TIN TỨC

Trung thu Sài Gòn miền thơm ngọt

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
908 lượt xem

HOÀI HƯƠNG

Đã thấy thu về qua gió lạ

Phố ngơ xao xác khúc giao mùa

Người mơ ký ức tương tư hạ

Dáng thơ mờ ướt mảnh trăng xưa.

1.

Tháng 9 rồi, mùa thu đang chạm vào từng khoảng nắng thủy tinh vàng lấp lánh pha lê, tô đậm thêm màu xanh trời trong vắt thủy tinh, cho những áng mây hờ hững lơ lửng bay ngang phố càng trắng mịn như mảnh lụa nõn buông thả đầy gợi cảm…

Em đành hanh…

-  Sài Gòn làm gì có thu, làm gì có lá vàng bay trong chiều gió, làm gì có những mùi hương trái chín ngọt lừ đến say đến si đến mê đắm, làm gì có triệu đóa cúc họa mi, hay hương hoa sữa nồng nàn cả một con phố…, làm gì có…

-  Ừ, em cứ “làm gì có”… Nhưng mà có đấy em. Sài Gòn vẫn đang mùa mưa với những cơn mưa chợt ào đến chợt lướt qua, nhưng hương sắc thu đang len lỏi vô hình phủ lên phố như những vuốt ve nhẹ nhàng, chỉ để cảm, không phải để thấy…

Thu Sài Gòn không ồn ào vồn vã ập đến bằng hương hoa bằng trái chín, hay cơn gió heo may se lạnh, mà khẽ khàng và e ấp, là chút xao xuyến bờ môi gió chạm, là chút ngẩn ngơ chông chênh hoàng hôn buông, là chút man mác cho tâm hồn thong dong thả dài theo con phố vắng, là thu của tình và của rung động từ trái tim người có tình. Là thu cảm cho những lắng đọng tinh tế ngọt ngào…

Người Sài Gòn cảm nhận mùa thu đang phảng phất lẩn khuất trong bàng bac phố. Ban mai, mở bung cửa sổ, đưa ánh mắt rong ruổi nhẩn nha, thú vị nhận ra những hạt sương lấp lánh như lẩn trốn trong vòm lá me xanh mướt… Bất chợt rưng rưng, những hàng me xanh ngắt, diệu vợi, trầm mặc, hiền hòa phố, từ Võ Văn Tần, đến Đồng Khởi, Lý Tự Trọng, Trương Định, Nguyễn Du…., xanh đến vời vợi nhớ, thao thiết thương, để lá me bay, để bối rối cầm tay nhau, để thi nhân tặng thơ cho người tình...

Nghe gió xào xạc trên ngọn cây lộc vừng, trên tán bàng góc cuối con phố, chợt nhận ra những đốm lá vàng, lá đỏ, hình như chỉ đợi cơn gió chạm nhẹ vào, là rời cành, chạm khắc vào màu đá xám hè phố như dát một mảnh hoàng ngọc tuyệt đẹp. Và như một khẽ khàng run rảy đến không dám thở mạnh, ngay bên vòm cửa sổ, trên cành bồ đề um tùm lá, một đôi se sẻ đang ríu rít bên nhau… Hạnh phúc có lẽ chỉ nho nhỏ xinh xinh như thế, mà sao đôi lúc vì nhiều lẽ mà ta bỏ qua, để tìm những thứ cao xa, hư ảo. Ngắm đôi chim nhỏ mà như thức dậy cả một khát khao thanh xuân, hình như mình đã lỡ một nhịp để tiếc nuối như một ký ức cố tình cất giấu…

2.

Tháng 9 thu về, nắng Sài Gòn cũng mát nhẹ, bâng khuâng, không chói chang rừng rực. Từ những kỷ niệm mùa thu trước đầy ắp ngọt ngào thương yêu đến nôn nao thu này tạm giữ lại thật sâu bao nỗi niềm luyến nhớ để gói trong một câu thương chi thương lạ, hương thu dỗi hờn tan vào cơn gió thoảng.  

- Thu Sài Gòn rất lạ nghe em, chỉ là cảm một câu thơ xưa của thi nhân, để rồi tạo nên một mùa thu như mộng trong tranh vẽ…

Có một luật sư trẻ, trong căn phòng nhỏ của mình tít trên tầng cao một cao ốc chung cư. Và rồi, chàng đã tạo cho mình một không gian thu thi vị, chàng bày màu, sơn, vải…, để vẽ. Và bức tranh thu đẹp như câu thơ, một ánh trăng rằm tỏa ánh sáng thần thoại như rắc bụi bạc mịn xuống khu rừng có đôi nai đang quấn quýt bên nhau gần một gốc cây, cành lá mềm mại lả ngọn vừa khéo in vào trăng như sự giao duyên bầu trời mặt đất, tạo nên một mỹ cảnh thu tuyệt đẹp… Vâng chỉ cảm nhận thôi, mà thật sự như thấy đang đắm mình trong thu, đang thấm đẫm những giọt thu ngân trong tâm tưởng.

Nhiều người nói, Sài Gòn làm gì có mùa thu, mùa của những chiếc lá vàng bay lơ lửng trong gió vương vấn mắt nhìn, mùa của se se heo may để cảm nhận hơi ấm bàn tay tình nhân, mùa của thi, ca, nhạc, họa lãng mạn với dòng thời gian… Nhưng Sài Gòn có mùa thu đấy, chỉ là khoảnh khắc mà những tâm hồn nhạy cảm tinh tế mới có thể nhận ra được.

Sài Gòn mùa này, khi ánh nắng vàng mật chỉ còn sót lại trên ngọn cây cao tít như đốm sáng. Những cơn gió mỏng manh như một tấm khăn choàng bằng mây của tiên nữ thượng giới lỡ đánh rơi, len lỏi qua các ngôi nhà cao tầng, đậu xuống hàng cây phố rung nhẹ xào xạc, để rồi hàng cây rắc lá như những mảnh vụn vàng bay trong không trung. Và khi ánh biếc tím của hoàng hôn đang dần buông phủ bức voan mỏng của chiều, những ngọn đèn đường bật sáng, những tòa cao ốc bừng lên ánh lung linh của muôn vàn bóng đèn màu…

Là khoảnh khắc thu Sài Gòn chợt đến.

Thu phố Sài Gòn có nét riêng rất lạ. Không rõ như trời thu phương Bắc, chỉ như thoáng hơi sương nhẹ phảng phất lướt qua, chỉ đủ cho cái chạm khẽ khàng dịu nhẹ khi chiều về rồi tan vào không gian, lẫn vào mọi vật.

3.

Trung thu phương Nam rơi vào mùa mưa, đổ xuống những cây nước xối xả, dai dẳng, có khi kéo suốt từ trưa tới khuya vẫn còn rỉ rả rầy rà, hay từ chiều tối đến sáng hôm sau vẫn rả rích rơi rớt hạt luyến tiếc. Nhưng thật lạ, dù mưa thế nào, trung thu vẫn thấy trăng, ánh trăng bàng bạc thả huyền ảo xuống phố, trăng sau mưa phố đẹp kỳ ảo, huyền bí, siêu thực, trời đêm trong suốt như pha lê đen, ánh trăng lọc qua lây rây bụi nước sau mưa làm cho phố lung linh những chuỗi sắc màu lóng lánh như châu như ngọc.

Trung thu, ngay từ trước rằm, đã nhộn nhịp với hàng ngàn gian hàng bánh trung thu đầy ắp, thơm lừng những con phố, ngậy mùi bánh dẻo bánh nướng.. Nơi một góc chợ phố như quay ngược thời gian của hàng trăm năm trước, khu Chợ Lớn - Quận 5, Quận 6 là vương quốc đèn lồng rực rỡ với hàng ngàn kiểu dáng từ truyền thống đến hiện đại, từ loại đèn thủ công dán giấy bóng kiếng đến dùng đèn cầy bằng pin điện tử, với những đèn lồng xanh, đỏ, con cá, ngôi sao, đèn kéo quân…, những bức tranh trẻ mục đồng trên giấy dó phết nhũ địệp màu xà cừ …

Rồi cây trái của mùa thu khắp bốn phương tám hướng, những “sứ giả” thu phương Bắc với cuộc hành trình non nước như cuộc hẹn tình yêu đã dừng lại Sài Gòn, cho Sài Gòn phố vị thu say. Từ trái hồng ngâm, cốm Vòng, nhãn lồng, hồng tre vượt đường thiên lý từ Bắc vào phương Nam. Đến những loại trái quả quý thơm ngọt như táo, lê, đào, mận… từ các nước láng giềng trong châu lục và phương Tây cùng tụ hội Sài Gòn phố. Không kể trái cây từ những khu vườn miền Tây Nam bộ lúc nào cũng ăm ắp đổ về, thứ nào cũng ngọt đậm đà: Cam, Quý, Mít, Xoài, Thơm, Ổi, Chôm chôm, Măng cụt, Mãng cầu…

Trung thu Sài Gòn- TP Hồ Chí Minh hình như cũng có chút đặc biệt, ánh trăng như trong hơn, sáng hơn, len lỏi vào cả những con hẻm nhỏ, dù bầu trời thu ban đêm mọng đầy hơi nước. Phải chăng chính từ những túi quà trung thu của các nhà hảo tâm gửi đến từng gia đình có khó khăn, các em nhỏ mồ côi trong hai năm Covid-19 của thành phố. Phải chăng từ những hồn nhiên của trẻ rước đèn trung thu trong niềm vui hy vọng những điều tốt lành vào ngày mai, vào tương lai…

Trăng trung thu bỗng nhiên thấy ấm áp, thân thiện, gần gũi, từ những chiếc bánh “handmade”- tự tay làm để tặng biếu nhau, là cái tình gửi gắm trong đó, đầy thơm thảo ngọt tình. Như nhà văn Trầm Hương chia sẻ: “Việc tìm ra đủ nguyên liệu để làm nên những chiếc bánh nhỏ xinh này thật kỳ công, là cả một nghệ thuật kết nối, hòa trộn … Bột, đậu, mứt, các loại hạt làm vỏ bánh làm nhân bánh, và củ dền, hoa đậu biếc, trà xanh để nhuộm màu… làm nên chiếc bánh hương vị thanh tao, màu sắc thiên nhiên thanh nhã. Gửi đến những người bạn thân yêu những chiếc bánh nhỏ xinh, tinh khiết này!”. Và tôi thật sự ấn tượng với những chiếc bánh trung thu tự tay chị làm, khéo léo, xinh xắn, đẹp dịu dàng với những gam màu ngọt ngào bình yên.

Khó mà diễn tả cảm xúc, khi ngang qua một con hẻm, từ trong vẳng ra tiếng hát trong trẻo, rộn ràng: “Bóng trăng trắng ngà có cây đa to/ Có thằng cuội già ôm một mối mơ/ Lặng im ta nói cuội nghe/ Ở cung trăng mãi làm chi…/ Các em thích cười muốn lên cung trăng/ Cứ hỏi ông trời cho mượn cái thang/ Mười lăm tháng tám trời cho/ Một ông trăng sáng thật to/ Các em thích cười muốn lên cung trăng/ Cứ hỏi ông trời cho mượn cái thang…”-  (Thằng Cuội- Lê Thương).

Tiếng trống múa lân tùng xèng, tiếng trẻ hò reo hát những câu đồng dao, nghe rộn rã cả một khoảng phố trong đêm trăng trung thu.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tuổi thơ bên dòng lũ
Có thể nói, dù mưa bão thường mang đến nhiều thiệt hại cho người dân miền Trung, nhưng lũ lụt cũng bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng duyên hải này, nhờ đó mà người dân nơi đây có thể sống bằng nghề nông nghiệp ổn định với mùa màng tốt tươi, cây lúa phát triển.
Xem thêm
Chiếc Nóp quê hương – Tùy bút Nguyễn Thanh
Thời kháng chiến chống Pháp, trong giai đoạn đầu cuộc đấu tranh gian lao vì sự nghiệp giải phóng dân tộc còn thiếu thốn quân dụng, có một hình tượng đặc biệt đậm màu sắc quê hương, không thể thiếu đối với nhân dân lao động và những chiến sĩ yêu nước tham gia kháng chiến. Đó là chiếc nóp bàng mà người dân Nam Bộ sống cách đây bảy thập niên đều biết đến.
Xem thêm
Gia đình, những nỗi đau ngọt ngào của Trương Văn Dân - Elena
Mấy năm trước có một số bạn văn và bạn đọc đã đề nghị tôi và Elena nên in chung một tập truyện. Và tập truyện mà các bạn đang cầm trên tay có chủ đề về những mối quan hệ trong gia đình và tình nghĩa vợ chồng. Sự sắp xếp này này là hoàn toàn ngẫu nhiên, lựa chọn các truyện ngắn đã viết trong những năm qua, vì nếu chọn chủ đề rồi mới viết thì các bài viết có lẽ sẽ khác và thiếu tự nhiên.
Xem thêm
Má tôi - Tản văn Trần Trọng Trung
Má tôi là một người phụ nữ đảm đang, hiền thục; có một đức tính thật thà, nhân hậu; có một phẩm chất của người phụ nữ Á Đông “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”.
Xem thêm
Dấu ấn anh hùng – Bút ký Trần Thế Tuyển
Trong kháng chiến chống Mỹ, tôi may mắn được giao chép sử Trung đoàn 174 (đoàn Cao Bắc Lạng). Sau ngày giải phóng (30-4-1975), tôi lại thêm một lần may mắn nữa: trở lại chiến trường xưa, nơi Trung đoàn đã chiến đấu và gặp lại những người con ưu tú đã góp phần xây nên truyền thống vẻ vang của đơn vị hai lần được tuyên dương danh hiệu Đơn vị AHLLVT ND.
Xem thêm
Có một người thương binh như thế
Về Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu
Xem thêm
Chữa lành và những ngôi sao thức – Bút ký Thanh Huyền
… Đêm đã về khuya, gió biển vẫn mải mê hợp xướng với dàn đồng ca đại dương. Tôi vẫn tản bộ trên dải cát cùng với những nghĩ suy, chất vấn. Tôi không biết mình đang chữa lành ở dạng thể nào nhưng mong rằng khoảng trống nơi tim được lấp đầy... và chắc chắn tôi cũng là một trong những ngôi sao thức!
Xem thêm
Hoàng hôn trên đảo vắng – Tạp bút của Thúy Dung
“Hoàng hôn” là lúc mặt trời lặn, kết thúc một ngày gieo ánh sáng. Ai từng nghe bài “Đà Lạt hoàng hôn” của Minh Kỳ – Dạ Cầm, hẳn còn nhớ câu “Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ, màu lam tím, Đà Lạt sương phủ mờ”.
Xem thêm
Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc
Nguồn: Hồn sông, hồn quê trong thơ trong nhạc (Tạp chí Sông Lam) và Văn nghệ Công an số 715, ngày 11/7/2024.
Xem thêm
Những cống hiến, hy sinh của người lính đánh đổi để có hoà bình, phát triển kinh tế đất nước
Nguyện xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng, nhân dân. Nâng cao cảnh giác, chủ động sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, bảo vệ vững chắc môi trường hoà bình; đóng góp sức mình cùng cả nước giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh…
Xem thêm