TIN TỨC

Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu: Di sản còn mãi

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2021-12-02 01:36:13
mail facebook google pos stwis
2292 lượt xem

Ngày 23/11/2021 tại Paris (Pháp), UNESCO thông qua nghị quyết vinh danh Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) là nhà thơ, nhà văn hóa lớn của nhân loại. Năm tới sẽ có nhiều hoạt động vinh danh nhà thơ có số phận khá đặc biệt này.


Tranh sơn dầu nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu sáng tác Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc.

4 quốc gia đồng đề cử

GS.TS Nguyễn Chí Bền – nguyên Viện trưởng Viện Văn học – Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), là chuyên gia tư vấn xây dựng hồ sơ quốc gia danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu (dân gian thường gọi là cụ Đồ Chiểu). Ông chính là người chấp bút bản báo báo khoa học đệ trình lên UNESCO.

Giáo sư Nguyễn Chí Bền cho biết: “Tôi từng tham gia vào 7 hồ sơ quốc gia về di sản văn hóa của nước ta đệ trình UNESCO, nhưng xây dựng hồ sơ của cụ Đồ Chiểu là đặc biệt nhất. Ông là nhà thơ, nhà văn hóa đầu tiên đại diện cho các tỉnh phía Nam được giới thiệu lên cho UNESCO”.

Giáo sư Nguyễn Chí Bền cho biết: “Nguyễn Đình Chiểu là một danh nhân hết sức tiêu biểu, đáp ứng được mọi tiêu chí khắt khe nhất mà UNESCO đề ra. Nguyễn Đình Chiểu là một tượng đài, một tấm gương sáng của Việt Nam được nhiều nước biết tới, là một hình mẫu của con người luôn vượt lên những khó khăn nghịch cảnh của cuộc sống và theo đuổi lý tưởng học tập suốt đời để phụng sự con người, thể hiện sinh động nhất tinh thần Hiến chương của UNESCO”.


Truyện “Lục Vân Tiên” bản tiếng Nhật.

Nhà thơ sinh ra trong hoàn cảnh đất nước bị chiến tranh loạn lạc: “Bến Nghé của tiền tan bọt nước/ Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”. Bản thân ông bị mù lòa, không thấy chữ, nhưng ông theo đuổi sự nghiệp văn thơ, dạy học, làm nghề bốc thuốc, trước là tự cứu mình sau là cứu người. Tác phẩm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới khiến cho tiếng tăm của nhà thơ được biết đến trong giới yêu văn chương từ hàng trăm năm nay.

Giáo sư Nguyễn Chí Bền tiết lộ: “Theo yêu cầu của UNESCO thì hồ sơ danh nhân thế giới, ngoài đất nước đề cử cần phải có hai quốc gia khác đồng để cử mới hợp lệ. Chúng tôi rất mừng là ngay sau khi hồ sơ được gửi đi, ngoài Việt Nam là tổ quốc của Nguyễn Đình Chiểu thì có tới 4 quốc gia khác cùng đề cử, đó là Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Như vậy số quốc gia đề cử vượt xa so với yêu cầu của UNESCO và đó cũng là niềm vinh dự và tự hào cho đất nước chúng ta”.

GS.TS. Nguyễn Chí Bền cũng xúc động nói: “Phiên họp ngày 23/11/2021 tại Paris (Pháp), UNESCO thông qua nghị quyết vinh danh Nguyễn Đình Chiểu với sự đồng thuận tuyệt đối”.

Văn chương vượt mọi rào cản

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ có số phận khá đặc biệt.

Nhà thơ tham gia vào phong trào chống Pháp, bản thân viết những tác phẩm vạch trần tội ác của thực dân phương Tây, nói lên niềm đau xót thương cảm với đồng bào. Trong Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc ông viết: “Ôi thôi thôi! Chùa Tôn Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm. Đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ”.

Nhiều tài liệu cho thấy sau khi thực dân Pháp chiếm Nam Kỳ, người Pháp đã rất muốn “hợp tác”, “trọng dụng” Nguyễn Đình Chiểu, nhưng ông kiên quyết từ chối, suốt đời chỉ đi dạy học, bốc thuốc cứu dân, làm thơ cổ vũ lòng yêu nước. Sự khẳng khái của ông thể hiện trong thơ: “Thà đui mà giữ đạo nhà. Còn hơn có mắt ông cha không thờ. Dầu đui mà khỏi danh nhơ. Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình.”

Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu làm rung động cả những kẻ đi xâm lược, khiến người Pháp phải có cái nhìn khác về con người Việt Nam. Năm 1862 Pháp cơ bản chiếm Nam Kỳ và mở rộng chiến tranh ra Bắc Kỳ, song theo các nghiên cứu thì năm 1864, tác phẩm Lục Vân Tiên đã được dịch ra tiếng Pháp với bản dịch của G. Aubaret. Năm 1873, khi chiến sự vẫn nóng bỏng thì Lục Vân Tiên tiếp tục được dịch sang tiếng Pháp với bản dịch của Janneau. Tiếp sau đó là các bản dịch của Abel des Michels (1883), E. Bajot (1886), Nghiêm Liễn (1927), Dương Quảng Hàm (1944), Lê Trọng Bổng (1997). Trong số này có 4 bản dịch xuất bản ở Pháp, 3 bản xuất bản tại Việt Nam.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ rõ năm 1895 – 1897, Eugene Gibelt, một người Pháp đã nhờ tác giả Lê Đức Trạch vẽ minh họa truyện thơ nôm Lục Vân Tiên, với 1.200 bức tranh minh họa. Năm 1899, Eugene Gibelt đã tặng tác phẩm này cho Viện Hàn lâm văn khắc và mỹ văn của Pháp.

Với 3 thứ tiếng và 9 bản dịch, Lục Vân Tiên là tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra ngoại ngữ nhiều thứ ba sau Truyện Kiều (21 thứ tiếng, hơn 73 bản dịch), Nhật ký trong tù (khoảng 16 thứ tiếng, 20 bản dịch).

Giáo sư Nguyễn Chí Bền nói: “Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu luôn thể hiện sự yêu thương đối với những con người là nạn nhân của chiến tranh như phụ nữ, trẻ em. Ở trong văn thơ của ông, người ta luôn thấy toát lên khát khao về một cuộc sống hòa bình, an vui dành cho mọi người”.

Hẳn người ta sẽ còn nhớ mãi hình ảnh trong Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc: “Đau đớn bấy! mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; Não nùng thay! vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”.

Nhà văn hóa lớn

Giáo sư Nguyễn Chí Bền cho biết: “Nếu như Đại thi hào Nguyễn Du được UNESCO vinh danh là nhà thơ lớn của nhân loại thì Nguyễn Đình Chiểu được vinh danh là nhà thơ lớn đồng thời là nhà văn hóa lớn”.

“Nguyễn Đình Chiểu được tôn vinh như một con người luôn vượt qua những thử thách khắc nghiệt nhất và không ngừng làm việc, học hỏi để phục vụ cho cuộc đời. Hình tượng Lục Vân Tiên cũng chính là hình ảnh của chính Nguyễn Đình Chiểu, đó là luôn sống vì người khác” – Giáo sư Bền nói.

Người dân ở Cần Giuộc vẫn còn nhớ mãi hình ảnh cụ đồ Chiểu, trong hoàn cảnh chiến tranh, thường bốc thuốc chữa bệnh tại chùa Tôn Thạnh mà không bao giờ lấy tiền. Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện sự am hiểu sâu sắc về y thuật cũng như tấm lòng cứu người trên hết bằng tác phẩm Ngư tiều y thuật vấn đáp, trong đó chỉ ra căn nguyên của bệnh tật, cách phòng tránh, chữa trị. Đây là một cuốn sách thuốc gối đầu giường của giới y học cổ truyền.

Giáo sư Lê Trí Viễn trong lời tựa Ngư tiều y thuật vấn đáp lần xuất bản năm 1982 viết: “Y thuật ấy là kết tinh nghề thuốc của hàng trăm bộ sách của mấy mươi thế kỷ. Yêu nước ấy có chiều sâu cá nhân một đời người và chiều sâu dân tộc hàng trăm năm. Nhưng cả hai đều đúc lại thành một thang thuốc hồi sinh, một đạo lý sống, một con đường phù hợp cho những người yêu nước bình thường trong tình hình quê hương rơi vào tay giặc: giữ vững khí tiết không phục vụ quân thù, làm một công việc vừa có ý nghĩa vừa giúp dân vừa giúp nước,…”.

Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu luôn chứa đựng những tinh hoa tri thức, mỗi câu thơ của ông đều như những câu ca dao tục ngữ mới mà người ta ai cũng thuộc lòng. Từ đó, như kim chỉ nam cho con người sống có đạo lý trong cuộc đời. Chẳng hạn mở đầu Lục Vân Tiên ông viết: “Trai thời trung hiếu làm đầu/ Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”. Về học vấn, văn chương, ông viết: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.

 Trần Nguyễn Anh/TPO

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Hành trình về Chiến khu Đ
Bài và videoclip về chuyến về thăm Chiến khu Đ của các văn nghệ sĩ thành phố.
Xem thêm
Văn nghệ Giải phóng họp mặt nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin và videoclip về buổi họp mặt của cán bộ, nhân viên và văn nghệ sĩ Tiểu ban Văn nghệ Khu Sài Gòn – Gia Định/T4 và báo Văn nghệ Giải phóng.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh cùng giới văn nghệ sĩ cả nước vô cùng thương tiếc báo tin: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, đã từ trần.
Xem thêm
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan) tạ thế.
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan), nguyên giảng viên Trường Đại học Đà Lạt, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà văn Khuất Quang Thụy
Trong khoảng 30 năm quân ngũ, tôi có khá nhiều kỷ niệm sâu sắc với nhà văn Khuất Quang Thụy, người vừa vĩnh biệt chúng ta để trở về với thế giới của người hiền.
Xem thêm
Phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức”
Cựu chiến binh Sư đoàn 315 đã phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức” lần thứ IV, dành cho tất cả các cựu chiến binh ở các sư đoàn, đơn vị chiến đấu trên chiến trường K và thân nhân của các đồng đội. Tác phẩm dự thi hợp lệ là hồi ức, hồi ký, giới hạn trên 1.500 từ và không quá 2.000 từ, chưa đăng tải trên bất kì cơ quan thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào…
Xem thêm
Nhà văn Khuất Quang Thụy đã về phía bên kia thềm nắng
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và người thân của nhà văn Khuất Quang Thụy
Xem thêm
Cánh chim cô độc – Hồi ức một điệp viên chiến trường
Tin ảnh về Tọa đàm giao lưu ra mắt sách Gãy cánh điệp viên của cựu điệp viên Hồ Duy Hùng
Xem thêm
Hồng Quang – Em gieo con chữ trên đồi núi
Lúa ngô nắng thức nương đồiVáy hoa nắng ngủ tay người dệt thêuVi vu nắng gọi sáo diềuNắng cài mây tím đón chiều trăng lên
Xem thêm
Thể lệ Giải thưởng Thơ 1-2-3 lần thứ I
Kể từ khi thể thơ 1-2-3 ra đời vào mùa thu năm 2018 đến nay, ngoài hàng trăm tác giả trong và ngoài nước sáng tác thể nghiệm, đã có nhiều tập thơ 1-2-3 được xuất bản, chưa kể những bài thơ 1-2-3 in chung với các thể loại thơ khác trong các tập thơ. Đó là thành quả chung của những người yêu thơ và làm thơ 1-2-3.
Xem thêm
HTV và VTV nói gì về Ngày thơ Việt Nam 2025?
Vài chương trình của HTV và VTV xung quanh chủ đề Ngày thơ Việt Nam Nguyên tiêu Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam 2025 Tại TP. HCM: Vang vọng Bài ca thống nhất
Tin tổng hợp và các videoclip hình ảnh chọn lọc về Ngày thơ 2025 tại TPHCM.
Xem thêm
Bài ca thống nhất trong Dòng chảy thơ phương Nam
Phát biểu khai mạc Ngày thơ 2025 của nhà văn Trịnh Bích Ngân, Ủy viên Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn TP. HCM
Xem thêm
Nhiều hoạt động trong Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 12/2, Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh đã chính thức khai mạc với chủ đề “Bài ca thống nhất”. Đông đảo bạn yêu thơ đã cùng hội tụ tại Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh để nhìn lại dòng chảy thơ ca sau nửa thế kỷ Bắc - Nam sum họp.
Xem thêm
Khai mạc Ngày thơ Việt Nam 2025 tại TPHCM
Ngày 12/2/, tại số 81 Trần Quốc Thảo, Q3, TPHCM, Hội Nhà văn TPHCM khai mạc “Ngày thơ Việt Nam 2025” với chủ đề “Bài ca thống nhất”.
Xem thêm