TIN TỨC

Byeong Cheol Kang nỗ lực đưa văn học Việt Nam đến Hàn Quốc

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-06-18 18:33:22
mail facebook google pos stwis
309 lượt xem

Nhà thơ, dịch giả, tiến sĩ Byeong Cheol Kang của Hàn Quốc có tình cảm đặc biệt với Việt Nam. Chuyến thăm Việt Nam vào tháng 12.2022 đã thay đổi mạnh mẽ hành động mà ông hướng tới Việt Nam. Ông đã dành nhiều tâm huyết để dịch và xuất bản thơ Việt Nam tại Hàn Quốc.

* Phóng viên (PV): Thưa nhà thơ, dịch giả, tiến sĩ Byeong Cheol Kang, ông từng nghe nói đến Việt Nam lần đầu tiên vào khoảng thời gian nào? Khi đó ông có cảm nhận gì về đất nước này?

– TS Byeong Cheol Kang: Tôi thăm Việt Nam lần đầu từ mồng 4 đến mồng 6/11/2011. Khi đó, với tư cách là một học giả, tôi tham dự hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 3 “Biển Đông – Hợp tác về an ninh và phát triển trong khu vực” được Học viện Ngoại giao của Việt Nam tổ chức.

Việt Nam là một đất nước năng động và người Việt Nam nói chuyện với tôi như thể tôi là người Việt Nam vậy. Tôi hỏi tại sao họ lại nghĩ tôi là người Việt và họ nói là “ông nhìn giống một người Việt Nam giàu có” (cười). Sau đó, tôi tự nghĩ, chắc tổ tiên của tôi là người Việt (cười).

* Tại thời điểm đó ông có thử đọc tác phẩm nào về Việt Nam không?

– Năm ấy tôi có đọc những tài liệu về ranh giới trên biển của Việt Nam. Tôi phải nghiên cứu rất cật lực cho tới gần đây, nên tôi không có cơ hội để gặp nhiều người. Tôi chưa có người bạn nào là người Việt mà đang sống tại Hàn Quốc cả, nhưng tôi đã viết sách và dịch nhiều bài viết về Việt Nam. Tôi nghĩ là mình sẽ cố gắng tìm kiếm và kết bạn với người Việt ở Hàn Quốc.

*  Từ khi ông tham gia sự kiện kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao Hàn Quốc – Việt Nam tháng 12.2022 tại Hội Nhà văn Việt Nam, đã có bao nhiêu tác giả người Việt được ông giới thiệu trên tờ báo văn hóa NewsnJeju của Hàn Quốc? Những bài thơ đó đã đón nhận phản hồi của bạn đọc như thế nào?

– Tôi đã giới thiệu được nhiều tác phẩm của 25 tác giả người Việt với độc giả Hàn Quốc. Bạn đọc rất thích những tác phẩm của Việt Nam vì hai quốc gia có những giá trị đạo đức truyền thống tương tự nhau như trung thành với Tổ quốc và thờ cúng tổ tiên, nghe lời cha mẹ, dẫu rằng một số giá trị đang dần bị thay đổi trong thời nay.

* Ông có kế hoạch nào để đẩy mạnh mối quan hệ giữa các tác giả Hàn Quốc và Việt Nam?

– Tôi mới có một cuộc trò chuyện với ông Jang Geon-seob, nhà thơ, ký giả Hàn Quốc, được biết là ông ấy đã chăm chỉ củng cố mối quan hệ giữa các nhà văn hai nước trong những năm qua. Tôi đã cảm ơn ông ấy về những việc đã làm cho tình hữu nghị giữa hai nước chúng ta. Tôi sẽ hợp tác và hỗ trợ các kế hoạch của ông ấy, cũng như cố gắng hết sức để có thể đưa những tác phẩm văn học Việt Nam đến với độc giả Hàn Quốc.

* Ông có nghĩ tác giả người Việt có thể tham gia những giải thưởng văn học của Hàn Quốc không? Ông có sẵn sàng giới thiệu những sự kiện văn học đó cho các tác giả Việt Nam không?

– Đây là một ý hay. Nó sẽ giúp củng cố mối quan hệ giữa nhà văn Việt Nam và Hàn Quốc. Tôi sẽ bàn bạc với ông Jang Geon-seob, Tổng Biên tập của báo Miraellbo về vấn đề này.

* Trân trọng cảm ơn ông!


Nhà thơ – dịch giả Byeong Cheol Kang và nhà văn Kiều Bích Hậu

Byeong Cheol Kang sinh ra ở thành phố Jeju của Hàn Quốc vào năm 1964. Ông bắt đầu viết văn vào năm 1993 và cùng năm đó, xuất bản cuốn truyện ngắn đầu tiên; tập truyện ngắn tiếp theo vào năm 2005. Tính đến nay, ông đã xuất bản được 8 cuốn sách và giành được 4 giải thưởng văn học. Ông từng làm biên tập viên cho báo NewsnJeju, có trụ sở tại thành phố Jeju, Hàn Quốc; là giáo sư tại Viện nghiên cứu Quốc phòng của Đại học Quốc gia Chungnam và cựu giáo sư đặc cách của Đại học Quốc tế Jeju.

KIỀU BÍCH HẬU (thực hiện)/https://vanvn.vn

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhớ những nhà văn áo lính đã về miền mây trắng
Nguồn: Văn nghệ quân đội, số tháng 12/2023.
Xem thêm
Lần đầu gặp ông nhạc sỹ Làng lúa làng hoa
Nguồn: Thời báo Văn học & Nghệ thuật
Xem thêm
Duyên văn - duyên đời của một nhà văn
Nguyễn Ngọc Ký quê Hải Thanh, Hải Hậu, Nam Định; bị liệt đôi tay từ năm bốn tuổi, bảy tuổi đi học dùng chân viết; hai lần được Bác Hồ thưởng huy hiệu vì thành tích vượt khó, học giỏi.
Xem thêm
Dì Thanh Hà...
Chuyện về con trai nhà thơ Chế Lan Viên viết bài hát tặng cô giáo.
Xem thêm
Ân sư của vợ tôi
Bài viết của nhà văn Đặng Chương Ngạn về PGS - Nhà giáo ưu tú Chu Xuân Diên
Xem thêm
Nguyễn Hiến Lê - người thầy không đứng lớp của tôi
Nguyễn Hiến Lê (1912-1984), tự Lộc Đình, người làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Ba Vì, Hà Tây).
Xem thêm
Ông ‘Thiềm Thừ’ Nam Bộ: Trần Kim Trắc
Nhà văn Trần Kim Trắc là một “ca” hết sức đặc biệt. Ông viết rất hay từ những truyện đầu tiên tới những truyện cuối cùng. Văn của ông, mọi người đều ngay lập tức cảm mến và tìm thấy ở đó sự trong sáng, chân thành, sâu sắc. Ông xuất hiện trở lại với truyện ngắn “Ông Thiềm Thừ“, sau đó in thành tập và đoạt giải thưởng Hội Nhà văn năm 1995.
Xem thêm
Nguyễn Thế Khoa, “một đời đam mê, một đời bão tố” & không phải tay vừa!
Bài viết về nhà báo Nguyễn Thế Khoa, TBT tạp Văn hiến Việt Nam.
Xem thêm
Văn Cao - Một lòng vì tổ quốc
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ - nhà thơ Văn Cao (15/11/1923 - 15/11/2023)
Xem thêm
Trưng Nữ Vương - Bản hùng ca độc lập dân tộc
Sau khi bộ Tiểu thuyết lịch sử Trưng Nữ Vương 02 tập được xuất bản, nhà báo Nguyễn Thị Bích Ngọc đã có trò chuyện với nhà văn Phùtng Văn Khai xoay quanh bộ tiểu thuyết này.
Xem thêm
Lê Thị Kim - Khi tình yêu đến với thi ca và hội họa
Videoclip Lê Thị Kim - Khi tình yêu đến với thi ca và hội họa và chương trình Thi ca điểm hẹn: Lê Thị Kim sâu thẳm tình đầy của VOH.
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Phúc Lộc Thành: Trái tim nóng và cái đầu lạnh
Nhà văn Nguyễn Phúc Lộc Thành vừa ra mắt hai tập thơ lục bát “Đồng sen tàn” và “Mẹ” vào những ngày mùa thu đang độ chín.
Xem thêm
Bảo Ninh viết về chiến tranh là viết về hòa bình
Nhà văn Bảo Ninh tác giả tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh cho biết viết về ký ức thời lính là một cách ông làm hòa nỗi đau quá khứ.
Xem thêm
Tiên ông đi xe đạp
Bài viết về PGS - Nhà giáo ưu tú Chu Xuân Diên
Xem thêm
Lê Thị Kim - Nữ sĩ đa tài
Kỷ niệm 93 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2023)
Xem thêm