TIN TỨC

Nhà văn TRẦM HƯƠNG


Sinh năm 1963, tại Bình Đại, Bến Tre, Kỹ sư nông nghiệp, Cử nhân Điện Ảnh, Thạc sĩ Báo chí.

Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM khóaVIII (2020 - 2025); Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam 1995.
 

TÁC PHẨM

Thị trấn không đèn (tiểu thuyết,  NXB Đồng Nai, 1990); Hoa lửa (thơ, NXB Hội Nhà văn, 1993); Người đẹp Tây Đô (tiểu thuyết, NXB Công An Nhân Dân, 1996); Một chút tài hoa (Tập truyện ngắn, NXP Phụ nữ), 1996); Huyền thoại Tình yêu (Tập truyện ngắn, NXB Phụ nữ);  Nhân ảnh (Tập truyện ngắn, NXB Phụ nữ 1997); Nắng quái (tiểu thuyết, 1998); Cổ tích cho con (truyện dài, NXB Văn nghệ, 2002); Đêm trắng của Đức Giáo Tông (tiểu thuyết, NXB Công An Nhân dân, 2002); Mẹ (tập truyện ký, NXB Quân đội Nhân Dân 2002); Người đàn bà trong thu tím (tập truyện ngắn, NXB Văn nghệ); Hoa kèo nèo tím biếc (tập truyện ngắn, 2005); Đêm Sài Gòn không ngủ (tiểu thuyết, NXB Văn Hóa văn nghệ, 2008); Người cha hiện đại (tiểu thuyết, NXB Văn hóa văn nghệ, 2011); Nếu như có linh hồn (tập truyện ký, NXB Văn hóa văn nghệ, 2013); Sen hồng trong bão táp (2 tập- Tập truyện ký, NXB Phụ nữ, năm 2015); Trong cơn lốc xoáy (Tiểu thuyết, NXB Phụ nữ, năm 2015); Chuyện năm 1968 (Tập truyện ký, NXB Văn hóa Văn nghệ, năm 2018); Em kiêu hãnh vì được làm đàn bà (Thơ, NXB Văn hóa Văn nghệ  năm 2018)...

Kịch bản

Phim truyện: Lời thề, Biệt ly trắng, Người đẹp Tây Đô (16 tập), Đồi Tức Dụp

Phim tài liệu: Những cánh hoa ngược dòng, Anh hùng Tạ Thị Kiều, Đêm trắng Vĩnh Lộc, Người mẹ, Cuộc hội ngộ sau 35 năm, Những bông hoa bất tử, Huyền thoại mẹ Việt Nam Anh hùng (100 tập phim tài tiệu do TFS sản xuất), Phượng hoàng tái sinh...
 

GIẢI THƯỞNG

  • Giải thơ hay năm 1993 của Tuần báo văn nghệ TPHCM;
  • Giải thưởng truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1994;
  • Giải thưởng tiểu thuyết do Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức năm 2000 cho tiểu thuyết “Đêm trắng của Đức Giáo Tông”;
  • Giải thưởng Tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010 cho tiểu thuyết “Đêm Sài Gòn không ngủ”;
  • Giải thưởng Văn học nghệ thuật TPHCM 5 năm một lần lần thứ nhất (2006-2011) cho tiểu thuyết “Đêm Sài Gòn không ngủ” (Giải C);
  • Giải A tiểu thuyết “Trong cơn lốc xoáy” cuộc thi sáng tác về đề tài Cách mạng và Kháng chiến (giai đoạn 1930-1975) do Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam trao tặng năm 2015; 
  • Giải B truyện ký “Chuyện năm 1968” - Giải thưởng Sáng tác quãng bá tác phẩm Văn học nghệ thuật báo chí chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đợt I giai đoạn 2015 – 2020 - Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM;  
  • Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM cho tiểu thuyết “Trong cơn lốc xoáy” năm 2016;
  • Giải thưởng Văn học nghệ thuật TP.HCM 5 năm lần thứ hai (2012-2017) cho tiểu thuyết “Trong cơn lốc xoáy” (Giải B);  
  • Giải khuyến khích cuộc thi viết tiểu thuyết và ký về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và Bình yên cuộc sống” lần thứ IV (2017 - 2020);
  • Giải nhất cuộc thi thơ và tản văn “40 năm rực rỡ tên vàng” báo Người Lao động năm 2021
  • Giài thưởng Sáng tạo TPHCM lần 2 - năm 2021 cho tập truyện ký "Đường 1C huyền thoại - Những bờ vai con gái", NXB Công an Nhân dân.


SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN

Trên đường thiên lý tôi đi…

Sống giữa Sài Gòn, vậy mà những miền đất xa cứ vẫy gọi tôi. Những năm gần đây, ý thức ranh giới mong manh giữa được và mất, giữa phù du công danh và sự bền vững của giá trị sống đời thường, tôi bắt đầu can đảm vượt qua những ràng buộc “những mối lợi nho nhỏ” để dấn thân vào những chuyến đi. Đó là những chuyến đi do mình chủ động, chỉ có sự thôi thúc của trái tim,  chỉ có niềm an ủi, rằng ở một nơi gió nắng xa xôi kia còn có những ẩn số về cuộc đời, số phận, còn có ai đó đang chờ đợi, hy vọng mình đến để chia sẻ, dù chỉ trong vô thức...

Trên đường thiên lý, tôi gặp những bông hoa, đẹp đến nao lòng. Ẩn trong vẻ đẹp của những bông hoa bình dị, thôn dã ấy là những số phận trĩu nặng lòng người. Trong tận cùng nỗi đau, tôi nhận ra khoảng lặng nước mắt chực trào từ những bà mẹ mất con trên những nẻo đường đất nước...

Những quyển sổ tay ghi chép của tôi chứa quá nhiều số phận, dầy lên mãi. Chúng được mở ra và tôi đã lặng đi trước những oai hùng, bi tráng nhưng cũng quá đỗi đau đớn, xót xa. Cảm xúc dâng trào nên dù chưa kịp viết ra thành một cái gì đó gọi là “tác phẩm để đời” tôi đã có dịp kể cho các con tôi nghe về sức nặng những ngày hòa bình mà chúng đang thụ hưởng. Hiện thực có quá nhiều con người bình thường làm nên những điều phi thường. Sứ mạng của mình là ghi lại, viết lại là làm không nổi, làm không xứng với tầm vóc thì mình thật vô dụng, thật có lỗi. Và mặc nhiên tôi tự gánh trên đôi vai mình trách nhiệm của người kết nối những phận người trong quá khứ và hiện tại, chiến tranh và hòa bình. Được đưa những người chết ra ánh sáng, góp một tiếng nói để không-ai-điều-gì-bị-quên lãng; hàng trăm căn nhà tình nghĩa được xây nên trên mọi miền đất nước từ kết nối những trang viết với những tấm lòng người đang sồng là phần thưởng vô giá cho cuộc đời cầm bút của tôi...

… Vì vậy, tôi miệt mài đi và viết…
 

VIDEO & ẢNH TƯ LIỆU

S DISCOVERY | TRẦM HƯƠNG VÀ BẢN NĂNG CỦA ĐÀN BÀ

\

Một số tác phẩm có thể đọc trên mạng:

...

Bài đã đăng lên website:

- Người thầy truyền lửa và văn đức - Trong vòng xoáy của chiến tranh - Chạm vào đâu cũng thấy mình mắc nợ - Kim Quyên – Khát vọng sáng tạo và trái tim yêu thương - Những nhà văn bị bỏ lại… - Một trại viết hồi sinh sau covid giàu năng lượng và cảm hứng sáng tác - Lửa sống đẹp soi chiếu những ngày buồn - Huyền sử mẹ | Trầm Hương - Nội lực văn chương từ tâm dịch Thành phố Hồ Chí Minh - Người giữ hồn nem Thủ Đức - Chỗ dựa - Truyện ngắn của Trầm Hương - Nếu mai này | Thơ Trầm Hương - Cháu giờ ở đâu, hãy về với ngoại! - Định mệnh đã trao cho chúng tôi tình bạn - Tài hoa tối giản - Trò chuyện với nhà văn Thu Trân - Đi tìm khoảng lặng nước mắt của mẹ - Hơn thế kỷ cuộc đời trọn với nước non - Kho báu từ sự tàn nhẫn - Sơ kết cuộc vận động viết về đề tài Thương binh – Liệt sĩ - Cuốn sách tôi chọn: Đường 1C huyền thoại – Những bờ vai con gái - Được trở về với mẹ - Kim Quyên, khát vọng sáng tạo và nỗ lực yêu thương - Trận chiến này đâu phải trận cuối cùng - Chuyện năm 1968: Những con người làm nên lịch sử - Viết về doanh nhân và đường đi tác phẩm - Nhà văn Trầm Hương: Tôi suốt đời chỉ phấn đấu cho sự giản dị, trong sáng trên trang viết - Mưa nguồn | Trầm Hương - Cây tâm hồn tiếp tục nở hoa - Phim về Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp - “Làm giàu” bằng sự đa cảm - Hơi thở cuộc đời và nỗi trăn trở từ hồi ký Nước mắt và niềm vui
Xem thêm
Số lượt xem: 1210

Bài viết liên quan

Xem thêm
Hoàng Trung Thông
Ông Trạng họ Hoàng
Xem thêm
Nguyên Hùng
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam/ Ủy viên BCH, Trưởng Ban công tác CLB Văn học Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Nguyễn Quang Sáng
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, còn có bút danh Nguyễn Sáng, sinh ngày 12 tháng 1 năm 1932 tại xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Ông mất ngày 13 tháng 2 năm 2014, hưởng thọ 82 tuổi.
Xem thêm
Lê Văn Thảo
Nhà văn Lê Văn Thảo tên thật là Dương Ngọc Huy, sinh ngày 1/10/1939 tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An; thuở nhỏ ông sinh sống ở Đồng Tháp Mười và Long Xuyên, An Giang. Ông học Khoa Toán – Đại học Khoa học Sài Gòn nhưng sau đó lại trở thành nhà văn. Năm 1962, ông thoát ly vào chiến khu chống Mỹ. Từ năm 1965, ông bắt đầu viết văn với đề tài nông thôn, chiến tranh du kích. Năm 1968, ông tham gia chiến dịch Mậu Thân ở Sài Gòn. Sau năm 1975, ông về công tác tại Hội nhà văn TP.Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Anh Đức
Nhà văn Anh Đức, tên thật là Bùi Đức Ái (1935 – 2014), là một nhà văn Việt Nam từng được trao giải thưởng Hồ Chí Minh do những đóng góp cho Văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam.
Xem thêm
Bùi Tiểu Quyên
Nhà văn Bùi Tiểu Quyên, quê Long An, hiện công tác tại báo Phụ Nữ TPHCM
Xem thêm
Vũ Hạnh
Nhà văn Vũ Hạnh tên thật là Nguyễn Đức Dũng, sinh năm 1926 tại xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình nho học.
Xem thêm
Minh Đan
Hội viên Hội Nhà văn TP.HCM
Xem thêm
Nguyễn Bính Hồng Cầu
Nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu sinh tại Trí Phải, Huyện Sử, Thới Bình, Cà Mau.
Xem thêm
Lương Sơn
Bút danh: Lương Sơn, Anh Sơn, Hà Vân
Xem thêm
Chế Lan Viên
Tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 tại Nghệ An.
Xem thêm
Nguyễn Bính
Tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính.
Xem thêm
Nguyễn Minh Châu
Lời ai điếu cho một thời vừa tắt /Khóc thương người, nhòe mắt đến ngày sau.
Xem thêm
Trần Thế Tuyển
Nhà văn Trần Thế Tuyển - nguyên TBT báo Sài Gòn Giải Phóng
Xem thêm
Nguyễn Khải
Là nhà văn Việt Nam được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà văn trưởng thành sau cách mạng tháng 8 năm 1945.
Xem thêm
Nguyễn Trường
Viết báo, viết văn từ năm 1978. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993.Tốt nghiệp trường Viết văn Nguyễn Du, khóa V.
Xem thêm
Triệu Xuân
Sáng lập Nhóm Văn Chương Hồn Việt, là Chủ tịch Nhóm.
Xem thêm
Trương Nam Hương
Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Bích Ngân
Chủ tịch Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2020- 2025.
Xem thêm
Nguyễn Vĩnh Bảo
Là hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm