TIN TỨC

Những kỷ niệm với nhà văn Khuất Quang Thụy

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2025-03-18 10:45:36
mail facebook google pos stwis
211 lượt xem

 Phùng Văn Khai

Trong khoảng 30 năm quân ngũ, tôi có khá nhiều kỷ niệm sâu sắc với nhà văn Khuất Quang Thụy, người vừa vĩnh biệt chúng ta để trở về với thế giới của người hiền.

Nhà văn Khuất Quang Thụy

Khuất Quang Thụy, văn cũng như người, trầm hậu, ít nói, càng ít phát ngôn đao to búa lớn. Văn ông luôn là một dòng chảy mạnh mẽ, liên tục đã trên nửa thế kỷ. Con người ông lầm lì, gan góc đúng chất lính trận. Có gì cần nói đều ở trong những trang văn đã viết ra. Những gì cần làm ở cõi đời, ông đều tự mình cần mẫn cày sâu cuốc bẫm, tự trưởng thành từ mồ hôi trí tuệ của mình, tuyệt không dựa dẫm, càng tuyệt không bè phái, a dua.

Nghe tin ông mất, tôi không ngạc nhiên, bởi trong những lần vào viện thăm ông gần đây, tôi đã thấy trước điều đó. Thậm chí ông còn căn dặn riêng tôi việc này việc khác trước mặt vợ và con trai, con gái của ông. Tôi vẫn cố tỏ ra hài hước trêu đùa dù trong thâm tâm biết ông sắp rời cõi tạm. Ông là một lính chiến thực thụ, đã kiên gan, bình tĩnh, tỉnh táo chiến đấu với bệnh tật tới giây phút cuối cùng.

Tôi đã học được Khuất Quang Thụy nhiều điều.

Thứ nhất là phải hiểu được chính mình, phải thấy mình nhỏ bé, nhất là trong địa hạt văn chương, mình “không là cái đinh gỉ” gì đâu - ông thường nói vậy. Ở nhà nhất mẹ nhì con. Ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta - “thằng cháu luôn nhớ cho chú điều đó”. Tôi những ngày tuổi trẻ kiêu ngạo đã quên mất điều ông dặn. May mà lúc sắp sửa chết chìm trong rỗng tuếch văn chương của chính mình đã kịp ngộ ra lời ông, bèn “quay đầu lại là bờ”.

Điều thứ hai ông nói ngay từ những ngày đích thân đến Trường Lái xe quân sự ở Sơn Tây tìm cách đưa tôi đi trại viết Văn nghệ Quân đội năm 1996 đã căn dặn: “Viết văn là việc lâu dài. Điều trước mắt là phải tích lũy vốn sống, tạo dựng nền tảng cơ sở vật chất. Cậu có điều chúng tôi không có, đó là tuổi trẻ, đó là con đường dài rộng phía trước. Đi ra sao, đến đích hay không đều do chính bản thân mình”. Tôi cười thầm trong bụng, cho rằng Khuất Quang Thụy nói cao xa quá rồi mau chóng quên đi lời ông dặn. Phải đến khi đường càng đi càng mịt mùng thăm thẳm, càng thấy văn chương chữ nghĩa không dành cho những kẻ yếu bóng vía, hợm hĩnh, càng không đánh bóng mạ kèn dựa vào Pr tên tuổi mà xong. Trước khi mất vài hôm, khi tôi vào viện thăm, ông còn nói: “Mình hơi tiếc, cứ nghĩ về nghỉ viết thêm vài tập sách. Bây giờ đã không kịp nữa. Thôi mọi kiếp nạn văn chương giao cho các cậu. Như thế cũng được rồi”.

Điều thứ ba mới thực sự căn cốt với tôi. Khuất Quang Thụy bảo tôi năm 1996 khi bỗng nhiên số đỏ được lựa chọn về công tác tại ba nơi: Văn nghệ Quân đội; Truyền hình Quân đội; Báo Quân đội nhân dân: “Theo chú, Khai nên về Truyền hình Quân đội công tác khoảng 10 năm rồi sang Văn nghệ Quân đội cũng chưa muộn. Về đó được đi nhiều, cọ xát với cơ sở, và nhất là có thu nhập cho gia đình. Như các chú ngày trước khó khăn lắm”. Tôi nghe lời ông, về Truyền hình Quân đội đúng 10 năm. Tháng 10 năm 2006, tôi có quyết định về Văn nghệ Quân đội.

Khi trực tiếp làm lính của ông, tôi được tự do hết mức có thể. Ông rất tin tưởng anh em trẻ. Khi cơ quan giao cho tôi liên hệ để tổ chức Trại sáng tác văn học tại Tây Nguyên, ông đã “cầm tay chỉ việc” tất tật mọi chuyện. Ông thường nói: “Anh em viết văn quân đội, các bạn văn đến với đơn vị quân đội chúng ta làm tổ chức phải tỉ mỉ, chu đáo. Ai có thế mạnh gì phải đặt đúng chỗ mới phát huy hết sở trường”. Rồi ông cầm bản danh sách tôi đã làm sẵn giảng giải về từng người. Ai mạnh về kinh tế, văn hóa phải để họ đến làm việc với các cơ quan dân chính đảng. Ai giỏi về quốc phòng an ninh tới làm việc với Bộ Chỉ huy Quân sự các tỉnh. Ai ưa thích cắm bản phải bố trí tới các đội sản xuất vùng đặc biệt khó khăn. Anh nào có thế mạnh về biên cương cột mốc đi với bộ đội biên phòng… Tôi kinh ngạc và khâm phục khi thấy Khuất Quang Thụy thuộc vanh vách từng tác phẩm và thế mạnh viết lách của từng trại viên khắp miền đất nước. Ông như người thầy vừa truyền nghề vừa truyền lửa cho tôi.

Khuất Quang Thụy có biệt tài về quy hoạch các cây bút trẻ trong toàn quân viết cho Văn nghệ Quân đội, sáng tác văn học đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng mà bản thân ông là một trong những cây bút hàng đầu. Ông cả đời gắn với đề tài này cho đến lúc sắp mất vẫn canh cánh về những trang sách chiến tranh chưa được viết ra. Ông luôn lo lắng cho việc phát triển đội ngũ nhà văn quân đội các thế hệ. Khi ông đảm đương công việc của Hội Nhà văn Việt Nam, giữ chức Tổng Biên tập Báo Văn nghệ thì vẫn là một Khuất Quang Thụy đau đáu đề tài người lính. Mỗi khi đặt bài viết, truyện ngắn của Khuất Quang Thụy cho báo Tết trên Văn nghệ Quân đội, đều là những trang viết đậm đặc về chiến tranh.

Nhà văn Khuất Quang Thụy vô cùng chăm chỉ làm việc. Dường như ông chưa có một phút thảnh thơi. Khi cùng ông tham gia chấm Giải thưởng nhà văn Lê Lựu, thấy ông ngồi lút đầu giữa đống bản thảo mồ hôi nhễ nhại giữa trưa hè tôi không khỏi chạnh lòng, càng thấy thêm sự tham công tiếc việc của nhà văn họ Khuất. Báo Văn nghệ ra hàng tuần đã vắt kiệt thời gian và sức lực của ông. Một nhà văn trùi trũi sức vóc như Khuất Quang Thụy đã phải gồng gánh rất nhiều khu vực công việc, có việc không dễ dàng nơi Ủy ban Kiểm tra của Hội Nhà văn Việt Nam mà tôi là thành viên. Có việc như tổ chức Kỷ niệm truyền thống năm chẵn của Báo Văn nghệ đều phải “tay không bắt giặc” giữa thời muôn vàn khó khăn, thách thức từ bên trong tới bên ngoài. Vậy mà Khuất Quang Thụy đã như người anh cả, người thuyền trưởng đứng mũi chịu sào, kiên gan bền chí, dẫn dắt đội ngũ của mình lần lượt vượt qua.

Khoảng giữa năm 2023, Khuất Quang Thụy nhất định tiến cử tôi với Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh để cùng tham gia trên sân khấu trò chuyện về tác phẩm Người Thầy của vị tướng. Anh Vịnh từ trước đã biết tôi nên rất yên tâm. Khi đó tôi mới biết, Khuất Quang Thụy có nhiều tiểu thuyết viết về tình báo quân đội, thậm chí có cuốn chưa được xuất bản và ông là người rất am hiểu về các chiến công thầm lặng của tình báo quân đội, tình báo Việt Nam.

Trước khi ba người lên sân khấu, nhà văn Khuất Quang Thụy căn dặn tôi: “Lần này Khai nói là chính nhé. Giọng chú hơi khó nghe, hôm nay cũng hơi mệt. Nể anh Vịnh nên cố gắng đến trao đổi với mọi người. Người Thầy là một cuốn sách mà nhân vật chính chú đã từng thể hiện trong cuốn Tình báo không phải là nghề của tôi cách đây cũng đã lâu rồi”.

Lần này tôi lập tức nghe lời ông dặn. Hôm đó trên sân khấu tôi đã nói rất say sưa, nhiệt huyết về Người Thầy, về văn chương nghệ thuật, về sự hi sinh thầm lặng, thậm chí nhiều người còn chịu sự oan khuất của tình báo quân đội. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh rất xúc động. Nhà văn Khuất Quang Thụy cũng vậy. Ông xiết chặt tay tôi, đôi môi mấp máy như muốn nói một điều gì.

Vậy mà bây giờ cả hai người đều đã đi xa.

Anh chị em Văn nghệ Quân đội, các nhà văn Chi hội Nhà văn Công an khi nghe tin nhà văn Khuất Quang Thụy mất ai cũng như thấy mất mát một điều gì. Nhiều người gọi điện thoại cho tôi và đã khóc. Nhà văn Khuất Quang Thụy cả đời sống bình dị, chân thật, thẳng thắn, nhường nhịn, chí nghĩa chí tình với đồng chí, đồng đội, với các nhà văn lão thành, với anh em văn nghệ sĩ trẻ một cách hết sức tự nhiên. Ông đã cống hiến và công tác ở hai tờ báo hàng đầu về văn học nghệ thuật của cả nước: Tạp chí Văn nghệ Quân đội; Báo Văn nghệ trên 40 năm. Sau khi tốt nghiệp Khóa I trường Viết văn Nguyễn Du tháng 10 năm 1982, ông về Văn nghệ Quân đội công tác một mạch đến năm 2013 được nghỉ hưu. Tiếp đó, ông đảm đương các cương vị Ủy viên Ban Chấp hành, Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Văn nghệ đến giữa năm 2024 mới được nghỉ hoàn toàn khi các chỉ số về bệnh tật trong người không cho phép ông cống hiến nhiều hơn được nữa.

Nhà văn Khuất Quang Thụy, đối với tôi luôn như một bậc cha chú lành hiền. Những kỷ niệm với ông không đơn thuần chỉ là những việc đã diễn ra, mà nó luôn gợi ra cho tôi những suy nghĩ rất sâu, những trọng trách mình phải thực hiện trong sáng tác và trong đời sống.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Cùng viết để chữa lành
Công ty sách nói Bookas vừa thông báo tổ chức cuộc thi chủ đề “Viết Chữa Lành” với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 1 tỷ đồng.
Xem thêm
Giao lưu với nhà văn Đông Tây: Khi văn chương là món ăn tinh thần không biên giới
Buổi giao lưu văn học với nhà văn Đông Tây – một trong những gương mặt nổi bật của văn đàn đương đại Trung Quốc.
Xem thêm
Hội thảo khoa học Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh: 50 năm tự hào bản anh hùng ca
Tin về Hội thảo khoa học với chủ đề Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh: 50 năm tự hào bản anh hùng ca
Xem thêm
Cô gái trong chiếc hòm – Truyện ngắn Lê Thị Việt Hà
Trong tôi ba tỏa sáng như một vầng hào quang lung linh. Có nghĩa là không thể như thế được. Không thể!
Xem thêm
Vườn sầu riêng gió hát – Truyện ngắn của Nguyễn Văn Hiệp
Nắng sớm Tây Nguyên tràn về rực rỡ nhuốm vàng cả khu vườn sầu riêng quả sai lúc lỉu. Phan Tâm - người em họ cũng vừa đến chung vui bế cháu trên tay cười rất tươi: Thơm ngon từ đất con ơi. Những âm thanh của Tây Nguyên vang lên nghe như tiếng gió hát trong rừng xào xạc. Khu vườn rộn rã tiếng cười, hương sầu riêng chín muộn lan toả cả một vùng quê.
Xem thêm
Đêm trắng ở Thăng Long – Truyện ngắn lịch sử của Nguyễn Thị Việt Nga
Trăng đã lên. Cả kinh thành Thăng Long chìm trong ánh sáng nhạt vàng như sương khói. Trăng vắt qua những mái ngói hoàng cung cong cong, rọi xuống nền gạch Bát Tràng bóng loáng, đổ bóng lên những dãy hành lang thâm nghiêm lặng lẽ. Dưới ánh trăng ấy, kinh thành như hiện ra nửa thực nửa mộng, vừa rực rỡ huy hoàng, vừa cổ kính u tịch. Mọi âm thanh dường như tan vào bóng tối. Chỉ còn gió nhè nhẹ lùa qua lá ngô đồng, thì thầm như tiếng của thời gian đang trôi.
Xem thêm
Tin buồn: Nhà thơ, Thượng tá Vũ Đình Nguyệt từ trần
Nhà thơ, Thượng tá Vũ Đình Nguyệt – hội viên Hội Nhà văn TP.HCM – sau một thời gian bị trọng bệnh, đã từ trần lúc 13g49, ngày 25/6/2025 (nhằm ngày 01/6 năm Ất Tỵ), hưởng thọ 68 tuổi.
Xem thêm
Hoạt động 6 tháng đầu năm 2025 của Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Sáu tháng đầu năm 2025, trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh cải cách, đổi mới, tinh gọn bộ máy; vượt qua những khó khăn, xáo trộn ban đầu, như nhiều tháng văn phòng chưa có lương, ngân sách chậm phê duyệt dẫn đến nhiều hoạt động bị đình trệ.
Xem thêm
Ra mắt tác phẩm Ru say mượn tỉnh, ru tình mượn nhau
Sáng ngày 22/06/2025, tại nhà hàng Hòn Đất đường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TPHCM, nhà thơ Diễm Thuyên đã tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Ru say mượn tình, ru tình mượn nhau”.
Xem thêm
Đôi câu đối về liệt sĩ được xác lập kỷ lục Việt Nam
Đôi câu đối “Thân ngã xuống thành đất đai Tổ quốc - Hồn bay lên hoá linh khí Quốc gia của Đại tá, nhà báo Trần Thế Tuyển được xác lập kỷ lục Việt Nam.
Xem thêm
50 Album Hồn Việt – Món quà đầy ý nghĩa từ nhà thơ Lâm Xuân Thi gửi tặng Hội Nhà văn TP.HCM
ội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin trân trọng cảm ơn nhà thơ Lâm Xuân Thi – người bạn thủy chung, nghĩa tình và là nhà tài trợ nhiều năm qua của Hội – vì món quà quý báu vừa được gửi tặng: 50 album ca khúc Hồn Việt
Xem thêm
Thư mời Giao lưu văn học Việt - Trung lần thứ nhất
Vào lúc 14 giờ ngày 27/6/2025, tại Hội trường B, Trụ sở Liên hiếp các Hội văn học nghệ thuật TP. HCM
Xem thêm
Khi phụ nữ làm thơ và làm báo bằng một trái tim
Bài đăng Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, tháng 6/2025
Xem thêm
Đoàn Hội Nhà văn Thượng Hải tới thăm Hội Nhà văn TP. Hồ Chí MInh
Sáng ngày 6/6, dịch giả Nguyễn Lệ Chi (Phó chủ tịch Hội đồng Văn học dịch Hội nhà văn TP.HCM) đã dẫn đoàn Hội nhà văn Thượng Hải đến thăm Hội nhà văn TP.HCM, đồng thời kiêm vai trò phiên dịch trong buổi giao lưu.
Xem thêm
Lời chia buồn của Hội Nhà văn TPHCM
Cụ Bà PHẠM THỊ MÃNH, mẫu thân nhà văn Bích Ngân, vừa từ trần lúc 7 giờ 10 phút ngày 30 tháng 5 năm 2025 (nhằm mùng 4 tháng 5 năm Ất Tỵ), hưởng thọ 88 tuổi.
Xem thêm
Thông báo lùi thời gian tổ chức “Những ngày Văn học, Nghệ thuật TP.HCM
Theo Thông báo số 1630-TB/VPTU của Văn phòng Thành ủy TP.HCM, chương trình “Những ngày Văn học, Nghệ thuật TP.HCM” với chủ đề: “Thành phố Hồ Chí Minh – Nơi những dòng sông hội tụ” sẽ được chuyển sang tổ chức vào đầu tháng 7.
Xem thêm