TIN TỨC

Tiểu thuyết “Người đi tìm bóng núi” và vấn đề hoà giải dân tộc

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
324 lượt xem

Đó là nội dung được trao đổi nhiều nhất trong buổi ra mắt tiểu thuyết “Người đi tìm bóng núi” của nhà văn Thu Trân được tổ chức mới đây tại TP.HCM. Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM Trịnh Bích Ngân đã mang hoa đến chúc mừng và phát biểu tại buổi ra mắt sách. Cùng đến tham dự event sách này với nhà văn Thu Trân còn có nhiều nhà báo, nhà văn, nhà thơ là đồng nghiệp và bạn bè của tác giả.

Tiểu thuyết “Người đi tìm bóng núi” được viết vào bối cảnh Việt Nam sắp kết thúc cuộc chiến 1954-1975 và chuỗi ngày hoà bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Nam tiếp sau đó. Những lát cắt đớn đau trong chiến tranh cũng như những sai lầm trong giai đoạn đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Nam đã tạo ra một bức tranh đa sắc trong việc từng bước ổn định xã hội. Phát biểu nhận định về nội dung tác phẩm “Người đi tìm bóng núi” của các nhà văn Tô Hoàng, Trịnh Bích Ngân, Trầm Hương, Lại Văn Long, Hoài Hương, Kim Quyên, Lê Thị Kim… hầu hết đều nhấn vào vòng xoáy của cuộc chiến 1954-1975 và chỉ ra nhiều khó khăn buộc phải khắc phục lâu dài để tìm ra tiếng nói chung trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước sau chiến tranh. Đó là việc bỏ qua quá khứ để hàn gắn vết thương chiến tranh. Đặc biệt là vấn đề hoà giải dân tộc. Những vấn đề chiến lược phải được đặt trên tinh thần vì lợi ích chung của toàn dân.

Có ý kiến cho rằng, “Người đi tìm bóng núi” là tiểu thuyết tự thuật của nhà văn Thu Trân. Tuy nhiên, nhà văn cho rằng, hoàn cảnh của mỗi nhân vật, mỗi gia đình trong tiểu thuyết đều là những khái quát điển hình. Thời chiến tranh 1954-1975 khi miền Nam là tuyến lửa thì sự đau thương mất mát của nhà nào cũng như nhau. Đặc biệt tình trạng nhà nào cũng có “bên địch bên ta” thì vấn đề nhân văn nhất được đặt ra chỉ có thể là hoà giải dân tộc. Mà cuộc chiến đi qua sắp 50 năm rồi, vấn đề đặt ra có là “quá xưa” và “quá muộn” không? Không hề, khi nhiều vết thương chưa được chữa lành và đang còn nhức nhối…

NGỌC THU

Bài viết liên quan

Xem thêm
Các nhà thơ TPHCM giao lưu thăm hỏi, tặng sách cho các chiến sĩ Hải quân và Cảnh sát biển
Câu lạc bộ thơ Phương Nam TP. Hồ Chí Minh vừa có chuyến giao lưu – thăm hỏi – tặng sách cho cán bộ và chiến sĩ Lữ đoàn 146 (đoàn Trường Sa) và Đoàn 32 Cảnh sát Biển (Vùng 3).
Xem thêm
Văn học Nghệ thuật TPHCM: 60 năm xây dựng và phát triển - Những bước đi xứng tầm
Ngày 5-12, Liên hiệp Các Hội Văn học Nghệ thuật TPHCM (Liên hiệp) đã tổ chức hội thảo chuyên đề “Văn học, Nghệ thuật TPHCM
Xem thêm
Đoàn nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh đi thực tế sáng tác tại Cần Thơ
Trong 3 ngày, từ ngày 1-12 đến 3-12, Hội Nhà văn TP HCM đã tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại Thành phố Cần Thơ.
Xem thêm
Viết văn, điều khó nhất là nuôi dưỡng cảm xúc
Từ ngày 1 đến ngày 3-12-2023, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại ÐBSCL
Xem thêm
Nhiều tác giả trẻ chưa đủ đam mê và cô đơn để đi đường dài văn chương
Ngày 28/11, tại Hà Nội, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) phối hợp với Ban Nhà văn trẻ (Hội Nhà văn Việt Nam) tổ chức buổi Hội thảo Nâng cao chất lượng sáng tác văn học trẻ năm 2023.
Xem thêm
Khen tặng chuyên gia Nga có nhiều đóng góp cho Văn học nghệ thuật Việt Nam
Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam” cho Phó Giáo sư, Tiến sỹ Anatoly Alekseevich Sokolov
Xem thêm
Những người thầy truyền đạt kiến thức bằng cả trái tim
Cuộc thi viết Người Thầy kính yêu lần 2 của Báo Người Lao Động đã chọn được những tác phẩm xứng đáng để trao giải thưởng cho tác giả bài viết, viết về người Thầy, đồng thời, tôn vinh sự cống hiến của người Thầy...
Xem thêm
3 cuốn sách một tấm lòng, một tình yêu
Phóng sự ảnh về buổi Giới thiệu 3 tác phẩm mới của nhà thơ Triệu Kim Loan.
Xem thêm
Chuyến hành trình về nguồn đầy ắp cảm xúc của các VNS Thành phố Hồ Chí Minh
Trong 3 ngày 9-11/11/2023, Đoàn VNS Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chuyến hành trình về nguồn “Côn Đảo – vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc” có nhiều ý nghĩa.
Xem thêm
Thông báo và thư mời dự buổi giới thiệu tác phẩm mới
Vào lúc 8:30 sáng thứ Sáu, 17/17/2023 tại Hội trường B, Tòa nhà Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật TPHCM, số 81 Trần Quốc Thảo, Quận 3.
Xem thêm
34 giải thưởng được trao tại Liên hoan phim ngắn TP.HCM lần thứ nhất năm 2023
Lễ trao giải và bế mặc Liên hoan phim ngắn TP.HCM lần thứ nhất năm 2023.
Xem thêm
“Bằng cách này hay cách khác tôi vẫn nở về quê hương”
“Chín nhánh da vàng”, tập thơ đoạt giải thưởng Tác giả trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam 2022 sẽ được tái bản với diện mạo mới.
Xem thêm
“Em không thể nói lời từ biệt” sau 17 năm ẩn mình
Sáng 01/11/2023, nhà thơ Đào Phong Lan tổ chức ra mắt tập thơ tình “Em không thể nói lời từ biệt” (Nxb Hội Nhà văn, 2023) sau 17 năm không in ấn, không công bố thơ.
Xem thêm
Tiểu thuyết “Mình và họ” của Nguyễn Bình Phương ra mắt ở Hàn Quốc
Trong số hơn chục tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, “Mình và họ” có lẽ là cuốn sách gây tranh cãi nhiều nhất. Long đong trong hành trình xuất bản, nhưng khi vừa xuất hiện nó đã gây chấn động văn đàn. Được tái bản nhiều lần, giành nhiều giải thưởng quan trọng, hiện “Mình và họ” vừa được chuyển ngữ và ra mắt ở Hàn Quốc.
Xem thêm
Huyền tích về chùa Bà Đanh và về câu thành ngữ
“Vắng như chùa Bà Đanh” đó là một câu thành ngữ vốn từ lâu, nay thành câu cửa miệng của mọi người mỗi khi nói về một nơi chốn nào đó quạnh quẽ, đìu hiu. Tuy nhiên, có hai ngôi chùa từng được gọi là “chùa Bà Đanh” và cả hai ngôi chùa đó đều “nhận” câu thành ngữ đó xuất phát từ chính ngôi chùa của mình.
Xem thêm