TIN TỨC

Thơ Phan Thị Nguyệt Hồng: Nơi cảm xúc giao thoa

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2025-01-07 17:54:27
mail facebook google pos stwis
172 lượt xem

Nhà thơ Phan Thị Nguyệt Hồng vừa cho ra đời tập thơ Lời khúc tạ mùa xuân (Nxb Hội Nhà văn, 2024). Văn chương TP. Hồ Chí Minh xin giới thiệu chương trình Thi ca điểm hẹn của VOH và bài viết ngắn của Nguyên Hùng về tác phẩm mới này của chị. Xin chúc mừng nữ nhà thơ và trân trọng mời bạn đọc cùng đọc và cùng nghe.
 

THI CA ĐIỂM HẸN: PHAN THỊ NGUYỆT HỒNG CẤT LỜI KHÚC TẠ MÙA XUÂN

Thực hiện: BTV NAM HIỆP
 

THƠ PHAN THỊ NGUYỆT HỒNG: NƠI CẢM XÚC GIAO THOA

NGUYÊN HÙNG

Tạm biệt nhé, bốn mùa tràn kỷ niệm

Mai ta về, giọt nhớ đọng trên môi.

(Tạm biệt bốn mùa - PTNH)

Trong dòng chảy văn học TP. Hồ Chí Minh, cái tên Phan Thị Nguyệt Hồng được biết đến như một nữ thi sĩ không tuổi với giọng thơ trữ tình, dung dị và chân thành. Là hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh, chị luôn miệt mài sáng tác, để lại dấu ấn sâu đậm qua những tập thơ giàu cảm xúc và chân thực về con người, cuộc sống.


Hành trình sáng tác và dấu ấn từ “Tình phai”

“Anh vẫn biết mọi điều có thể/ Trách chi, anh tự trách mình/ Tình dẫu phai nhưng lòng vẫn nhớ/ Vẫn -yêu -em -như -thuở- ban-đầu”

Cuối thập niên 1990, thơ của Phan Thị Nguyệt Hồng đã tạo dấu ấn trong lòng công chúng qua ca khúc “Tình phai” – một bản nhạc phổ từ thơ của chị, do nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Tài chắp bút. Với ca từ đằm thắm, da diết, bài hát nhanh chóng trở thành hiện tượng trong dòng nhạc trẻ, gắn liền với tên tuổi các ca sĩ đình đám thời bấy giờ.
 

“Lời khúc tạ mùa xuân” – Tâm tình và ký ức, nguồn cội và yêu thương

Tập thơ mới nhất của chị – “Lời khúc tạ mùa xuân” – như một tự khúc mà qua đó, nhà thơ bộc bạch tâm tư, hoài niệm và tình yêu với đời. Chính chị chia sẻ: “Thơ tôi chính là con người tôi: chân thật, giản dị, không hoa mỹ. Đọc thơ tôi là thấy tôi trong đó – đôi khi lặng lẽ, đôi khi cô đơn nhưng luôn tràn đầy khát khao sống và yêu". Những bài thơ trong tập mang âm hưởng của ký ức, tình yêu và triết lý nhân sinh. Dòng cảm xúc trong thơ chị vừa mượt mà, vừa chạm đến trái tim người đọc bởi tính chân thật trong cách diễn đạt.

Trong “Lời khúc tạ mùa xuân”, Phan Thị Nguyệt Hồng dành nhiều tình cảm cho gia đình – những người chị tần tảo, người mẹ hiền lành và các con thân yêu. Tình cảm chị dành cho hai người chị được thể hiện qua bài thơ “Chị tôi” đầy xúc động: “Em thương quá hai bàn tay sạm nắng/ Đôi vai gầy gánh nặng cả đàn em…”. Với mẹ, chị khắc họa hình ảnh người phụ nữ hy sinh cả cuộc đời cho chồng con, lặng lẽ chịu đựng những nỗi đau thầm kín: “Thời gian trôi bào mòn tuổi trẻ/ Quên nụ cười, má ở vậy nuôi con…”
 

Tình yêu và hạnh phúc – nguồn sống của thơ

Tình yêu của chị dành cho người bạn đời cũng là một phần quan trọng trong thơ. Chị biết ơn cuộc sống đã mang đến một tình yêu bền vững, dịu dàng: “Cũng may đời còn có anh/ Xua tan cơn đau nghiệt ngã…”

Ngay cả trong những giây phút xa cách, nỗi nhớ và tình yêu vẫn được chị gửi gắm vào từng câu thơ: “Âm thầm khấn nguyện giữa đêm xuân/ Được anh yêu bằng trái tim chân thật…”

Là người con Sài Gòn, Phan Thị Nguyệt Hồng dành trọn tình yêu cho nơi đây, đặc biệt qua những tháng ngày thành phố oằn mình chống chọi đại dịch COVID-19. Những vần thơ trong “Giấc mơ Sài Gòn” vừa như lời tri ân, vừa là niềm hy vọng về một ngày mai tươi sáng.


Thay lời kết

Với “Lời khúc tạ mùa xuân”, Phan Thị Nguyệt Hồng đã khẳng định một phong cách thơ riêng – dung dị nhưng sâu lắng, chân thành mà da diết. Tập thơ không chỉ là món quà tri ân cuộc sống, mà còn là tiếng lòng của một tâm hồn đa cảm, luôn trân trọng những giá trị tốt đẹp của đời người. Có thể coi đây là đóa hồng trong thơ Phan Thị Nguyệt Hồng. Chân thành chúc mừng và chia vui cùng nữ-nhà-thơ-không-tuổi.
 

Tác phẩm đã xuất bản:

  1. Thơ in cùng Lê Minh Quốc và Đoàn Vị Thượng (Nxb Trẻ TPHCM, 1987).
  2. Đóa hồng cho người yêu dấu (Nxb Tổng hợp Sông Bé, 1988).
  3. Một thời để nhớ (Nxb Văn Nghệ TPHCM, 1993).
  4. Dư âm (Nxb Trẻ TPHCM, 1996).
  5. Những khúc tình dung dị (Thơ và ảnh, in chung với nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Thành Cuộc, Nxb Trẻ TPHCM, 2002).
  6. Tôi không muốn buồn (Nxb Văn Nghệ TPHCM, 2006)
  7. Khoảnh khắc và vô tận (Truyện ngắn, in cùng Phan Thị Nhẫn, Nxb Văn Nghệ TPHCM, 2015)
  8. Lời khúc tạ mùa xuân (thơ, Nxab Hội Nhà văn, 2024).


Mời truy cập: Trang kỷ yếu nhà thơ Phan Thị Nguyệt Hồng.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Từ một trang văn Trang Thế Hy
Bài viết của nhà văn Nguyễn Thanh
Xem thêm
Tưởng nhớ nhà thơ Nguyễn Đình Thi & nhà báo Madelein Riffaud
Phim tư liệu về Madelein Riffaud & Bài viết nhân 100 năm ngày sinh Nguyễn Đình Thi
Xem thêm
Nhà văn Anh Đức và bản góp ý văn chương tình nghĩa
Bài của đạo diễn Lê Văn Duy đăng trên báo Phụ nữ ngày 26.8.2014
Xem thêm
Anh Đức, nhà văn yêu dấu của cách mạng và kháng chiến
Bài viết của GS Mai Quốc Liên trên báo Sài gòn giải phóng điện tử ngày 23/08/2014
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng: Đi nhậu và viết văn tuy hai mà một
Sáng 6/12, Hội Nhà văn TPHCM tổ chức hội thảo “Nhà văn Nguyễn Quang Sáng – Cuộc đời và sự nghiệp” nhân 10 năm ngày ông qua đời.
Xem thêm
Một gương mặt khác của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, số 153, ngày 5/12/2024.
Xem thêm
Gừng càng già càng cay
Nhà thơ Ngô Xuân Hội viết về nhà thơ Nguyễn Tùng Linh
Xem thêm
Nhà lý luận phê bình Trần Hoài Anh và sự dấn thân với ‘di sản văn học miền Nam’
Đây là Chuyên luận với nhiều trữ lượng thông tin quý và bổ ích về di sản văn học miền Nam 1954 -1975, với độ dày gần 600 trang. Tập sách được đầu tư, nghiên cứu kỹ lưỡng, nghiêm cẩn, khai mở nhiều thông tin hay và có giá trị.
Xem thêm
Thi ca điểm hẹn: Nguyên Hùng ký họa thơ và nhạc
Chương trình của VOH, Đài tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Lâm Xuân Thi và những vần thơ mang nhiều nỗi niềm suy tư, trắc ẩn!
Bài viết của nhà văn nhà phê bình Nguyễn Văn Hòa
Xem thêm
Phạm Phương Lan và những câu thơ Nút ra từ đá
| “Nứt ra từ đá” (thơ song ngữ Việt - Anh, NXB Hội Nhà văn 8/2024) là tập thơ thứ bảy của nhà thơ Phạm Phương Lan (SN 1973, quê Hà Tĩnh; Hội viên Hội Nhà văn TPHCM). Trước đó, từ năm 2008, độc giả biết đến chị qua những tập thơ như: “Không là gió mây”, “Góc trọ hồn người”, “Khâu tình”, “Mật ngữ em” v.v... và một số ca khúc được phổ nhạc từ thơ của chị...
Xem thêm