TIN TỨC

Chín nhánh da vàng trong dòng chảy thơ trẻ Việt hôm nay

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-09-29 20:40:16
mail facebook google pos stwis
532 lượt xem

LÊ THIẾU NHƠN

Tọa đàm ‘Chín nhánh da vàng trong dòng chảy thơ trẻ’ do Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức sáng 29/9 đã mang lại nhiều gợi mở về đời sống sáng tạo ở đô thị.

Tọa đàm “Chín nhánh da vàng trong dòng chảy thơ trẻ” không chỉ bàn về tập thơ mới “Chín nhánh da vàng” của tác giả Khét, mà còn trực tiếp đề cập đến sự đam mê và sự dấn thân đang réo gọi văn chương trẻ. Tác giả Khét từng được trao giải thưởng Nhà Văn Trẻ của Hội Nhà văn TP.HCM năm 2021 cho tập thơ “Ở đậu trong nhau”, cho nên “Chín nhánh da vàng” cũng là một thử thách đối với chính anh trên con đường sáng tạo.

Tập thơ “Chín nhánh da vàng” dày 100 trang, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành, gồm hai phần “Chín nhánh khói bay” và “Giấc mơ da vàng”. Tác giả Khét có nhiều tìm tòi về ngôn ngữ và tập trung khai thác vẻ đẹp miền sông nước Nam bộ “cố quận mặc áo gì/ sinh ra tôi ở câu hò nửa đen nửa trắng/ mạ không còn non để mọc chân làng/ chín nhánh đêm đêm vỗ lên mái tóc/ đứa con rơi của đồng bằng/ ở đậu nhịp song lang”.

Tác giả Khét sinh năm 1989 tại U Minh, Cà Mau. Từng dạy học một thời gian trước khi lên TP.HCM lập nghiệp bằng nghề khác, tác giả Khét thao thức bái vọng nơi chôn nhau cắt rốn: “tôi nhớ tôi/ ngày tháng rong chơi/ ruộng đồng nứt nẻ/ đầu trần chân đất/ con diều giấy nở nụ cười/ những trưa hè sũng ướt cá lia thia/ mỗi cọng rơm là một tia nắng mặt trời/ chiều nghẹt thở bên biển mặn/ như muỗi vao vây đống vỏ dừa đốt vội/ man mác khói bay/ sao mà cay/ sao mà mặn nồng/ tôi với Cà Mau cùng nhịp thở long đong”.

Tọa đàm “Chín nhánh da vàng trong dòng chảy thơ trẻ” có sự tham gia của nhiều nhà văn, nhà thơ quen thuộc với công chúng phương Nam như Bích Ngân, Trầm Hương, Bùi Anh Tấn, Đoàn Thạch Biền, Xuân Trường, Trần Lê Khánh, Bùi Phan Thảo, Nguyên Hùng, Nguyễn Vĩnh Bảo, Trần Hoàng Nhân, Hà Thanh Vân, Hoài Hương, Đào Văn Sử...


Tọa đàm "Chín nhánh da vàng trong dòng chảy thơ trẻ" tại TP.HCM sáng 29/9.

Nhiều tham luận tại tọa đàm đều nhấn mạnh những nỗ lực của tác giả Khét qua 4 tập thơ đã xuất bản. Nhà thơ Lê Minh Quốc bày tỏ: “Tôi thích những câu thơ như “điều giỏi nhất của giống loài mình là làm đau người khác phải không tôi”. Không là sự khẳng định, chỉ là câu nói dành cho chính mình. Hầu như ở nhiều bài thơ của anh, ta đã nhận ra tiếng nói của người xa quê với nhiều cung bậc trái chiều, có gì đó trăn trở và dằn vặt”.

Còn nhà thơ Hạnh Ngộ cho rằng: “Chín nhánh da vàng” là một bước tiến mới của Khét, một tác giả trẻ dấn thân. Khét dấn thân bởi đọc thơ Khét, tôi thấy rõ một thái độ của người làm thơ. Một thái độ dứt khoát và độc lập, một tình yêu sâu thẳm nằm trong từng con chữ”.

Ngược lại, có một nỗi băn khoăn ở tọa đàm “Chín nhánh da vàng trong dòng chảy thơ trẻ” là hiện nay hầu như các tác giả trẻ ít xem trọng tính chuyên nghiệp của nghề cầm bút. Tác giả Khét có thể ví như một trường hợp hiếm hoi đang nồng nàn và đang say đắm với thi ca. Điều này được những đồng nghiệp cùng trang lứa với tác giả Khét như Phạm Phương Lan, Tô Minh Yến, Đoàn Diễm Thuyên, Nguyễn Khắc Thắng, Gili Nguyễn... trực tiếp trân trọng thừa nhận.

Cụ thể hơn, nhà văn trẻ Tống Phước Bảo đánh giá: “Khét làm thơ thành tật. Cái tật như là nỗi yêu ghim gút tận trí óc của anh chàng. Thành thử ra, thơ Khét luôn mang màu thế sự, tình đời, và tình người nhưng rất dạt dào tâm ý, da diết niềm thương và hào sảng khí phách. Cái sởi lởi của anh chàng này đôi khi mang chút dấu ấn hài hước cà khịa ngay cả trong giao đãi cùng bạn bè”.


Tác giả Khét phát biểu tại tọa đàm do Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức.

Từ tọa đàm “Chín nhánh da vàng trong dòng chảy thơ trẻ” cho thấy một tín hiệu mới của văn chương trẻ. Những tác giả trẻ như Khét đang tìm kiếm giọng điệu riêng trên hành trình khám phá sức sống cội nguồn: “mẹ tôi ngàn năm lúa nước/ cha tôi cào đời mình dưới biển/ ném hòn đất xuống nước/ sẽ nhập vào cội nguồn/ ném hòn tôi xuống đời/ trôi vô tăm tích/ bằng cách này hay cách khác/ hoa vẫn nở trong lòng đường/ bằng cách này hay cách khác/ tôi vẫn nở về quê hương


 

MỘT SỐ HÌNH  ẢNH TẠI BUỔI TỌA ĐÀM

Nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM phát biểu khai mạc.

Các nhà văn Bích NgânTrầm Hương thay mặt BCH Hội Nhà văn tặng hoa tác giả Khét.

Nhà thơ Xuân Trường: Thơ Khét rất mới lạ.

Nhà thơ Phạm Phương Lan: Khét viết sắc, hay nhưng giá như em nhìn cuộc đời theo hướng tích cực và tươi sáng hơn.

Nhà thơ Bùi Phan Thảo: Khét rất giỏi, em có những bài thơ câu thơ bất ngờ và sâu sắc

Nhà văn Tống Phước Bảo: Tui quen thân với Khét và biết Khét luôn đau đáu và sống chết vì thơ.

Nhà văn Trầm Hương: Khét là một tài năng và em cứ viết theo cách của mình!

Ảnh: Nguyên Hùng.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Đoàn nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh đi thực tế sáng tác tại Cần Thơ
Trong 3 ngày, từ ngày 1-12 đến 3-12, Hội Nhà văn TP HCM đã tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại Thành phố Cần Thơ.
Xem thêm
Viết văn, điều khó nhất là nuôi dưỡng cảm xúc
Từ ngày 1 đến ngày 3-12-2023, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại ÐBSCL
Xem thêm
Nhiều tác giả trẻ chưa đủ đam mê và cô đơn để đi đường dài văn chương
Ngày 28/11, tại Hà Nội, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) phối hợp với Ban Nhà văn trẻ (Hội Nhà văn Việt Nam) tổ chức buổi Hội thảo Nâng cao chất lượng sáng tác văn học trẻ năm 2023.
Xem thêm
Khen tặng chuyên gia Nga có nhiều đóng góp cho Văn học nghệ thuật Việt Nam
Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam” cho Phó Giáo sư, Tiến sỹ Anatoly Alekseevich Sokolov
Xem thêm
Những người thầy truyền đạt kiến thức bằng cả trái tim
Cuộc thi viết Người Thầy kính yêu lần 2 của Báo Người Lao Động đã chọn được những tác phẩm xứng đáng để trao giải thưởng cho tác giả bài viết, viết về người Thầy, đồng thời, tôn vinh sự cống hiến của người Thầy...
Xem thêm
3 cuốn sách một tấm lòng, một tình yêu
Phóng sự ảnh về buổi Giới thiệu 3 tác phẩm mới của nhà thơ Triệu Kim Loan.
Xem thêm
Chuyến hành trình về nguồn đầy ắp cảm xúc của các VNS Thành phố Hồ Chí Minh
Trong 3 ngày 9-11/11/2023, Đoàn VNS Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chuyến hành trình về nguồn “Côn Đảo – vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc” có nhiều ý nghĩa.
Xem thêm
Thông báo và thư mời dự buổi giới thiệu tác phẩm mới
Vào lúc 8:30 sáng thứ Sáu, 17/17/2023 tại Hội trường B, Tòa nhà Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật TPHCM, số 81 Trần Quốc Thảo, Quận 3.
Xem thêm
34 giải thưởng được trao tại Liên hoan phim ngắn TP.HCM lần thứ nhất năm 2023
Lễ trao giải và bế mặc Liên hoan phim ngắn TP.HCM lần thứ nhất năm 2023.
Xem thêm
“Bằng cách này hay cách khác tôi vẫn nở về quê hương”
“Chín nhánh da vàng”, tập thơ đoạt giải thưởng Tác giả trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam 2022 sẽ được tái bản với diện mạo mới.
Xem thêm
“Em không thể nói lời từ biệt” sau 17 năm ẩn mình
Sáng 01/11/2023, nhà thơ Đào Phong Lan tổ chức ra mắt tập thơ tình “Em không thể nói lời từ biệt” (Nxb Hội Nhà văn, 2023) sau 17 năm không in ấn, không công bố thơ.
Xem thêm
Tiểu thuyết “Mình và họ” của Nguyễn Bình Phương ra mắt ở Hàn Quốc
Trong số hơn chục tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, “Mình và họ” có lẽ là cuốn sách gây tranh cãi nhiều nhất. Long đong trong hành trình xuất bản, nhưng khi vừa xuất hiện nó đã gây chấn động văn đàn. Được tái bản nhiều lần, giành nhiều giải thưởng quan trọng, hiện “Mình và họ” vừa được chuyển ngữ và ra mắt ở Hàn Quốc.
Xem thêm
Huyền tích về chùa Bà Đanh và về câu thành ngữ
“Vắng như chùa Bà Đanh” đó là một câu thành ngữ vốn từ lâu, nay thành câu cửa miệng của mọi người mỗi khi nói về một nơi chốn nào đó quạnh quẽ, đìu hiu. Tuy nhiên, có hai ngôi chùa từng được gọi là “chùa Bà Đanh” và cả hai ngôi chùa đó đều “nhận” câu thành ngữ đó xuất phát từ chính ngôi chùa của mình.
Xem thêm
Yêu dấu chiếc áo dài & ca Huế
Bài viết của nhà thơ - nghệ sĩ ngâm thơ Võ Ngọc Lan, hội viên Hội Nhà văn TP.HCM
Xem thêm