là các đồng chí: Nguyễn Thọ Truyền, Phan Nguyễn Như Khuê và NSƯT Nguyễn Thị Thanh Thúy (từ phải qua). Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Phát biểu đề dẫn, đồng chí Nguyễn Thọ Truyền cho biết, sau gần 4 tháng ban hành kế hoạch và gửi thư mời viết tham luận đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, Ban Tổ chức tọa đàm đã nhận được 49 tham luận. Các tham luận tập trung khái quát đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực văn hóa văn nghệ.

Bên cạnh đó, các tham luận còn làm rõ thực trạng công tác LLPB VHNT, tập trung phân tích, làm rõ thực trạng kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác LLPB, VHNT TPHCM 50 năm sau ngày đất nước thống nhất và đề xuất những giải pháp nâng cao công tác LLPB VHNT TPHCM trong thời gian tới, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.


Quang cảnh tọa đàm. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Đề cập đến mối quan hệ giữa LLPB với sáng tạo, TS Phí Thị Thu Hà (Văn phòng Chính phủ phía Nam) cho rằng, sáng tạo VHNT đi trước, LLPB hình thành sau và công tác LLPB luôn mang tính định hướng cho các sáng tác.

“LLPB là một thành tố cơ hữu trong đời sống VHNT; có chức năng thẩm định, đánh giá tác phẩm, tác giả; phát hiện các giá trị, các quy luật; dự báo, phát hiện cái mới; tham gia điều chỉnh, định hướng cho sự vận động, phát triển của VHNT; củng cố lập trường tư tưởng chính trị vững chắc đến cả người sáng tác lẫn người thụ hưởng, thưởng lãm”, TS Phí Thị Thu Hà nhận định.


Đồng chí Phạm Phương Thảo, nguyên Chủ tịch HĐND TPHCM phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Đồng quan điểm, GS-TS Nguyễn Xuân Tiên, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TPHCM, cũng cho rằng, LLPB VHNT đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống VHNT và sự phát triển của xã hội. “Tuy nhiên, thực tiễn thời gian qua cho thấy, bên cạnh những kết quả, thành tựu đã đạt được, LLPB trong lĩnh vực mỹ thuật cũng đồng thời thời bộc lộ những hạn chế, yếu kém, đặc biệt là ở vai trò định hướng hoạt động thực tiễn và hoạt động sáng tạo, cần phải được phân tích, đánh giá, lý giải để tìm ra giải pháp phát triển”, GS-TS Nguyễn Xuân Tiên cho biết.


Nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Đánh giá chung về mối quan hệ giữa LLPB đối với văn học, nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM, cho rằng, thời gian qua, LLPB chưa đi kịp với đời sống sáng tạo VHNT nói chung, thậm chí còn lùi phía sau. Theo nhà văn Bích Ngân: “Đa số những vấn đề nóng bỏng, gay gắt cần LLPB lên tiếng thì lại e dè, chậm chạp, im ắng. Và như vậy, LLPB và sáng tác chưa thể đồng hành được”.

Ở lĩnh vực điện ảnh, nghệ sĩ Công Hậu mang đến những trăn trở khi có những bộ phim ăn khách với doanh thu hàng trăm tỷ đồng, nhưng những bộ phim ấy đã bảo đảm yếu tố nghệ thuật chưa? Theo anh, cần có LLPB lên tiếng, phân tích để làm rõ, đánh giá bộ phim đó được gì và chưa được gì. Có như vậy mới giúp điện ảnh phát triển.


Nghệ sĩ Công Hậu bày tỏ mong muốn có thêm nhiều tiếng nói từ lực lượng lý luận phê bình đối với lĩnh vực điện ảnh. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Bên cạnh đó, tọa đàm còn nhận được nhiều ý kiến cũng như giải pháp của một số đại biểu như: đồng chí Phạm Phương Thảo, nguyên Chủ tịch HĐND TPHCM, PGS-TS Phan Thị Bích Hà, PGS-TS Nguyễn Thế Nghĩa, PGS-TS Võ Văn Nhơn, ThS Phạm Thị Phương Lan… Các ý kiến đều bày tỏ mong muốn LLPB sẽ có thêm nhiều cơ hội để khẳng định mình cũng như có thể sát sao và đồng hành với đời sống sáng tạo VHNT của thành phố.


Đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê phát biểu kết thúc tọa đàm. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Phát biểu kết thúc, đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê cho biết, kết quả tọa đàm là cơ sở tin cậy để Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật TPHCM báo cáo Thường trực Thành ủy việc thực hiện Kế hoạch “Tổng kết 50 năm Văn học, nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất”. Đồng thời là cơ sở để Hội đồng tham mưu lãnh đạo thành phố xây dựng chiến lược phát triển VHNT trong tình hình mới; gợi mở để các cơ quan, đơn vị, các hội VHNT thành phố đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý, có những quyết sách phù hợp nhằm phát triển VHNT, trong đó có công tác LLPB cần đổi mới và phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.



Trong phần phát biểu kết thúc tọa đàm, đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê cho biết, trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, các tham luận và các ý kiến phát biểu tại tọa đàm đều đưa ra nhiều ý kiến, kiến nghị về định hướng, giải pháp, phương pháp xây dựng, phát triển LLPB văn nghệ trong thời kỳ tới. Có thể gom thành 5 nhóm giải pháp chính như sau:

1. Tiếp tục và không ngừng nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa, VHNT, của công tác LLPB VHNT trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước hiện nay. Cần thực hiện thật tốt, thật kiên trì, bài bản trong cấp ủy đảng và chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu; trong các cơ quan và đội ngũ lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ.

2. Chủ động mở rộng, nâng cao việc tiếp nhận tư tưởng và lý thuyết từ nước ngoài (qua giao lưu, hội nhập, phiên dịch, giới thiệu, tiếp nhận, thu nạp các nguồn lý thuyết, LLPB tiến bộ, khoa học, hiện đại, phù hợp với truyền thống văn hóa, VHNT dân tộc và nhu cầu xã hội) trong thời đại toàn cầu hóa, văn hóa, VHNT cần gắn chặt với đời sống, với nền kinh tế thị trường, với quá trình toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của công tác LLPB.

3. Coi trọng việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong công tác LLPB. Đội ngũ này phải có nhận thức, trình độ có chuyên môn sâu, am hiểu văn hóa, VHNT dân tộc và các kiến thức, phương pháp hiện đại. Quan tâm xây dựng các cơ sở đào tạo có chất lượng cao. Mở rộng đối tượng tiếp nhận các nội dung LLPB VHNT thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn. Tăng cường định hướng thẩm mỹ cho công chúng VHNT, đặc biệt là thanh thiếu niên, và phát huy vai trò của văn hóa, VHNT trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người TPHCM.

4. Tiếp tục kế thừa và phát huy những thành tựu, bài học đã đạt được trong 50 năm qua, định hướng thẩm mỹ và công tác LLPB cần bảo đảm cao hơn tính định hướng, tính giáo dục, tính khoa học, tính hiệu quả.

5. Tăng cường nội lực của nhà LLPB bằng sự đổi mới cơ chế, chính sách, chú ý đãi ngộ, tôn trọng tự do sáng tạo, đổi mới, tạo điều kiện cho tác phẩm VHNT phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn đời sống tinh thần của xã hội...

HỒ HUY SƠN/Sài Gòn Giải phóng

Bài viết liên quan

Xem thêm
Hành trình về Chiến khu Đ
Bài và videoclip về chuyến về thăm Chiến khu Đ của các văn nghệ sĩ thành phố.
Xem thêm
Văn nghệ Giải phóng họp mặt nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin và videoclip về buổi họp mặt của cán bộ, nhân viên và văn nghệ sĩ Tiểu ban Văn nghệ Khu Sài Gòn – Gia Định/T4 và báo Văn nghệ Giải phóng.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh cùng giới văn nghệ sĩ cả nước vô cùng thương tiếc báo tin: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, đã từ trần.
Xem thêm
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan) tạ thế.
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan), nguyên giảng viên Trường Đại học Đà Lạt, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà văn Khuất Quang Thụy
Trong khoảng 30 năm quân ngũ, tôi có khá nhiều kỷ niệm sâu sắc với nhà văn Khuất Quang Thụy, người vừa vĩnh biệt chúng ta để trở về với thế giới của người hiền.
Xem thêm
Phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức”
Cựu chiến binh Sư đoàn 315 đã phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức” lần thứ IV, dành cho tất cả các cựu chiến binh ở các sư đoàn, đơn vị chiến đấu trên chiến trường K và thân nhân của các đồng đội. Tác phẩm dự thi hợp lệ là hồi ức, hồi ký, giới hạn trên 1.500 từ và không quá 2.000 từ, chưa đăng tải trên bất kì cơ quan thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào…
Xem thêm
Nhà văn Khuất Quang Thụy đã về phía bên kia thềm nắng
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và người thân của nhà văn Khuất Quang Thụy
Xem thêm
Cánh chim cô độc – Hồi ức một điệp viên chiến trường
Tin ảnh về Tọa đàm giao lưu ra mắt sách Gãy cánh điệp viên của cựu điệp viên Hồ Duy Hùng
Xem thêm
Hồng Quang – Em gieo con chữ trên đồi núi
Lúa ngô nắng thức nương đồiVáy hoa nắng ngủ tay người dệt thêuVi vu nắng gọi sáo diềuNắng cài mây tím đón chiều trăng lên
Xem thêm
Thể lệ Giải thưởng Thơ 1-2-3 lần thứ I
Kể từ khi thể thơ 1-2-3 ra đời vào mùa thu năm 2018 đến nay, ngoài hàng trăm tác giả trong và ngoài nước sáng tác thể nghiệm, đã có nhiều tập thơ 1-2-3 được xuất bản, chưa kể những bài thơ 1-2-3 in chung với các thể loại thơ khác trong các tập thơ. Đó là thành quả chung của những người yêu thơ và làm thơ 1-2-3.
Xem thêm
HTV và VTV nói gì về Ngày thơ Việt Nam 2025?
Vài chương trình của HTV và VTV xung quanh chủ đề Ngày thơ Việt Nam Nguyên tiêu Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam 2025 Tại TP. HCM: Vang vọng Bài ca thống nhất
Tin tổng hợp và các videoclip hình ảnh chọn lọc về Ngày thơ 2025 tại TPHCM.
Xem thêm
Bài ca thống nhất trong Dòng chảy thơ phương Nam
Phát biểu khai mạc Ngày thơ 2025 của nhà văn Trịnh Bích Ngân, Ủy viên Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn TP. HCM
Xem thêm
Nhiều hoạt động trong Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 12/2, Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh đã chính thức khai mạc với chủ đề “Bài ca thống nhất”. Đông đảo bạn yêu thơ đã cùng hội tụ tại Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh để nhìn lại dòng chảy thơ ca sau nửa thế kỷ Bắc - Nam sum họp.
Xem thêm
Khai mạc Ngày thơ Việt Nam 2025 tại TPHCM
Ngày 12/2/, tại số 81 Trần Quốc Thảo, Q3, TPHCM, Hội Nhà văn TPHCM khai mạc “Ngày thơ Việt Nam 2025” với chủ đề “Bài ca thống nhất”.
Xem thêm