TIN TỨC

Tiếp bước Mùa thu rồi ngày hăm ba

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-02-18 19:10:57
mail facebook google pos stwis
987 lượt xem

  • Cha tôi – Nhà thơ Nguyễn Bính (Nguyễn Bính Hồng Cầu)
  • Sài Gòn thở chậm hít sâu (Trương Gia Hòa)
  • Dòng biên viễn (Hồ Thị Ngọc Hoài)
  • Phù sa châu thổ (Hoài Hương)
     

PGS.TS BÙI THANH TRUYỀN

1. Sài Gòn thở chậm hít sâu (Trương Gia Hòa)

- 39 tản văn; ba phần: Sài Gòn thở chậm hít sâu…; Sống như đóa hướng dương; Điên rồ và say đắm ấy...

- Không phải vì đặt vào hoàn cảnh có vấn đề là đại dịch Covid-19 kinh hoàng, mà nhiều năm trước, với hai tập tản văn Đêm nay con có mơ khôngSài Gòn thềm xưa nắng rụng, Trương Gia Hòa đã chủ động sống chậm để hiểu và yêu Thành phố này. Với Sài Gòn thở chậm hít sâu, thêm một lần nữa, người viết, bằng tâm thế và tình cảm của người trải nghiệm để thấy và nghe những gam màu, tiếng nói thân thuộc mà lạ lẫm, bình thường mà cao cả, thoáng chốc mà vĩnh cửu,… của Sài thành. Yêu lắm, thương lắm chị mới có được phong thái cà rỡn với Sài Gòn - một người bạn, một tình nhân, một người mẹ cưu mang, che chở,…

- Tiếp nối hai tập tản văn trước, trong cuốn sách này, Trương Gia Hòa tiếp tục thể hiện nét duyên của lối dẫn dắt tự nhiên, gọn gàng, hóm hỉnh; giọng tâm tình, sẻ chia gần gụi của người kể chuyện đồng hành với bạn đọc; những liên tưởng bất chợt mà sát hợp, độc đáo. Không ít triết lí kiểu “dưỡng sinh” xưa cũ mà luôn mới mẻ, thiết thực của người viết dễ bỏ bùa độc giả: Thiện lương và chăm chỉ là vị thần của mỗi người (Sài Gòn có ông Thần khoai mỡ); Cái khó ló cái may (Cảm ơn mày đốm sáng nhỏ của tao); kết nối là sinh tồn (Hên quá, bầy đàn ơi!, Tụi mình đẹp cùng nhau); Cho đi là nhận về, là đến bờ hạnh phúc (Sống như đóa hướng dương, Hoa Chi Anh cho mỗi người);…

- Trương Gia Hòa đã xác lập một lối viết riêng về phương Nam, về Thành phố mang tên Bác nghĩa tình, bao dung, nồng hậu. Phong cách ấy chủ yếu đến từ tâm thế của người viết luôn ngỡ ngàng trước bao điều nghe thấy và trong bất cứ cảnh ngộ nào vẫn không đánh mất niềm tin vào cuộc sống, con người. Chị đã trao cho người đọc năng lực, hạnh phúc được thấu cảm và tin yêu qua từng chút thời gian được sống để thức nhận nhận rằng: Làm người đâu có khó; sống cũng dễ dàng thôi, nếu chúng ta không đánh mất niềm tin và hi vọng dù trong bất cứ cảnh ngộ, nỗi đời nào. Loại vitamin niềm tin này sẽ luôn cần thiết, hiệu quả đối với độc giả.
 

2. Dòng biên viễn (Hồ Thị Ngọc Hoài)

- 15 năm trước, với Thung Lam, giải Nhất cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ 2006 - 2007, Hồ Thị Ngọc Hoài đã bước đầu khẳng định được vị thế của mình. Lần này, Dòng biên viễn là một thử nghiệm của tác giả ở thể loại tiểu thuyết lịch sử - một thể tài mà trước chị đã không ít nhà văn nữ Việt Nam đã ít nhiều thành công: Hà Khánh Linh với Người kinh đô cũ, Võ Thị Hảo với Giàn thiêu, Trần Thùy Mai với Từ Dụ Thái hậu, Trần Thu Hằng với  Đàn đáy, Lục Hường với Nguyên khí ngàn đời,… Chúng ta ghi nhận nỗ lực tự làm mới, vượt lên chính mình, bản lĩnh tìm đường, thoát bóng của người viết. Đây là yếu tính của nghệ sĩ đúng nghĩa.

- Truyện viết về Nguyễn Hữu Cảnh (1650 – 1700), nguyên danh là Nguyễn Hữu Kính hay Lễ Thành Hầu, lúc kéo quân về đóng ở Cù Lao Sao Mộc tức Cù Lao Ông Chưởng, nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Thời gian trần thuật của tiểu thuyết chỉ vỏn vẹn một tuần, nhưng thời gian được trần thuật là cả một lịch sử mở cõi Nam Bộ - “một chặng đương dài mờ mịt hoang vắng” - của nhân vật lịch sử này, từ việc xác lập chủ quyền cho người Việt tại vùng đất Đồng Nai, Gia Định vào năm 1698, đến việc giao hảo với Nam Vang, công lao tái thiết, thu phục nhân tâm của vị tướng tài ba, đức độ tại một cù lao còn hoang sơ, lạc hậu,… Đồng thời, việc hòa kết giữa sự thật và hư cấu, lối trần thuật từ điểm nhìn bên trong để phơi mở những cảnh ngộ, những ẩn khuất đời thường của nhân vật, cách đan xen tự nhiên giữa quá khứ và hiện, kĩ thuật đồng hiện không – thời gian, lắp ghép thể loại… đã gia tăng chất tiểu thuyết cho tác phẩm. Nhờ thế, dẫu số trang không lớn, nhưng cuốn sách đã ôm chứa nhiều mảng hiện thực (đất nước, cộng đồng, dòng tộc, gia đình, cá nhân,…), nhiều thời đoạn, nhiều cuộc đời. Những tư tưởng triết mĩ của tác phẩm cũng đa dạng, gợi được đối thoại, suy ngẫm ở người đọc: Đâu là chân giá trị của hành trình mở cõi? Thế nào là hạnh phúc đích thực của con người? Điều gì quan trọng nhất mà mỗi cá nhân để lại cho hậu thế khi giã từ cõi tạm,…

- Tác giả cũng bộc lộ rõ tính chất nữ tính hóa trong bút pháp. Đó là những hành động, biểu cảm, những suy ngẫm, liên tưởng, triết lí,… thường tình, cảm tính, tế nhị, chu đáo của Nguyễn Hữu Cảnh; những đoạn miêu tả, trữ tình ngoại đề xuất phát từ điểm nhìn, giọng điệu của người kể chuyện dẫu gián cách hay nhập vào nhân vật đều có một tone chủ đạo là đằm thắm, thiết tha, gợi thương gợi nhớ cho người đọc.  

- Có những bí mật sẽ theo thời gian, gió nước chìm vào quên lãng. Nhiệm vụ nan giải mà sang cả của nghệ sĩ là “bật mí” những cố sự này, để cho ngày qua luôn hiện diện ở hôm nay, truyền thống là yếu tính kiến tạo nên hiện đại. Dòng biên viễn đã xác tín với chúng ta điều đó, để ta cảm biết ân hạnh của người tri ân, tự hào, lưu giữ kí ức cha ông. Trong cuộc chơi đầy ngẫu hứng sáng tạo này, Hồ Thị Ngọc Hoài thêm một lần nữa khẳng định chính mình, góp phần không nhỏ vào hành trình đi tới của văn xuôi Việt Nam đương đại nói chung, tiểu thuyết lịch sử nói riêng.

Bài viết liên quan

Xem thêm
“Vỗ dọc mùa đêm trắng”
Một mảnh trăng vênh lưng lửng sáng/ Một hồn thương lạc mọc bên thềm/ Bóng suông ngồi xé đêm thành sợi/ Có một khúc vui đã qua đời..
Xem thêm
“Trên mỗi nẻo đường” – hành trình kết nối tình người
Vũ Trọng Thái đam mê đi và đam mê viết. Hầu như mỗi vùng đất anh đi qua đều được ghi chép bằng tất cả năng lượng và yêu thương mà anh dành cho nơi ấy.
Xem thêm
Thơ tình liệu còn có tình yêu từ bạn đọc?
Về Tuyển tập “Tình thơ một thuở”
Xem thêm
Tiểu thuyết ‘Trong vô tận’ đạt Giải thưởng Văn học ASEAN
Tác phẩm ‘Trong vô tận’ của nhà văn Vĩnh Quyền đã đạt Giải thưởng Văn học ASEAN 2021.
Xem thêm
Hoàng Anh – Một giọng thơ triết luận, dịu dàng và giàu nữ tính
Nguyên Khôi là tập thơ thứ 3 của nhà thơ Hoàng Anh. Tập sách được chị dành nhiều thời gian, tâm sức chắt chiu, tỉ mẩn để hoàn thành nó. Vì thế, Nguyên Khôi mới có có được sự đầy đặn và chỉn chu như thế.
Xem thêm
Đọc “Hoa ở chốt” của Phan Nhật Tiến
Bài viết của nhà thơ Trần Trí Thông
Xem thêm
Phát hành tiểu thuyết “Người đi tìm bóng núi”
Nhà văn Thu Trân vừa phát hành tiểu thuyết “Người đi tìm bóng núi” trên hai kênh thuộc các nhà sách của hệ thống phát hành Phương Nam và FAHASA.
Xem thêm
Tọa đàm về tác phẩm của nhà văn Võ Minh
Sáng ngày 27-6-2023, tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An), Nhà xuất bản Phụ nữ, Tạp chí Sông Lam và Chi hội Văn học nghệ thuật thị xã Cửa Lò đã phối hợp tổ chức buổi toạ đàm về tác phẩm của nhà văn Võ Minh.
Xem thêm
Cảm xúc thành lời
Bài viết về tập truyện HỒN MA FB của nhà thơ Đỗ Anh Thư.
Xem thêm
Nhịp thời gian – nhịp thở tâm hồn
Bài viết về tập thơ Nhịp thời gian của Hoàng Đình Hòa
Xem thêm
Cổ tích mới thời thế giới phẳng
Về tập truyện Hồn ma Facebook của Đỗ Anh Thư
Xem thêm
Cổ tích cảnh sát - Ánh sáng từ những ngôi sao trên công an hàm!
Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại và phát triển, nên sẽ dễ ngạc nhiên và tò mò khi nghe cái tên tác phẩm này. “Cổ tích cảnh sát”? Chuyện cổ tích dành cho cảnh sát giới hay chuyện cổ tích về cảnh sát?
Xem thêm
Những con người trong CƠN MƯA DÀI khát khao hạnh phúc
Nhân đọc tập truyện vừa của nhà văn Lệ Hồng
Xem thêm
Nước mắt và niềm vui - một góc bảo tàng tư liệu đặc biệt
“Nước mắt và niềm vui”- NXB Hội Nhà văn- 2022- Hồi ký của cựu chiến binh, Trung tá Vũ Thanh Trung, là một trong những tác phẩm nằm trong dòng hồi ký chiến trận,
Xem thêm
Đôi dòng cảm nhận về tập thơ MẶT NẠ HƯƠNG của Nguyễn Thánh Ngã
Phải chăng MẶT NẠ HƯƠNG là dung mạo của hương vô hình vô tướng, là sắc của không, là không của sắc, tức không là cái gì cả. Theo thi sĩ Hoang, tôi không chắc là tôi, tôi về đâu trong cõi vô định
Xem thêm
Hơi thở cuộc đời và nỗi trăn trở từ hồi ký Nước mắt và niềm vui
Nghe Mười Trung kể tới đó, tôi đề nghị: Mình nên về Mỹ Tho, thăm gia đình anh Trần Văn Bảnh?!.
Xem thêm
Đọc “Nước mắt và niềm vui...” của đại tá Vũ Thành Trung
Tham luận của nhà văn Kim Quyên tại buổi ra mắt sách của Đại tá Vũ Thành Trung
Xem thêm