TIN TỨC

Quang Dũng

Quang Dũng là người tài hoa, vẽ tài, hát giỏi, thơ hay. Bài thơ Tây Tiến của ông mang đậm nét hào hùng, bi tráng pha chất lãng mạn được chọn vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông.

Nhà thơ QUANG DŨNG (1921-1988)


TIỂU SỬ

Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội).

Trước cách mạng tháng Tám, ông học Ban trung học trường Thăng Long. Sau khi tốt nghiệp, ông đi dạy học tư ở Sơn Tây.

Ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, trở thành phóng viên tiền phương của báo Chiến đấu.

Năm 1947, ông được điều đi học Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây. Sau khoá học, ông làm Đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn 52 Tây Tiến. Ông tham gia chiến dịch Tây Tiến đợt hai, mở đường qua đất Tây Bắc. Trong thời gian này, ông còn được cử làm Phó đoàn tuyên truyền Lào - Việt.

Cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, ông làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến, rồi làm Trưởng đoàn Văn nghệ Liên khu III.

Ông đã viết rất nhiều truyện ngắn xuất bản và viết kịch, cũng như đã triển lãm tranh sơn dầu cùng với các họa sĩ nổi danh. Ông sáng tác nhạc, bài Ba Vì của ông đã nổi tiếng ở trong khu kháng chiến. Ông làm bài thơ Tây Tiến năm 1948 khi dự Đại hội toàn quân ở Liên khu III tại làng Phù Lưu Chanh (Hà Đông).

Tháng 8 năm 1951, ông xuất ngũ.

Sau 1954, ông làm Biên tập viên tại báo Văn nghệ, rồi chuyển về làm việc tại Nhà xuất bản Văn học. Ông phải đi chỉnh huấn sau vụ tờ báo Nhân Văn - Giai Phẩm. Bài thơ "Tây Tiến" của ông được nhiều người yêu thích, được xuất bản và phổ biến rộng rãi và được nhiều người yêu thích ngay cả ở miền nam thời đó. Tuy nổi tiếng nhưng ông thích sống đạm bạc, không thích khoe khoang tên tuổi với ai. Khi nhận được những lời mời biếu tiền để sáng tác thơ của giới nhà giàu, ông từ chối và nói “Văn chương chữ nghĩa rẻ rúng đến thế ư?”.

Về sau này, như những nhà thơ lớn khác, Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh,... ông không sáng tác thêm được nhiều tác phẩm nổi bật và mất đi trong âm thầm. Ông qua đời ngày 13 tháng 10 năm 1988 sau một thời gian dài bị bệnh tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.

Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Ông là người tài hoa, vẽ tài, hát giỏi, thơ hay. Bài thơ Tây Tiến của ông mang đậm nét hào hùng, bi tráng pha chất lãng mạn được chọn vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông. Một số bài thơ của ông đã được phổ nhạc như Tây Tiến (Phạm Duy phổ nhạc), Đôi mắt người Sơn Tây (Phạm Đình Chương phổ từ hai bài thơ Đôi bờĐôi mắt người Sơn Tây), Kẻ ở (Cung Tiến phổ nhạc). Đặc biệt bài thơ Không đề được 4 nhạc sĩ phổ nhạc khác nhau (Việt Dũng với tựa đề "Có những cuộc tình không là trăm năm"), Phạm Trọng Cầu (tựa đề "Em mãi là 20 tuổi"), Khúc Dương ("Em mãi là 20 tuổi"), Quang Vĩnh).

TÁC PHẨM

  •  Mùa hoa gạo (1950, tập truyện ngắn)
  •  Bài thơ sông Hồng (1956, truyện thơ)
  •  Rừng biển quê hương (1958, tập thơ in chung cùng với Trần Lê Văn)
  •  Đường lên châu Thuận (1964, tập bút ký)
  •  Rừng về xuôi (1964, tập bút ký)
  •  Nhà đồi (1970, truyện ký)
  •  Làng Đồi đánh giặc (1976, hồi ký)
  •  Mây đầu ô (1986, tập thơ)
  •  Quang Dũng - Tác phẩm chọn lọc (1988)
  •  Đoàn binh Tây Tiến (2019, di cảo - hồi kí)

Các bài thơ nổi tiếng: Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây, Đôi bờ, Quán bên đường, Mây đầu ô, Đường trăng…
 

ẢNH TƯ LIỆU

Gia đình nhà thơ Quang Dũng

Một bức vẽ phong cảnh của nhà thơ Quang Dũng

 

TÁC PHẨM CÓ THỂ ĐỌC TRÊN MẠNG

...

Bài đã đăng lên website:

- Quang Dũng: Đẹp mãi những mùa xanh xưa - Văn xuôi – Một vỉa văn tài Quang Dũng
Xem thêm
Số lượt xem: 2376

Bài viết liên quan

Xem thêm
Ngô Xuân Hội
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.
Xem thêm
Trần Hoài Anh
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ủy viên Hội đồng LLPB Hội Nhà văn Việt Nam.
Xem thêm
Tần Hoài Dạ Vũ
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Nguyễn Minh Tâm
Nguyên Tổng biên tập Tạp chí Luật sư Việt Nam; Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Bình Địa Mộc
Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh; Hội viên Hội Văn học – Nghệ thuật TP. Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam
Xem thêm
Phan Đạt Ninh
Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Phạm Phương Lan
Hội viên Hội Nhà văn TP.HCM
Xem thêm
Võ Chí Nhất
Hội viên Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh
Xem thêm
Trúc Linh Lan
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam/ Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam
Xem thêm
Tố Hoài
Bác sĩ, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Lê Thanh Huệ
Hội viên Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Lại Văn Long
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam
Xem thêm
Lương Minh Cừ
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam/cHội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Đào Văn Sử
Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh/ Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Xem thêm
Lâm Hà
Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Đinh Nho Tuấn
Hội viên Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Trần Đức Tín
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; Hội viên Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Lê Hoàng Anh
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Quang Chuyền
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Nguyễn Thanh Hải
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam/ Hội viên Hội VHNT Tiền Giang
Xem thêm