TIN TỨC

Trả lại giá trị đích thực của giải thưởng

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-10-10 06:20:55
mail facebook google pos stwis
1263 lượt xem

Mấy năm gần đây, có những cuộc thi hay các đợt xét giải thưởng luôn bị dư luận chê bai ồn ào trên các phương tiện truyền thông chính thống hay mạng xã hội. Cái sự ồn ào xoay quanh các giải thưởng đã phần nào làm hoang mang công chúng về những giá trị văn học nghệ thuật đích thực.

Cách đây chưa lâu, không ít ý kiến chê thậm tệ những bài thơ của một tác giả được trao giải cao trong cuộc thi do Tạp chí Nhà văn và tác phẩm tổ chức. Hay gần đây cuộc thi thơ của Báo Văn nghệ cũng đã làm sôi sục dư luận bởi một bài thơ được ban tổ chức trao giải cao. Ý kiến chung là người ta chê chất lượng nghệ thuật của những tác phẩm ấy. Những bài thơ đó chưa thể gọi là hay và không tương xứng với giải thưởng được trao. Sự nghi ngờ của dư luận nhằm vào ban tổ chức, ban sơ khảo, ban chung khảo cuộc thi.

Hay chuyện xét Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước cho một số tác giả cũng kèm theo những ì xèo, bàn tán không hay. Có một số tác giả và tác phẩm được trao tặng các giải thưởng cao quý bị công chúng soi chiếu, đánh giá đôi khi rất quyết liệt, sòng phẳng. Người ta thường so sánh tác giả, tác phẩm này với tác giả, tác phẩm khác và đưa ra ý kiến ai là người xứng đáng được trao giải thưởng. Một tác giả có những tác phẩm được trao giải thật sự hạnh phúc khi được số đông công chúng tâm phục, khẩu phục. Giải thưởng cao quý xứng đáng với những nhà văn hội đủ tâm, tài, có tác phẩm xuất sắc hướng về đất nước, nhân dân và các giá trị tốt đẹp của con người, những tác phẩm có ảnh hưởng tốt tới sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và giàu tính nhân văn. Hiển nhiên, đó phải là những tác phẩm mang tính nghệ thuật cao, in đậm dấu ấn sáng tạo của nhà văn, có sức sống lâu bền trong công chúng của nhiều thế hệ.

Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng Văn học nghệ thuật 2015. Ảnh minh họa. TTXVN

Không dễ dàng đạt tới những tiêu chí đó. Cho nên, số lượng người viết đoạt giải trong các cuộc thi, được trao những danh hiệu danh giá bao giờ cũng ít. Do đó, nó cần phải được thực hiện hết sức công tâm, công bằng, công khai. Đây không phải là sự ban phát, xin-cho, càng không phải là cơ hội kiếm chác danh lợi cho những kẻ lợi dụng. Thực tế đã và đang xảy ra chuyện đó rồi. Thế mới có những tác phẩm làng nhàng lại được trao giải cao trong các cuộc thi. Từng nghe người ta đồn có hiện tượng mua giải, chạy giải trong một số cuộc thi. Người cần danh, kẻ cần tiền, đó chính là nguyên nhân đẻ ra những cuộc bán mua, những toan tính thiếu lành mạnh. Có không những phi vụ văn chương hàng trăm triệu đồng được thực thi trong bóng tối? Có không chuyện nghi ngờ một vài nhà văn được Giải thưởng Hồ Chí Minh hay Giải thưởng Nhà nước lại chẳng có tác phẩm nào đáng kể, chỉ là bấy nhiêu trang viết thường thường bậc trung, không tỏ rõ tài năng của người cầm bút?...

Muốn chọn lọc ra được những nhà văn xuất sắc nhất thì không còn cách nào khác phải lấy chất lượng tác phẩm của họ làm thước đo chính. Vì tác phẩm thể hiện rõ ràng nhất, đầy đủ nhất, sâu sắc nhất cái tâm, cái tài của người viết. Muốn làm được điều đó, những người có trách nhiệm thẩm định tác phẩm cũng phải là những người tâm sáng, tài cao.

Cần có những quy định về tiêu chuẩn xét giải thật hợp lý, rõ ràng và chặt chẽ. Tất cả thành viên dự thi hay dự xét thưởng đều được bình đẳng soi chiếu, đánh giá trên tiêu chuẩn đó. Loại trừ ngay các yếu tố ngoài văn chương như quen biết, cánh hẩu, mua bán, chạy chọt. Xét giải thưởng bằng cảm tính là một cách làm việc thiếu chuyên nghiệp, thiếu công tâm, rất cần bị phát hiện và loại bỏ kịp thời nếu muốn giải thưởng dành được sự trân trọng, yêu quý của công chúng. Sự tinh túy, xuất sắc của tác phẩm là tiêu chí số một của việc chấm, xét các giải thưởng văn học. Vì thế, để tránh dư luận ồn ào, những tranh luận không cần thiết và để trả lại những giá trị đích thực của văn chương, đã đến lúc phải siết lại thật chặt việc xét, trao các giải thưởng văn học, đặc biệt là Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

NGUYỄN HỮU QUÝ
(Nguồn: https://www.qdnd.vn/).

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tiểu thuyết lịch sử Từ trường hợp nhà văn Hoàng Quốc Hải
Những năm gần đây, vấn đề Nghiên cứu và giảng dạy văn học về đề tài lịch sử dân tộc đang ngày càng trở nên bức thiết với đời sống xã hội nói chung và chuyên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn nhằm góp phần bồi dưỡng kiến thức lịch sử một cách có hệ thống từ lăng kính văn học, từ các tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử dân tộc.
Xem thêm
Văn học mạng đang đánh mất giá trị tốt đẹp của văn chương
Sự xuất hiện của mạng Internet đã mở ra cánh cửa giúp những người viết trẻ sớm được độc giả đón nhận. Tuy nhiên, xu thế phát triển văn học mạng lại đặt ra nhiều băn khoăn, cần có giới hạn nào cho những sáng tạo để không quá dễ dãi và đánh mất giá trị tốt đẹp của văn chương?
Xem thêm
Thơ phổ nhạc có lợi ích gì cho nhà thơ?
Xưa nay, thơ phổ nhạc không xa lạ với đời sống sáng tạo, biểu diễn và thụ hưởng ca khúc. Có không ít nhà thơ luôn lấy làm hãnh diện vì có nhiều bài thơ được phổ nhạc. Thậm chí, những tuyển tập thơ phổ nhạc do chính nhà thơ tự in ấn cũng đã xuất hiện như một niềm vui đích thực. Tuy nhiên, thơ phổ nhạc có lợi ích gì cho nhà thơ thì vẫn là câu chuyện tế nhị.
Xem thêm
Tiểu thuyết lịch sử Trưng Nữ Vương - Bản hùng ca độc lập dân tộc
Trong lịch sử dân tộc, Hai Bà Trưng có một vị trí hết sức đặc biệt. Hai Bà Trưng đã tiến hành lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành độc lập dân tộc (40-43), được dân chúng suy tôn là Trưng Nữ Vương. Các sử sách về sau trong đó có cả sử Trung Quốc đều ghi chép về sự kiện này. Hiện trên cả nước có rất nhiều về đình, đền, chùa, miếu thờ phụng, tôn vinh công trạng của Trưng Nữ Vương cùng các tướng của bà. Đây cũng là đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn với các tiền nhân của dân tộc của nhân dân ta. Tiểu thuyết lịch sử Trưng Nữ Vương của nhà văn Phùng Văn Khai được viết trong bối cảnh ấy. Đã như bản hùng ca về độc lập dân tộc từ cách đây gần 2.000 năm.
Xem thêm
Cái “Chuẩn” hình thức sách văn học
Bài đăng Văn nghệ số 21/2023
Xem thêm
Những cảm nhận Sài Gòn
Bài đăng Văn nghệ số 17+18/2020
Xem thêm
Cần gì để văn học trẻ Việt Nam vươn ra thế giới?
Đó là một trong những câu hỏi lớn được đặt ra và mổ xẻ đầy sôi nổi trong buổi cà phê học thuật nhân văn chủ đề Văn học trẻ Việt Nam trong dòng chảy giao lưu quốc tế chiều 25-3.
Xem thêm
Học văn thời công nghệ số
Bài viết của GS.TS Huỳnh Như Phương
Xem thêm
Tết – không thể cắt nghĩa
Trong một năm, người Việt của chúng ta có rất nhiều cái Tết, nhưng nếu chỉ nói một từ Tết thôi, thì gần như bất kể, ai cũng nghĩ đó là Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Hồi ký dễ viết - khó hay
Hồi ký Gánh gánh… gồng gồng… của đạo diễn Xuân Phượng vừa được NXB Tổng hợp TPHCM tái bản lần thứ 5.
Xem thêm
Lòng tri ân luôn là giá trị bất biến
Bài đăng Văn nghệ số 53/2022
Xem thêm
Một năm cũ mèm dạy ta điều gì?
Một năm cũ mèm dạy ta điều gì?
Xem thêm
Văn chương Việt Nam 2022 – Một góc nhìn
Tôi có thói quen ghi lại những sự việc, những hiện tượng văn học trong năm, trước hết là để làm tư liệu và để chia sẻ với bạn văn đôi điều, bởi 2022 đã là quá vãng và sẽ qua đi mãi mãi. Dẫu thế nào, dưới một góc nhìn riêng, những gì ghi nhận được luôn là chủ quan và phiến diện.
Xem thêm
‘Nhà thơ thế giới’ và những trò bịp trong văn nghệ
Hiện tượng tôn vinh “nhà thơ thế giới” Tống Thu Ngân không phải là cá biệt, trong đời sống văn học nghệ thuật hiện nay. Những cái bẫy lừa bịp như thế đang giăng ra khắp mọi nơi.
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Nghĩ về câu lạc bộ thơ
Không phải đến khi có những bàn luận về các câu lạc bộ văn chương trên mạng xã hội tôi mới nghĩ về một trong những hình thức sinh hoạt xã hội này. Mà tôi đã nghĩ đến câu lạc bộ đã nhiều năm nay. Và có lẽ từ khi một số nhà thơ cho rằng: thơ câu lạc bộ sẽ giết chết thơ.
Xem thêm