TIN TỨC

Quy trình xét Giải Nobel Văn học hàng năm

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
729 lượt xem

Vào tháng 10 hàng năm, đối với những người tham gia đề cử cho giải Nobel Văn học, thì một năm sẽ bắt đầu và kết thúc vào tháng 10, Lễ công bố giải sẽ được tổ chức vào thứ Năm, lúc một giờ chiều, thời gian trao giải có thể thay đổi vào các ngày khác trong tuần. Tuy nhiên, thông thường Lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày thứ Năm đầu tiên của tháng 10, đôi khi là thứ Hai, và hiếm khi là vào thứ Ba.

Vào ngày trao giải, một nhóm lớn đại diện cho bên truyền thông sẽ tập trung tại Tòa nhà Sở giao dịch chứng khoán Stockholm (Börshuset) cũ ở Stockholm (Thụy Điển) để chờ cánh cửa của phòng Thư ký thường trực của Viện Thụy Điển được mở ra. Vào đúng một giờ chiều, Thư ký xuất hiện để công bố tên của người chiến thắng Giải thưởng. Trong khi sự chú ý của mọi người đang dồn hết lên người chiến thắng, thì “một khẩu súng” đã bắt đầu quá trình tìm kiếm mục tiêu, lia tới người sẽ giành giải chiến thắng của năm sau – mặc dù không một ai nghe thấy “tiếng súng”.

Kể từ thời điểm thông báo, những đề cử gửi đi cho giải thưởng Nobel năm sau sẽ được hợp pháp hóa bởi những người đủ điều kiện đề cử. Trong tháng 11, hàng nghìn bức thư được gửi từ khắp nơi trên thế giới tới một nhóm người được chọn để đề cử cho giải Nobel. Có bốn nhóm người được ủy quyền đề cử:

1. Thành viên của Viện Hàn lâm Thụy Điển và của các Viện, tổ chức và hiệp hội khác có chức năng tương đương trên khắp thế giới.

2. Giáo sư văn học và ngôn ngữ ở các trường Đại học và Cao đẳng.

3. Những người đã từng đoạt giải Nobel trước đây.

4. Chủ tịch các hội, tổ chức của các nhà văn, có đủ điều kiện và tư cách là đại diện cho việc sáng tác văn học và xuất bản tác phẩm văn học tại đất nước của họ.

Tháng 12, Ban tổ chức giải thưởng Nobel mời tất cả những người đoạt giải Nobel (ngoại trừ giải Nobel Hòa bình kể từ khi buổi lễ đó diễn ra ở Oslo) đến Stockholm để nhận Huy chương và bằng chứng nhận Giải thưởng từ tay của Đức vua Carl XVI Gustaf. Lễ trao giải và buổi tiệc chiêu đãi sẽ được tổ chức vào ngày 10 tháng 12, cũng chính là ngày kỷ niệm ngày mất của Alfred Nobel. Trong buổi lễ, những người đoạt giải Nobel văn học dự kiến sẽ có một bài phát biểu, còn được gọi là Diễn thuyết Nobel, tại Viện Thụy Điển. Nếu người đoạt giải không thể có mặt ở Stockholm, bài phát biểu có thể sẽ được thể hiện qua các hình thức, phương tiện khác – ví dụ bằng cách quay video. Người đoạt giải cũng sẽ được mời tham dự một số sự kiện khác, bao gồm một buổi tối đọc tác phẩm tại Nhà hát Kịch Hoàng gia.

Tháng 1. Để được xét tuyển, các đề cử phải được nộp và chuyển giao vào cuối tháng 1. Tất cả các đề cử gửi sau đó sẽ không được chấp nhận. Nhiệm vụ phân loại các đề cử được giao cho một quan chức tại Viện Thụy Điển, gọi là Quản lý Văn học. Quản trị viên sẽ tập hợp một Danh sách dài tất cả các đề cử hợp lệ của năm hiện tại và chuyển nó cho Ủy ban Nobel của Viện Hàn lâm Thụy Điển. Ủy ban bao gồm một số ít thành viên được trao trách nhiệm đặc biệt về giải Nobel. Các thành viên hiện tại của Ủy ban là Anders Olsson (Chủ tịch), Ellen Mattson, Jesper Svenbro, Anne Swärd và Per Wästberg. Thư ký thường trực, Mats Malm, có nhiệm vụ là người đồng lựa chọn. Bên cạnh việc chuẩn bị cho các nhiệm vụ như đọc và đánh giá cực kỳ toàn diện, điều quan trọng là các thành viên Ủy ban phải sẵn sàng và tiếp thu, thảo luận ý kiến của nhau. Do đó, họ đã lên lịch cho một số cuộc họp vào mùa xuân, sẽ bổ sung thêm nếu có nhu cầu cần thiết. Từ tháng 2 đến tháng 3, Ủy ban Nobel sẽ xem xét kỹ lưỡng về Danh sách dài các đề cử, đôi khi sẽ thêm những cái tên có giá trị vào trong danh sách. Tổng cộng, Danh sách dài thường bao gồm khoảng 200 cái tên. Sau đó, Ủy ban xem xét cẩn thận với mục đích giảm một số lượng tác giả trong danh sách xuống để có thể nghiên cứu chuyên sâu hơn những tác giả còn lại. Trong việc này, đội ngũ nhân viên làm trong thư viện sẽ giúp Ủy ban thực hiện. Ngoài việc tìm nguồn cung ứng tài liệu, việc trợ giúp của họ có thể bao gồm cả việc yêu cầu các bản dịch hoặc đánh giá về các chuyên môn khác nhau.

Vào tháng 4, Danh sách các đề cử sẽ được hoàn thiện. Thường sẽ còn lại 20 đến 25 cái tên, hiện đã được Ủy ban Nobel giao nộp cho bên còn lại của Viện Hàn lâm. Sau khi ghi nhận các đánh giá của họ, bước tiếp theo của Ủy ban sẽ là chuẩn bị một Danh sách ngắn, thường gồm có 5 cái tên. Ở giai đoạn này, các Viện sĩ và nhân viên của Viện chuyển sang chế độ tối mật. Các thành viên của Viện phải được cấp quyền truy cập vào càng nhiều tác phẩm của các tác giả có liên quan càng tốt, trong khi phải đảm bảo rằng các tác phẩm được nghiên cứu sẽ không gây ra bất kỳ sự chú ý nào, kể cả là sự chú ý của một con ruồi.

Tháng 5 tới tháng 8, đặc biệt trong tháng 5, Danh sách rút gọn phải được hoàn thiện và trình bày cho toàn thể Viện. Tất cả các thành viên bắt buộc phải đọc các tác phẩm của các tác giả có liên quan trong suốt mùa hè. Mỗi thành viên của Ủy ban Nobel phải mở một tài khoản mở rộng để đưa ra các đánh giá về các tác giả được liệt kê trong Danh sách ngắn và nêu ra những trường hợp cho người mà họ cho rằng nên là người chiến thắng giải thưởng của năm. Các tài khoản này sẽ được chia sẻ với các thành viên khác khi Viên tiếp tục triệu tập họp vào tháng 9. Quy tắc bảo mật các tài khoản này sẽ là 50 năm.

Các buổi triệu tập đầu tiên của mùa thu thường vào thứ Năm đầu tiên sau ngày 15 tháng 9. Để quyết định được hoàn thiện, ít nhất phải tổ chức được ba lần triệu tập. Vì vậy, vẫn chưa có quyết định cụ thể trùng vào Tuần lễ Nobel khi các Giải Nobel khác được công bố. Điều này đôi khi được xem là sự bất đồng muộn màng và trong mọi trường hợp, nó còn tạo ra một kịch bản cuốn hút hơn. Đối với việc lựa chọn Người chiến thắng Giải thưởng Nobel văn học, ứng cử viên phải nhận được hơn một nửa số phiếu bầu. Khi quyết định cuối cùng được đưa ra, toàn bộ Viện sẽ hỗ trợ, với Thư ký thường trực làm người phát ngôn. Và tất cả những gì phải làm là chờ đợi cho tới khi chiếc đồng hồ treo tường cũ kỹ trong phòng Thư ký một lần nữa điểm đúng một giờ chiều. Và cánh cửa mở ra…

Theo Jy Khanh/Vanvn

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà văn Trần Công Tấn qua đời
Nhà văn Trần Công Tấn là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Phượng Hồng - Tiếng thơ sâu nặng ân tình nhà giáo
Sáng 07/9/2024, CLB Thơ Ca của Hội Cựu giáo chức quận Gò Vấp đã tổ chức ra mắt tập thơ “Phượng Hồng”. Đây là tập thơ đầu tay của CLB, gồm 29 tác giả với 120 bài thơ. Một cuốn sách xinh xắn và có chất lượng.
Xem thêm
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong Lục bát chân mây
Tôi thích thơ Lục bát của Miên Trường từ khi còn chưa biết chị. Những vần thơ Lục bát êm mượt với cấu tứ lạ và cách sử dụng ngôn từ đặc biệt khi diễn tả cảm xúc của chị đã cuốn hút tôi. Sau này khi đã có dịp tiếp xúc và hiểu nhau, tôi lại càng thán phục chị hơn ở nghệ thuật sử dụng con chữ khi viết về cuộc đời và con người, viết về chính thân phận mình, người đàn bà đa đoan. Và tất cả những suy tư, trải nghiệm, những buồn vui về thân phận cuộc đời của người đàn bà làm thơ ấy được khắc họa rõ nét trong tập thơ mới nhất của chị là Lục bát chân.
Xem thêm
Ra mắt tập thơ ‘Lục bát chân mây’ của nhà thơ Võ Miên Trường và những ghi nhận
Sáng ngày 4/9/2024, tại số 81 Trần Quốc Thảo, Q3, TPCM, Ban Nhà văn nữ Hội Nhà văn TPHCM đã tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Lục bát chân mây” của nhà thơ Võ Miên Trường.
Xem thêm
Dấu ấn 3 nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: Sài Gòn Giải phóng
Xem thêm
Nhà thơ Trần Quang Châu qua đời
Nhà thơ Trần Quang Châu qua đời, thọ 82 tuổi
Xem thêm
Ra mắt tập sách “Ba ngàn thế giới thơm” – “Nhật Chiêu viết những điều phức tạp nhất nhưng giản dị nhất”
Ngày 3.8, tại ĐHKHXHNV - ĐHQG TP.HCM, Khoa Văn học phối hợp với Nhã Nam tổ chức buổi ra mắt sách Ba nghìn thế giới thơm của nhà văn - nhà giáo Nhật Chiêu.
Xem thêm
Giao lưu cùng nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai nhân buổi ra mắt tập thơ “Hòa âm đêm”
Sáng ngày 7-8, tại Hội trường Liên Hiệp Các Hội VH-NT TPHCM, nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai ra mắt tập thơ Hòa âm đêm (NXB Hội Nhà văn) nhân dịp sinh nhật lần thứ 80 và đón nhận Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2023.
Xem thêm
Tưởng nhớ TBT Nguyễn Phú Trọng
Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khi tôi từ báo Quân khu 7 về làm báo QĐND thì đồng chí Nguyễn Phú Trọng làm Uỷ viên Ban Biên tập rồi làm Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản - Cơ quan lý luận chính trị của BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy chúng tôi có dịp gặp nhau trong các sự kiện chính trị đặc biệt của đất nước và của nghềnghiệp.
Xem thêm
7 tác phẩm văn học tranh Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7
Nhà xuất bản Văn học vừa công bố 7 tác phẩm gửi tham dự Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7.
Xem thêm
Thông báo của Ban tổ chức Cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” lần 2
Ban tổ chức Cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” đã thống nhất rút ngắn thời gian 2 tháng
Xem thêm
Hình ảnh ra mắt tập thơ “Lục bát ru em” và... Yêu em nữa cho khờ dại thôi
Sáng 30/7/2024, Hội Nhà văn TPHCM phối hợp cùng nhà thơ Từ Xuân Lãnh tổ chức ra mắt tập thơ Lục bát ru em (NXB Tổng hợp TPHCM, 2024).
Xem thêm
Tổng thống Joe Biden mượn thơ Nguyễn Du tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tại cuộc gặp với Chủ tịch nước Tô Lâm, Ngoại trưởng Mỹ đã chuyển lá thư chia buồn của Tổng thống Joe Biden bày tỏ tiếc thương và trân trọng đóng góp của Tổng Bí thư trong củng cố, vun đắp quan hệ Việt Nam – Mỹ.
Xem thêm
Hội hỗ trợ gia đình Thương binh liệt sĩ TPHCM: Nhiều hoạt động thiết thực, lan tỏa tinh thần đền ơn đáp nghĩa
Hội Hỗ trợ gia đình Thương binh liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 1445/QĐ-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Điều lệ của Hội được UBND TP.HCM phê duyệt tại Quyết định số 3266/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2020; ghi rõ: “Hội Hỗ trợ gia đình Thương binh liệt sĩ TP.HCM là tổ chức xã hội của các tổ chức, cá nhân có nguyện vọng hỗ trợ các gia đình liệt sĩ, tự nguyện thành lập, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”; mục đích hoạt động của Hội là hỗ trợ các gia đình liệt sĩ tiếp cận, thực hiện và thụ hưởng các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước; tìm kiếm hài cốt liệt sĩ còn thất lạc hoặc thiếu thông tin chưa xác định được danh tính; hỗ trợ tri ân liệt sĩ và gia đình liệt sĩ.
Xem thêm
Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam họp mở rộng chuẩn bị cho Đại hội XI
Ngày 18.7, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam tiến hành cuộc họp mở rộng chuẩn bị cho công việc tổ chức Đại hội lần thứ XI dự kiến diễn ra vào tháng 4.2025, nhân dịp kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất.
Xem thêm
Hồ Huy Sơn ra mắt tập thơ về trẻ em với sự trong trẻo, nhẹ nhàng
Tập thơ “Mùa hè ra biển” (NXB Hà Nội) giống như một khúc hát lí lắc, đáng yêu và ngọt ngào dành cho các bạn nhỏ từ 0+ trở lên.
Xem thêm