TIN TỨC

Chương trình nghệ thuật tưởng nhớ nhạc sĩ Hoàng Việt

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2023-09-24 19:42:52
mail facebook google pos stwis
992 lượt xem

Tối 23.9, chương trình nghệ thuật 'Tình ca dâng cả bao người' tưởng nhớ nhạc sĩ Hoàng Việt nhân dịp 95 năm ngày sinh của ông đã diễn ra trang trọng và ấm cúng tại Nhà hát TP.HCM.

 

Tình ca dâng cả bao người do Ban Tuyên giáo Thành ủy - Sở VH-TT TP.HCM - Hội Âm nhạc TP.HCM – Đài truyền hình TP.HCM phối hợp tổ chức, Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP.HCM thực hiện. Tác giả kịch nói nhà văn Bích Ngân, Đạo diễn chương trình Binh Hùng, Đạo diễn kịch NSND Trần Minh Ngọc, Đạo diễn hình ảnh Lâm Lê Dũng, Tổng đạo diễn NSƯT Nguyễn Thị Thanh Thúy.

Ban Tổ chức và khán giả tặng hoa cho Ekip sáng tạo và thực hiện

Để tôn vinh, tưởng nhớ nhạc sĩ có bề dày sáng lẫn những công trình - tác phẩm được nhìn nhận "đa dạng về nội dung, phong phú về tiết tấu, sâu lắng thiết tha về giai điệu, truyền tải được tinh thần chiến đấu kiên cường của dân tộc quyết giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc, đồng thời cũng bộc lộ được tâm hồn thiết tha yêu đời yêu người của dân tộc Việt Nam", chương trình được nhà văn Bích Ngân viết kịch bản văn học. Theo đó, câu chuyện được phát triển từ kịch bản văn học Những hòa âm vang mãi của nhà văn Bích Ngân và bài viết Hoàng Việt người bất tử cùng những bản tình ca của nhạc sĩ, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Thị Minh Châu in trong quyển Hoàng Việt nhạc sĩ anh hùng.

Nghệ sĩ Hòa Hiệp trong vai nhạc sĩ Hoàng Việt, NSƯT Ngọc Trinh vai ca sĩ Thu Hà

NSƯT Vân Khánh với ca khúc Lên ngàn

Tình ca dâng cả bao người là dịp để khán giả cảm nhận sâu sắc hơn về âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Việt, phần nào hiểu thêm về cuộc đời tận hiến cho quê hương, cho đất nước của ông. Vì thế, chương trình nghệ thuật chân dung âm nhạc –  nhạc sĩ Hoàng Việt được ê kíp đạo diễn Binh Hùng cùng đạo diễn dàn dựng kịch - NSND Trần Minh Ngọc, đạo diễn hình ảnh Lâm Lê Dũng (con trai út của nhạc sĩ Hoàng Việt)... thực hiện công phu, khi kết hợp các tác phẩm âm nhạc, video clip, tiểu phẩm kịch tạo nên sự liền mạch như một câu chuyện kể bao quát về cuộc đời, lý tưởng, những đóng góp của nhạc sĩ Hoàng Việt đối với âm nhạc Việt Nam. 

Các ca sĩ Trúc Lai, Thùy Trinh, Cao Công Nghĩa thể hiện ca khúc Mùa lúa chín

Trong đêm nhạc, khán giả được thưởng thức những ca khúc nổi tiếng: Vẳng từ quê mẹ (Tình ca 2), Biệt đô thành, Lên ngàn, Mùa lúa chín, Nhớ quê hương, Bài ca thanh niên miền Nam thành đồng, Tình ca, Đêm trăng qua đất Kiến Tường; ca cảnh Nhạc rừng, Lá xanh; kịch: Ngày trở về, Bản giao hưởng dang dở, múa tương tác và độc thoại: Ngày trở về; biểu diễn chương 4 của Giao hưởng số 1 - Quê hương…

Cùng xem hình ảnh một số tiết mục ca cảnh, kịch được dàn dựng công phu và xúc động trong chương trình Tình ca dâng cả bao người.

Trong chương trình, khán giả cũng được xem những video clip hồi tưởng cuộc đời của nhạc sĩ Hoàng Việt, do con trai của ông - đạo diễn Lâm Lê Dũng thực hiện theo hình thức ký ức điện ảnh. Nội dung hình ảnh hiện lên chân dung nhạc sĩ, những bức thư gửi vợ, con, bạn bè, đồng chí, những bài nhạc còn dang dở…

Khán giả rơi nước mắt vì xúc động

Nhạc sĩ Hoàng Việt (1928 - 1967) còn được biết đến với các bút danh: Lê Trực, Hoàng Việt Hận, Lê Quỳnh. Lớn lên tại đô thành Sài Gòn, Lê Chí Trực (tên khai sinh của nhạc sĩ) sáng tác từ rất sớm, rồi theo tiếng gọi của non sông, đi kháng chiến, được tập kết ra Bắc, được Nhạc viện Việt Nam cử sang học tại Nhạc viện Bulgari, tốt nghiệp loại ưu với bản giao hưởng Quê hương - bản giao hưởng đầu tiên của âm nhạc Việt Nam được trình diễn 3 buổi tại đất nước hoa hồng. 

Về nước, nhạc sĩ Hoàng Việt tình nguyện vượt Trường Sơn, trở về miền Nam đang còn trong khói lửa chiến tranh. Và ông đã sống, sáng tác, chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng.

Tiếng còi trong sương đêm, Lá xanh, Lên ngàn, Mùa lúa chín, Nhạc rừng, Tình ca… là những ca khúc gắn bó với nhiều thế hệ, đã đồng hành cùng nhân dân, cùng đất nước trong suốt hành trình giữ nước và xây dựng đất nước, đã trở thành tài sản tinh thần vô giá của nền âm nhạc, của dân tộc Việt Nam.

Với những cống hiến lớn lao đó, năm 1985, một con đường của TP.HCM được đặt tên ông - Hoàng Việt. Năm 1996, nhạc sĩ Hoàng Việt được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật và năm 2011, ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.  

Theo Thanh Niên

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Dưới ánh chiều tà – Truyện ngắn của Lê Vi Thủy
Bóng chiều ngã xuống sau đỉnh núi, những vệt sáng màu cam vẫn còn vương vãi khắp thung lũng, không gian một màu rực đỏ, ma mị. Bà Tiêng vắt cái gùi trên lưng đi ngược về phía làng. Những chái nhà sàn xa xa đang hun những sợi khói bếp màu xám tản dần vào khoảng không mờ ảo
Xem thêm
Hành trình về Chiến khu Đ
Bài và videoclip về chuyến về thăm Chiến khu Đ của các văn nghệ sĩ thành phố.
Xem thêm
Văn nghệ Giải phóng họp mặt nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin và videoclip về buổi họp mặt của cán bộ, nhân viên và văn nghệ sĩ Tiểu ban Văn nghệ Khu Sài Gòn – Gia Định/T4 và báo Văn nghệ Giải phóng.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh cùng giới văn nghệ sĩ cả nước vô cùng thương tiếc báo tin: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, đã từ trần.
Xem thêm
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan) tạ thế.
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan), nguyên giảng viên Trường Đại học Đà Lạt, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà văn Khuất Quang Thụy
Trong khoảng 30 năm quân ngũ, tôi có khá nhiều kỷ niệm sâu sắc với nhà văn Khuất Quang Thụy, người vừa vĩnh biệt chúng ta để trở về với thế giới của người hiền.
Xem thêm
Phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức”
Cựu chiến binh Sư đoàn 315 đã phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức” lần thứ IV, dành cho tất cả các cựu chiến binh ở các sư đoàn, đơn vị chiến đấu trên chiến trường K và thân nhân của các đồng đội. Tác phẩm dự thi hợp lệ là hồi ức, hồi ký, giới hạn trên 1.500 từ và không quá 2.000 từ, chưa đăng tải trên bất kì cơ quan thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào…
Xem thêm
Nhà văn Khuất Quang Thụy đã về phía bên kia thềm nắng
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và người thân của nhà văn Khuất Quang Thụy
Xem thêm
Cánh chim cô độc – Hồi ức một điệp viên chiến trường
Tin ảnh về Tọa đàm giao lưu ra mắt sách Gãy cánh điệp viên của cựu điệp viên Hồ Duy Hùng
Xem thêm
Hồng Quang – Em gieo con chữ trên đồi núi
Lúa ngô nắng thức nương đồiVáy hoa nắng ngủ tay người dệt thêuVi vu nắng gọi sáo diềuNắng cài mây tím đón chiều trăng lên
Xem thêm
Thể lệ Giải thưởng Thơ 1-2-3 lần thứ I
Kể từ khi thể thơ 1-2-3 ra đời vào mùa thu năm 2018 đến nay, ngoài hàng trăm tác giả trong và ngoài nước sáng tác thể nghiệm, đã có nhiều tập thơ 1-2-3 được xuất bản, chưa kể những bài thơ 1-2-3 in chung với các thể loại thơ khác trong các tập thơ. Đó là thành quả chung của những người yêu thơ và làm thơ 1-2-3.
Xem thêm
HTV và VTV nói gì về Ngày thơ Việt Nam 2025?
Vài chương trình của HTV và VTV xung quanh chủ đề Ngày thơ Việt Nam Nguyên tiêu Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam 2025 Tại TP. HCM: Vang vọng Bài ca thống nhất
Tin tổng hợp và các videoclip hình ảnh chọn lọc về Ngày thơ 2025 tại TPHCM.
Xem thêm
Bài ca thống nhất trong Dòng chảy thơ phương Nam
Phát biểu khai mạc Ngày thơ 2025 của nhà văn Trịnh Bích Ngân, Ủy viên Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn TP. HCM
Xem thêm
Nhiều hoạt động trong Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 12/2, Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh đã chính thức khai mạc với chủ đề “Bài ca thống nhất”. Đông đảo bạn yêu thơ đã cùng hội tụ tại Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh để nhìn lại dòng chảy thơ ca sau nửa thế kỷ Bắc - Nam sum họp.
Xem thêm