TIN TỨC
  • Tin tức - Hoạt động Hội
  • Phạm Thị Như Thúy ra mắt tập sách Nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Phạm Thị Như Thúy ra mắt tập sách Nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-09-24 20:19:07
mail facebook google pos stwis
314 lượt xem

Sáng Chủ nhật ngày 24/09/2023, tại Đường Sách Nguyễn Văn Bình, Quận 1, TP.HCM, Tiến sĩ, nhà thơ Phạm Thị Như Thúy đã ra mắt tập sách chuyên khảo "Nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh".

Lãnh đạo Ban Tuyên Giáo Thành ủy TPHCM đến tham dự và tặng hoa cho tác giả

Tham dự buổi ra mắt, về phía Ban Tuyên Giáo Thành ủy TPHCM có bà Võ Thị Ánh Tuyết, nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo, ông Lâm Hữu Đức, Trưởng Phòng Văn hóa Văn nghệ, Tiến sĩ Bùi Thị Ngọc Trang, Phó Giám đốc Học viện cán bộ TP.HCM.

Về phía Hội nhà văn TPHCM có nhà thơ Phùng Hiệu, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội cùng các nhà văn Cao Chiến, Hồ Thi Ca, Nguyễn Vũ Quỳnh, Phạm Phương Lan, Khờ Ang… Và cùng đến tham dự buổi tọa đàm ra mắt tập sách có Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Luân Kim, Ủy viên Hội đồng Lý luận phê bình VHNT TPHCM, nhà báo Đỗ Quyết Thắng, Phó Phòng Báo chí xuất bản và đông đảo các nhà văn, nhà thơ cùng các đồng nghiệp là giáo viên các trường THPT, THCS, giảng viên, sinh viên khoa Ngữ văn một số trường đại học. Dẫn chương trình là Nhà báo Nam Hiệp BTV Đài tiếng nói nhân dân TPHCM.

Tập sách Chuyên khảo “Nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh” do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành tháng 8 năm 2023, đúng dịp chào mừng 78 năm Cách mạng Tháng tám và Quốc khánh 2/9 của dân tộc. Đây là một công trình Chuyên khảo có độ dài gần 300 trang, tác giả Phạm Thị Như Thúy đã khảo sát một khối lượng tư liệu lớn, không chỉ là trên cơ sở bộ sách “Hồ Chí Minh toàn tập” do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật ấn hành gồm 15 tập, mà còn khảo sát tư liệu ở nhiều cơ sở lưu trữ cấp Trung ương và địa phương. Với một phạm vi tư liệu lớn như vậy, cuốn sách chuyên khảo này bao quát rất nhiều vấn đề, tạo dựng một chân dung toàn cảnh về văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhà thơ Phùng Hiệu, đại diện Ban Chấp hành Hội Nhà văn TPHCM tặng hoa, phát biểu chúc mừng tác giả

Tập sách được chia thành bốn chương chính, đi từ những nội dung chung đến những nội dung cụ thể trong việc khảo sát văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

Chương 1: “Những vấn đề chung” gồm giới thuyết về văn chính luận, từ định nghĩa đến ngôn từ, chức năng, tính thẩm mỹ đặc thù của văn chính luận, lịch sử nghiên cứu vấn đề, những cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu.

Chương 2: “Định vị di sản văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong dòng mạch văn chính luận dân tộc” khảo sát dòng văn chính luận thời trung đại, sang thế kỷ XIX, ở giai đoạn đầu thế kỷ XX, đồng thời khẳng định vị trí, vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tác giả văn chính luận.

Chương 3: “Ý thức về đối tượng tiếp nhận và mục đích viết của văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh” đề cập đến các đối tượng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh hướng đến khi viết văn chính luận, sự công khai mục đích viết và tinh thần cách mạng, giá trị nhân văn của văn chính luận của  Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chương 4: “Nghệ thuật tuyên truyền của văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh nhìn từ phương diện cách viết như thế nào” nêu rõ quan niệm sử dụng ngôn từ, cũng như vấn đề tích hợp thể loại và hệ thống các biện pháp nghệ thuật của văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Giới thiệu về tập sách, PGS.TS Lê Quang Hưng, nhà nghiên cứu giảng dạy văn học đã nhấn mạnh: “Có lẽ không ở một loại hình văn học, nghệ thuật nào mà mối quan hệ trực tiếp giữa văn chương và chính trị, nghệ thuật tuyên truyền được thể hiện rõ ràng như văn chính luận. Là nhà hoạt động cách mạng, vị lãnh tụ chính trị trọn đời phụng sự Tổ quốc, phụng sự Nhân dân, Hồ Chí Minh đã để lại nhiều tác phẩm, bài viết, bài nói thuộc loại hình văn chương này với giá trị to lớn trên nhiều mặt. Tầm tư tưởng, trí tuệ cao rộng, tình cảm phong phú và sâu sắc, sự am hiểu thực tiễn đời sống, gần gũi và đồng cảm cùng đối tượng tiếp nhận – đó là gốc rễ làm nên nội dung mọi tác phẩm chính luận của Hồ Chí Minh. Mặt khác, để làm nên sức thuyết phục, hấp dẫn đặc biệt của mảng văn chương này, không thể xem nhẹ vai trò của cách truyền tải, sự khéo léo của nghệ thuật tuyên truyền. Ở mọi dạng thức, dung lượng tác phẩm thuộc mảng văn chính luận phong phú của Hồ Chí Minh, điều đáng nói là tất cả các phương diện, các yếu tố này hòa nhuyễn khó thể tách rời…”.

 Tiến sĩ, nhà thơ Phạm Thị Như Thúy còn được biết đến với bút danh Doãn Thụy Như, một nhà thơ, nhà khoa học, sinh năm 1971 tại Ba Vì, Hà Nội, từng có 20 năm đứng trên bục giảng dạy học bộ môn Ngữ văn ở các trường phổ thông tại Thành phố Hồ Chí  Minh. Hiện là Ủy viên Chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật TPHCM, Chuyên viên Phòng văn hóa, văn nghệ Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM.

Phùng Hiệu

Bài viết liên quan

Xem thêm
Đoàn nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh đi thực tế sáng tác tại Cần Thơ
Trong 3 ngày, từ ngày 1-12 đến 3-12, Hội Nhà văn TP HCM đã tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại Thành phố Cần Thơ.
Xem thêm
Viết văn, điều khó nhất là nuôi dưỡng cảm xúc
Từ ngày 1 đến ngày 3-12-2023, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại ÐBSCL
Xem thêm
Nhiều tác giả trẻ chưa đủ đam mê và cô đơn để đi đường dài văn chương
Ngày 28/11, tại Hà Nội, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) phối hợp với Ban Nhà văn trẻ (Hội Nhà văn Việt Nam) tổ chức buổi Hội thảo Nâng cao chất lượng sáng tác văn học trẻ năm 2023.
Xem thêm
Khen tặng chuyên gia Nga có nhiều đóng góp cho Văn học nghệ thuật Việt Nam
Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam” cho Phó Giáo sư, Tiến sỹ Anatoly Alekseevich Sokolov
Xem thêm
Những người thầy truyền đạt kiến thức bằng cả trái tim
Cuộc thi viết Người Thầy kính yêu lần 2 của Báo Người Lao Động đã chọn được những tác phẩm xứng đáng để trao giải thưởng cho tác giả bài viết, viết về người Thầy, đồng thời, tôn vinh sự cống hiến của người Thầy...
Xem thêm
3 cuốn sách một tấm lòng, một tình yêu
Phóng sự ảnh về buổi Giới thiệu 3 tác phẩm mới của nhà thơ Triệu Kim Loan.
Xem thêm
Chuyến hành trình về nguồn đầy ắp cảm xúc của các VNS Thành phố Hồ Chí Minh
Trong 3 ngày 9-11/11/2023, Đoàn VNS Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chuyến hành trình về nguồn “Côn Đảo – vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc” có nhiều ý nghĩa.
Xem thêm
Thông báo và thư mời dự buổi giới thiệu tác phẩm mới
Vào lúc 8:30 sáng thứ Sáu, 17/17/2023 tại Hội trường B, Tòa nhà Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật TPHCM, số 81 Trần Quốc Thảo, Quận 3.
Xem thêm
34 giải thưởng được trao tại Liên hoan phim ngắn TP.HCM lần thứ nhất năm 2023
Lễ trao giải và bế mặc Liên hoan phim ngắn TP.HCM lần thứ nhất năm 2023.
Xem thêm
“Bằng cách này hay cách khác tôi vẫn nở về quê hương”
“Chín nhánh da vàng”, tập thơ đoạt giải thưởng Tác giả trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam 2022 sẽ được tái bản với diện mạo mới.
Xem thêm
“Em không thể nói lời từ biệt” sau 17 năm ẩn mình
Sáng 01/11/2023, nhà thơ Đào Phong Lan tổ chức ra mắt tập thơ tình “Em không thể nói lời từ biệt” (Nxb Hội Nhà văn, 2023) sau 17 năm không in ấn, không công bố thơ.
Xem thêm
Tiểu thuyết “Mình và họ” của Nguyễn Bình Phương ra mắt ở Hàn Quốc
Trong số hơn chục tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, “Mình và họ” có lẽ là cuốn sách gây tranh cãi nhiều nhất. Long đong trong hành trình xuất bản, nhưng khi vừa xuất hiện nó đã gây chấn động văn đàn. Được tái bản nhiều lần, giành nhiều giải thưởng quan trọng, hiện “Mình và họ” vừa được chuyển ngữ và ra mắt ở Hàn Quốc.
Xem thêm
Huyền tích về chùa Bà Đanh và về câu thành ngữ
“Vắng như chùa Bà Đanh” đó là một câu thành ngữ vốn từ lâu, nay thành câu cửa miệng của mọi người mỗi khi nói về một nơi chốn nào đó quạnh quẽ, đìu hiu. Tuy nhiên, có hai ngôi chùa từng được gọi là “chùa Bà Đanh” và cả hai ngôi chùa đó đều “nhận” câu thành ngữ đó xuất phát từ chính ngôi chùa của mình.
Xem thêm
Yêu dấu chiếc áo dài & ca Huế
Bài viết của nhà thơ - nghệ sĩ ngâm thơ Võ Ngọc Lan, hội viên Hội Nhà văn TP.HCM
Xem thêm