TIN TỨC
  • Tin tức - Hoạt động Hội
  • Ra mắt tập sách “Ba ngàn thế giới thơm” – “Nhật Chiêu viết những điều phức tạp nhất nhưng giản dị nhất”

Ra mắt tập sách “Ba ngàn thế giới thơm” – “Nhật Chiêu viết những điều phức tạp nhất nhưng giản dị nhất”

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2024-08-23 13:03:11
mail facebook google pos stwis
398 lượt xem

Ngày 3.8, tại ĐHKHXHNV - ĐHQG TP.HCM, Khoa Văn học phối hợp với Nhã Nam tổ chức buổi ra mắt sách 'Ba nghìn thế giới thơm' của nhà văn - nhà giáo Nhật Chiêu.

Buổi nói chuyện ra mắt sách Ba nghìn thế giới thơm có sự góp mặt của đông đảo thầy cô Khoa Văn học như PGS-TS Nguyễn Thị Thanh Xuân, PGS-TS Lê Quang Trường, Th.S Ngô Trà Mi; nhà văn Trần Thùy Mai, dịch giả Quế Sơn, nhà văn Huỳnh Trọng Khang (biên tập viên của cuốn sách); sinh viên cùng nhiều độc giả yêu mến nhà văn - nhà giáo Nhật Chiêu

Nhà thơ, nhà phê bình Nhật Chiêu nói về vẻ đẹp của thơ ca Nhật Bản cũng như các chương mới mà ông đưa vào sách

Với nhiều thế hệ học trò cũng như bạn văn, hẳn ai cũng biết đến cuốn biên khảo Ba nghìn thế giới thơm - một trong những quyển sách về văn học Nhật Bản xuất sắc của Nhật Chiêu. Từ một tập sách được soạn ra trong bối cảnh thiếu thốn về tư liệu, Ba nghìn thế giới thơm đã đến với đông đảo bạn đọc yêu mến văn học Nhật.

Được tái bản sau 9 năm, Ba nghìn thế giới thơm được bổ sung 9 chương mới (cấu trúc tổng thể vẫn giữ nguyên) vào sau phần 2 - phần bình thơ, giúp cho tác phẩm vốn đã "nói những gì cần nói" giờ trở nên đầy đặn hơn. Phần đầu của sách hàn lâm khi viết về thơ ca Nhật với những cảm thức thẩm mỹ rất riêng - nhất là vẻ lấp lánh của thể thơ Haiku. Phần 2, tác giả lưu ý tuy là phần bình thơ nhưng 9 chương mới được thêm vào sẽ khó đọc hơn vì có những liên hệ thơ ca Đông - Tây rất rộng, vượt ra khỏi "tầm đón đợi" của độc giả.

Bìa sách Ba nghìn thế giới thơm, ấn bản được bổ sung nội dung đầy đặn hơn so với bản cũ

PGS-TS Nguyễn Thị Thanh Xuân chia sẻ, bà xem Nhật Chiêu là một trong những tác giả Việt Nam quan trọng sau năm 1975. Bà cũng là một trong những người thầy đào tạo cho nhiều thế hệ sinh viên khoa văn và giữ thái độ kính trọng đối với ông, nhất là ở những gì mà ông đã cống hiến cho việc viết nói chung và sáng tác nói riêng. Với nhiều thế hệ thầy cô khác, các tập sách của Nhật Chiêu như là những chỉ dấu quan trọng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu văn học Nhật. 

Ba nghìn thế giới thơm, hay một số cuốn "gối đầu giường" khác của Nhật Chiêu, tuy ra đời trong thời kỳ đầu khi còn thiếu thốn về tư liệu nhưng ông đã nắm bắt cái thần của đối tượng và "điểm nhãn" rất hay trong các tác phẩm của mình. 

 

Nhng đường biên thơ Vit - thơ Haiku

Nhà văn Trần Thùy Mai (tác giả của bộ tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng Công chúa Đồng Xuân) chia sẻ, bà cũng rất mến mộ bạn văn Nhật Chiêu. Bà đọc kỹ tác phẩm của ông là Nhật Bản trong chiếc gương soi (một quyển sách rất hay khác về văn học Nhật Bản).

Trong buổi nói chuyện, bà hỏi nhà văn Nhật Chiêu rằng người Việt, với những thể thơ/trào lưu thơ Việt đã có (như ca dao hay thơ mới), có thể thành công khi sáng tác thể thơ Haiku không (vì bà quan sát tác giả qua các cuộc thi thơ Haiku đã được tổ chức). Nhà văn Nhật Chiêu đã dẫn trường hợp nhà thơ Nguyễn Trãi với 2 câu thơ xuất sắc: 

Hé cửa đêm chờ hương quế lọt, 

Quét hiên ngày lệ bóng hoa tan. 

(Bảo kính cảnh giới bài 33)

Ông nói, từ thế kỷ thứ 15, thơ Việt, nhất là trường hợp của Nguyễn Trãi, đã ý thức rất rõ sự mỏng manh và chóng tàn trong đời sống của hoa. Ý thức này mạnh đến nỗi, Nguyễn Trãi không dám chạm đến bóng của hoa quế, loại hoa bình thường, thậm chí tầm thường nếu xét theo tiêu chuẩn thi pháp trung đại. Ở thơ Haiku Nhật, trường hợp nhà thơ Chiyo đã thể hiện rất rõ ý thức ấy qua đời sống mỏng manh của hoa asagao (triêu nhan):

Ôi hoa triêu nhan!

Dây gàu vương hoa bên giếng

Đành xin nước nhà bên. 

Sự gặp gỡ trong ý thức sáng tạo này không phải là ngẫu nhiên, dù ở những bối cảnh văn hóa khác nhau và đối tượng thẩm mỹ cũng khác nhau. Ông khẳng định, tuy thật sự chưa có nhà thơ Haiku Việt Nam nào thành công nhưng nếu có "tinh thần phục hưng thơ cổ" (chữ dùng của Nhật Chiêu) thì có lẽ người làm thơ Việt sẽ thành công với thể Haiku thấm đẫm tinh thần Việt. 

Buổi nói chuyện mở ra nhiều chiều kích tiếp nhận và diễn giải thơ ca độc đáo qua trường hợp Ba nghìn thế giới thơm. Có lẽ, một trong những yếu tố giúp cho cuốn sách được đông đảo bạn đọc tiếp nhận là vì, như nhà văn Trần Thùy Mai nói, có thể do tố chất của tác giả, và cũng có thể do cách thức của ông - diễn giải những điều phức tạp nhất một cách giản dị, dễ hiểu nhất. 

P.V

Bài viết liên quan

Xem thêm
Cùng viết để chữa lành
Công ty sách nói Bookas vừa thông báo tổ chức cuộc thi chủ đề “Viết Chữa Lành” với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 1 tỷ đồng.
Xem thêm
Giao lưu với nhà văn Đông Tây: Khi văn chương là món ăn tinh thần không biên giới
Buổi giao lưu văn học với nhà văn Đông Tây – một trong những gương mặt nổi bật của văn đàn đương đại Trung Quốc.
Xem thêm
Hội thảo khoa học Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh: 50 năm tự hào bản anh hùng ca
Tin về Hội thảo khoa học với chủ đề Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh: 50 năm tự hào bản anh hùng ca
Xem thêm
Cô gái trong chiếc hòm – Truyện ngắn Lê Thị Việt Hà
Trong tôi ba tỏa sáng như một vầng hào quang lung linh. Có nghĩa là không thể như thế được. Không thể!
Xem thêm
Vườn sầu riêng gió hát – Truyện ngắn của Nguyễn Văn Hiệp
Nắng sớm Tây Nguyên tràn về rực rỡ nhuốm vàng cả khu vườn sầu riêng quả sai lúc lỉu. Phan Tâm - người em họ cũng vừa đến chung vui bế cháu trên tay cười rất tươi: Thơm ngon từ đất con ơi. Những âm thanh của Tây Nguyên vang lên nghe như tiếng gió hát trong rừng xào xạc. Khu vườn rộn rã tiếng cười, hương sầu riêng chín muộn lan toả cả một vùng quê.
Xem thêm
Đêm trắng ở Thăng Long – Truyện ngắn lịch sử của Nguyễn Thị Việt Nga
Trăng đã lên. Cả kinh thành Thăng Long chìm trong ánh sáng nhạt vàng như sương khói. Trăng vắt qua những mái ngói hoàng cung cong cong, rọi xuống nền gạch Bát Tràng bóng loáng, đổ bóng lên những dãy hành lang thâm nghiêm lặng lẽ. Dưới ánh trăng ấy, kinh thành như hiện ra nửa thực nửa mộng, vừa rực rỡ huy hoàng, vừa cổ kính u tịch. Mọi âm thanh dường như tan vào bóng tối. Chỉ còn gió nhè nhẹ lùa qua lá ngô đồng, thì thầm như tiếng của thời gian đang trôi.
Xem thêm
Tin buồn: Nhà thơ, Thượng tá Vũ Đình Nguyệt từ trần
Nhà thơ, Thượng tá Vũ Đình Nguyệt – hội viên Hội Nhà văn TP.HCM – sau một thời gian bị trọng bệnh, đã từ trần lúc 13g49, ngày 25/6/2025 (nhằm ngày 01/6 năm Ất Tỵ), hưởng thọ 68 tuổi.
Xem thêm
Hoạt động 6 tháng đầu năm 2025 của Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Sáu tháng đầu năm 2025, trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh cải cách, đổi mới, tinh gọn bộ máy; vượt qua những khó khăn, xáo trộn ban đầu, như nhiều tháng văn phòng chưa có lương, ngân sách chậm phê duyệt dẫn đến nhiều hoạt động bị đình trệ.
Xem thêm
Ra mắt tác phẩm Ru say mượn tỉnh, ru tình mượn nhau
Sáng ngày 22/06/2025, tại nhà hàng Hòn Đất đường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TPHCM, nhà thơ Diễm Thuyên đã tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Ru say mượn tình, ru tình mượn nhau”.
Xem thêm
Đôi câu đối về liệt sĩ được xác lập kỷ lục Việt Nam
Đôi câu đối “Thân ngã xuống thành đất đai Tổ quốc - Hồn bay lên hoá linh khí Quốc gia của Đại tá, nhà báo Trần Thế Tuyển được xác lập kỷ lục Việt Nam.
Xem thêm
50 Album Hồn Việt – Món quà đầy ý nghĩa từ nhà thơ Lâm Xuân Thi gửi tặng Hội Nhà văn TP.HCM
ội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin trân trọng cảm ơn nhà thơ Lâm Xuân Thi – người bạn thủy chung, nghĩa tình và là nhà tài trợ nhiều năm qua của Hội – vì món quà quý báu vừa được gửi tặng: 50 album ca khúc Hồn Việt
Xem thêm
Thư mời Giao lưu văn học Việt - Trung lần thứ nhất
Vào lúc 14 giờ ngày 27/6/2025, tại Hội trường B, Trụ sở Liên hiếp các Hội văn học nghệ thuật TP. HCM
Xem thêm
Khi phụ nữ làm thơ và làm báo bằng một trái tim
Bài đăng Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, tháng 6/2025
Xem thêm
Đoàn Hội Nhà văn Thượng Hải tới thăm Hội Nhà văn TP. Hồ Chí MInh
Sáng ngày 6/6, dịch giả Nguyễn Lệ Chi (Phó chủ tịch Hội đồng Văn học dịch Hội nhà văn TP.HCM) đã dẫn đoàn Hội nhà văn Thượng Hải đến thăm Hội nhà văn TP.HCM, đồng thời kiêm vai trò phiên dịch trong buổi giao lưu.
Xem thêm
Lời chia buồn của Hội Nhà văn TPHCM
Cụ Bà PHẠM THỊ MÃNH, mẫu thân nhà văn Bích Ngân, vừa từ trần lúc 7 giờ 10 phút ngày 30 tháng 5 năm 2025 (nhằm mùng 4 tháng 5 năm Ất Tỵ), hưởng thọ 88 tuổi.
Xem thêm