TIN TỨC

Đinh Nho Tuấn với ngàn tiếng đời ấp ủ

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
717 lượt xem

LÊ THIẾU NHƠN

Bước qua tri thiên mệnh, Đinh Nho Tuấn mới dự phần sáng tạo vào đời sống văn chương. Không phải anh ngẫu nhiên trở thành nhà thơ trẻ sau tuổi 50, mà thi ca đã được âm thầm nuôi dưỡng trong anh từ thời thơ ấu. Rời xa chốn chôn nhau cắt rốn Hương Sơn – Hà Tĩnh, Đinh Nho Tuấn lăn lộn mưu sinh nơi xứ người mấy thập niên, và có không ít câu thơ trong trí nhớ hoặc trong tâm tưởng đã nâng anh lên khi vấp ngã, đã dìu anh dậy khi muộn phiền. Và rất tự nhiên, lúc nỗi dằn vặt cơm áo không còn đè nặng nữa, thì tiến sĩ kinh tế Đinh Nho Tuấn lặng lẽ ngồi xuống bàn và viết những câu thơ của đời mình, những câu thơ ngưng tụ “cõi nhớ dựng lên giữa ngày nhòa”.


Nhà thơ Đinh Nho Tuấn

Sau ba tập thơ xuất bản liên tục mỗi năm “Em hãy cho anh vội” (2018) “Em tôi” (2019) và “Díu dan với núi sông” (2020) thì thơ của Đinh Nho Tuấn cũng giãn cách như một dấu hiệu thời Covid-19. Rối bời giữa thông tin xét nghiệm và cách ly, mạch thơ Đinh Nho Tuấn đằm sâu hơn và thổn thức hơn. Tập thơ thứ tư “Ngàn tiếng đời ấp ủ” xuất hiện trong năm 2022 do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành, đúng kiểu thích ứng bình thường mới, lại cho thấy một tâm tư khác ở Đinh Nho Tuấn.

Vẫn giữ cái duyên của một người nói giọng trầm, Đinh Nho Tuấn cứ thủ thỉ những câu thơ tỉ tê chuyện mình ngậm ngùi, chuyện người xa vắng: “Anh đi học bằng vô tư hoàng hôn/ học chồi non, học mởn xanh, hoa tím/ học phong ba, học câu hát núi đồi/ học tiếng chim, biển khơi, cát mịn”. Đôi lúc anh hoảng hốt “Cái xa lạ ta đã quen thân/ Đời rụng lá, mùa còn chuông còn tiếng”, nhưng anh không phẫn nộ gào thét mà chọn thái độ nhẫn nại “Cơn mưa vừa đi vừa hát kia/ Gây tê buốt nhiều trái tim chưa ngủ”.

Nhịp điệu thơ Đinh Nho Tuấn chậm và buồn, dềnh dứ và bâng khuâng. Bởi lẽ, trước mặt anh là trang giấy trắng réo gọi chữ nghĩa tuôn trào, mà xung quanh anh bạt ngàn kỷ niệm giăng mắc. Anh xoay phía nào cũng gặp những hồi ức chênh vênh “Ngày quê hương chần chừ đơm nếp mới/ Tiếng em thơ dịu ánh trăng về/ Mái đình xưa hoe hoe màu tóc bạc/ Khói nhà ai chưa tỉnh cơn mê” nên thường xuyên nhắc nhở bản thân “Thương cả nát tan, thương nhè nhẹ/ Thương gió ngàn sâu, gió trong đời”.

Từng hình ảnh đã xa mà chưa khuất, đã xưa mà chưa cũ, lần lượt hiện ra trong thơ Đinh Nho Tuấn. Hình ảnh phụ thân “Đêm giao thừa, gia tài cha nồi bánh/ Khuôn mặt cha lay phên liếp không lời” và hình ảnh mẫu thân “Tóc mẹ uống ngàn sương sớm/ Vườn xưa phất phới lau trời” không chìm đi trong hình ảnh cố hương khắc khoải tháng ngày thương khó âu lo “Gom lá vườn vô tình con đốt hết/ Khói trắng lên trời con đứng lại bơ vơ”.

Đinh Nho Tuấn mang thân phận tha phương, mỗi ngọn cỏ bên đường cũng bật xanh như ánh đèn canh khuya hư ảo. Anh nâng niu “những buổi chiều ngun ngún môi hôn” vì luôn thấu hiểu “Rơm rạ ngủ vùi, sương khói ngày đông/ Lửa tí tách trong lòng người viễn xứ”. Anh bồi hồi “Những dịu ngọt một thời xưa cũ/ Trôi như mây muôn ngả xa xăm” vì luôn mê đắm “Những mảnh tim rắc đều muôn phía/ Bay thành hoa giữa cỏ dại hoang vu”.

Đinh Nho Tuấn đã chịu đựng nhiều cách biệt và đã trải nghiệm đủ bôn ba, khiến anh dễ dàng đồng cảm với tha nhân. Anh chia sẻ kiếp mệnh người nông dân một cách chân thành: “Thế kỷ qua họ đi chậm rãi/ mồ hôi tuôn suối/ kết thành đường ray/ nâng con tàu Tổ quốc/ Họ dừng lại bạn bầu thiên nhiên tàn khốc/ với mất mùa và niềm hy vọng mong manh”. Cho nên, anh xót xa những cuộc di tản lầm lũi khỏi đô thị trước sự nghiệt ngã đại dịch toàn cầu: “Em lên đường rồi/ Đoạn trường xóa em trong vệt khói/ Hành lý là giấc mơ/ Giấc mơ đêm qua góc giường bị trói”.

Nhà thơ ở thế kỷ 21 phải gánh vác sứ mệnh che chở sự thật bị đánh úp bởi bao ngọt ngào gian trá. Đinh Nho Tuấn trong tập thơ thứ tư “Ngàn tiếng đời ấp ủ” thấm thía điều ấy, để nhủ lòng “Ngày cuối năm, sách thời gian khép lại/ trên kệ đời thiêm thiếp ngủ ngày qua”. Anh lắng nghe từng chuyển động lạnh lẽo xung quanh “người trốn hết rồi/ tiếng rao đêm rơi thăm thẳm” và hình dung một không gian cần thức tỉnh “Dòng sông trưởng thành, phố lên tóc bạc/ Bài thơ ngày qua, hôm nay khát nhạc/ Em vui em khóc, em buồn em khóc/ Em sợ ngày mai, nước khô trong mắt”. Không thờ ơ, không buông xuôi, Đinh Nho Tuấn thẳng thắn bày tỏ: “Thời cuộc đỏ đen người buôn kẻ bán/ Giá lương tâm lên xuống bất thường/ Nhắm mắt tôi cầu nguyện/ Cầu nguyện cho con người/ Cầu nguyện cho quê hương/ Thánh thần trên cao nghe hay không lời của tôi/ Tôi không biết, việc của tôi là cầu nguyện”.

Đọc thơ Đinh Nho Tuấn, có thể nhận ra giữa những dòng hờ hững luôn được gieo những câu mong ngóng. Anh đi tìm cái đẹp đang chìm dưới xô bồ ranh mãnh danh lợi bằng tất cả sự tin yêu “Anh nhốt cho em bài thơ vào lồng ngực/ Kẻo ngày mai theo gió lạnh bay đi”. Cái đẹp phân vân ngỡ thoáng trôi đã đọng lại thơ anh “Mỗi bông hoa là một dòng kinh thánh/ Ngân trong chiều vọng âm sắc niềm vui”. Lắm phen anh reo lên cùng cái đẹp vô tư vẫn vượt lên mọi dửng dưng để tồn tại “Kìa những bông hoa giấy/ Giàn đồng ca của chúng lấn át tiếng hát con người”.

Không cố tình diêm dúa, không có tình đẩy đưa, Đinh Nho Tuấn phát hiện hồn vía sự vật thật tự nhiên và thật tinh tế, khi “Mùa chùng xuống, lá thu chờ thắp lửa/ Hạ chưa tàn gió đã nhuốm heo may”, khi “Những ngôi nhà mắt díp giữa không gian/ Hương rượu mạch thơm nồng cửa sổ” và khi “mắt khép hờ cúc hoạ mi chiều tối/ tòa sen nào đã kịp gói lời ru”. Để từ đó, Đinh Nho Tuấn tri ân mỗi hạnh ngộ yên bình “Cái màu tím vịn tay vào gió/ Dường thơm hương dẫn lối anh đi”.

Đinh Nho Tuấn làm thơ như một hành trình tự vấn “giữa phai tàn nhiều câu hỏi ngổn ngang”. Anh chứng kiến “mây trắng lấp đầy sông Sài Gòn” để chột dạ nôn nao “hoa mua đi về phía không có chúng ta”. Nhờ vậy, anh ý thức nỗ lực níu giữ những khoảnh khắc mong manh “Hương thơm sót lại trong tà áo mỏng/ Cửa sổ nhà ai ánh mắt vời xa”.

Với tập thơ thứ tư “Ngàn tiếng đời ấp ủ”, Đinh Nho Tuấn có được một “cõi nhớ dựng lên giữa ngày nhòa” để vỗ về, để an ủi, để nâng niu. Thi ca đã giúp anh khơi gợi sự ân cần giữa người với người “chúng ta thương nhau qua tấm vé một chiều đi chung”./.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Lê Văn Nghĩa trong cõi nhớ Sài Gòn
Hai cuốn truyện trào phúng về điệp viên Không Không Thấy – một nhân vật hấp dẫn của Lê Văn Nghĩa – vừa rời bàn biên tập để đưa tới nhà in. Một luận văn thạc sĩ nghiên cứu về tác phẩm của anh cũng đang triển khai. Vậy mà Lê Văn Nghĩa không chờ được, đã vội ra đi…
Xem thêm
Đọc Đường đến Cây cô đơn
“Cây nào đứng thẳng cũng đều là Cây cô đơn”.
Xem thêm
Sài Gòn ơi! Đau đáu một nỗi niềm
Rất nhiều “mĩ từ” dành cho Sài Gòn trong những ngày nơi đây trở thành tâm dịch Covid-19: “Sài Gòn đau”, “Sài Gòn bệnh”… riêng tôi lại cảm nhận một nỗi niềm lo lắng không yên, bởi nơi đó tôi có nhiều người thân thương ruột thịt, nhiều bạn bè và cả những người tôi không quen nhưng cảm nhận về sự thân thiện và cởi mở của “người Sài Gòn” đã khiến lòng mình đau đáu… Sáng nay, vẫn những con số, hôm qua và những ngày trước vẫn những con số, những hình ảnh, những khu phố giăng dây… Em tôi nói, em đã phải đi xét nghiệm đến mấy lần mỗi khi nơi em ở có người nhiễm bệnh Covid-19. Bất chợt bắt gặp bài thơ “Gửi Sài Gòn” của nhà thơ Từ Kế Tường, tôi như bắt gặp sự đồng cảm, nỗi niềm.
Xem thêm
Ðạo thơ hay dụng điển?
Lâu nay, “đạo” văn “đạo” thơ vẫn là một câu chuyện dài bất tận không có hồi kết. Những câu hỏi luôn được đặt ra là: Thế nào là “đạo” (văn, thơ)? Ðâu là giới hạn của việc sử dụng sáng tạo những thành quả của ng
Xem thêm
Văn chương: Ðạo và không đạo?
Những bức tường như số phận chúng ta, bài thơ sáng tác năm 2019 của Thanh Thảo (Viết và Đọc mùa Đông 2020), với lời đề từ bằng câu thơ của Nguyễn Thụy Kha Nhìn tường nhà chúng ta từng ở lở lói. Buồn lạ. Thi sĩ cảm hứng từ câu thơ của người khác, tạo ra một không khí những bức tường hữu hình và vô hình của đời mình, riêng mình. Bức tường thời gian, và giới hạn…
Xem thêm
Nhà thơ và thi hứng sáng tạo
Nói đến thơ ca, người đọc nghĩ ngay đến tư tưởng tiềm ẩn, thi pháp vừa trực giác,
Xem thêm
Huệ Triệu và Đoản khúc trao mùa
Huệ Triệu qua tập thơ này mới mẻ và góc cạnh hơn; mềm mại, nữ tính mà mạnh mẽ và sâu lắng
Xem thêm
Trương Nam Hương - câu thơ trong trẻo nỗi buồn
Nhiều lần tôi có ý định viết về anh, nhưng một phần vì chưa đọc anh đầy đủ, phần nữa là anh em quen biết đã lâu, để viết về nhau không dễ.
Xem thêm
Nhà văn Sơn Tùng: “Ðạo là gốc của văn”
Nhà văn Sơn Tùng sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học và cách mạng.
Xem thêm
Những quả thơ của Ngọc Lê Ninh
Sở dĩ tôi đặt tên bài viết là Những quả thơ của Ngọc Lê Ninh, vì tôi và nhiều người thích bài Quả thơ
Xem thêm
Lê Quang Trang và những trang viết về lý luận phê bình
Sau khi học xong khoa Văn đại học Tổng hợp Hà Nội và dự một lớp viết văn do nhà văn Nguyên Hồng làm Giám đốc, Lê Quang Trang và các bạn cùng đi vượt Trường Sơn vào chiến khu Nam bộ, công tác ở Ban tuyên huấn Trung ương cục Miền Nam. Ấy thế mà đã qua 50 năm...
Xem thêm
Nhà thơ Tôn Nữ Thu Thủy: Giữ lại một ngày ta như lá
Cốt cách đằm thắm của một người phụ nữ Huế thể hiện trong thơ Tôn Nữ Thu Thủy chủ yếu tập trung vào sự chan hòa với thiên nhiên.
Xem thêm
Người lạc giữa “vòng tròn số phận”
Mỗi câu thơ viết ra là để tự ru mình, ru người. Nhưng suy cho cùng cũng là một cách mượn lời ru… để thức.
Xem thêm
Có một nguồn thi hứng về văn hóa Óc Eo trong thơ Đồng bằng Sông Cửu Long
(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) – 1. Văn hóa Óc Eo là di sản văn hóa vô giá góp phần minh chứng cho quá trình khai phá, mở mang, phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có từ ngàn xưa. Nó chứa đựng những giá trị lớn cả về vật chất lẫn tinh thần trong đời sống của dân tộc Việt Nam nói chung và cư dân ở ĐBSCL nói riêng. Vì thế, từ sau năm 1975 đến nay đã có nhiều cuộc Hội thảo khoa học, nhiều công trình khảo cứu về nền văn hóa rực rỡ này, để trên cơ sở đó làm rõ những điều bí mật bị chìm lấp qua hàng ngàn năm lịch sử; đồng thời, góp phần khẳng định, tôn vinh và gìn giữ những gì cao quý mà các bậc tiền nhân đã làm nên. Trong bối cảnh đó, nhiều nhà thơ ở ĐBSCL, nhất là những nhà thơ ở An Giang đã có những vần thơ xúc động giãi bày tâm tình và tự hào về cái đẹp của văn hóa Óc Eo còn lưu giữ được nơi đây.
Xem thêm
Tình khúc phương Nam - Một bài thơ gợi nhiều cảm xúc
TÌNH KHÚC PHƯƠNG NAM – MỘT BÀI THƠ GỢI NHIỀU CẢM XÚCNhư là có duyên với nhà thơ Vũ Thanh Hoa vậy, trong số nhiều bài thơ của nhiều nhà thơ gửi dự thi trên trang vanchuongthanhphohochiminh.vn, tôi dừng lại ở bài thơ “Tình khúc phương Nam” của chị. Có phải vì tứ thơ? Có phải vì hình tượng thơ?
Xem thêm
Vũ Hồng ngân lên Đoản khúc số 8
(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) – Mấy năm trước, nhà văn Vũ Hồng ra mắt tập thơ với tựa đề mang ý tưởng rất lạ và thú vị, dễ gây sự tò mò cho bạn đọc: Đoản khúc số 8. Lại còn chọn khổ tập thơ 19x19cm, khá ngộ nghĩnh. Suy cho cùng đây thường là cái tạng của người nghệ sĩ đa tài khi đặt tựa dù là truyện ngắn hay thơ. Bởi “Nghệ thuật là không lặp lại chính mình và không lặp lại của người khác”. Ai đó đã từng nói như thế.
Xem thêm
Từ một khúc đồng dao
Kao Sơn viết Khúc đồng dao lấm láp năm 1976, trong gần một tháng tham gia trại viết của Hội Văn nghệ Hà Nam Ninh.
Xem thêm
Bài thơ “Một nửa bông hồng”... và những trăn trở nhân sinh
Một nửa bông hồng mắc ở dây thép gaitàn tích chiến tranh để lại
Xem thêm
Câu chữ vời vợi thanh âm
“Búp bê áo rách”, tựa truyện ngắn này của nhà thơ, nhà báo Bùi Phan Thảo khơi gợi tôi cảm giác tò mò lạ lạ, một bàng bạc buồn bảng lảng trắng mây bay.
Xem thêm
Phạm Trung Tín và đường chân trời
Người ta thường nói “Thơ là người” với nhà thơ Phạm Trung Tín thì đúng vậy.
Xem thêm