TIN TỨC
  • Thế giới sách
  • Những sợi chỉ tâm hồn nối kết thành những bông hoa trong vườn thơ ‘Khát vọng’

Những sợi chỉ tâm hồn nối kết thành những bông hoa trong vườn thơ ‘Khát vọng’

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-02-11 12:20:13
mail facebook google pos stwis
832 lượt xem

Trần Quang Châu 

(Nhân đọc tập thơ “Khát vọng” của Hồ Xuân Đà)

(Vanchuongthanhphohochiminh.vn) – Cơn đại dịch lịch sử, mang tầm thế kỷ đang hấp hối. Vài con Virut 19 còn lẫn quẩn đâu đó. Thành phố Sài Gòn cũng bắt đầu mở cửa hoạt động và đón mùa Xuân mới trong tình hình bình thường mới.

Tập thơ Khát Vọng – Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn 2021 – của Hồ Xuân Đà, như một lộc xuân trong những ngày đầu năm Nhâm Dần vậy.

Tôi được biết Hồ Xuân Đà là nhà văn trẻ đã có nhiều tác phẩm đang lưu hành trên diễn đàn văn học cả nước, và cũng là một cô giáo mầm non tham gia viết nhiều bài về giáo dục trẻ em, cộng tác viên cho một số tờ báo..

Bây giờ qua lãnh vực thơ ca, chị cũng đường đường là một nhà thơ đa tình, đa cảm vậy. Và hình như cái sự khát vọng ấy luôn làm cho Hồ Xuân Đà làm việc hết mình, yêu thương hết lòng với con trẻ, và trang viết, trên từng bàn phím. Đọc lời tựa của tập thơ Khát Vọng của chính tác giả viết mà bản thân tôi cũng ước mình một phút được sống hạnh phúc, được nói, được thở và được yêu hết mình, được hy sinh hết mình cho xã hội và cho từng cảm xúc của con người: “Cuộc sống bắt đầu bước vào nhịp quay của những dự định mới. Trang sách đang tiếp tục viết nốt những gì đã bắt đầu. Nắng luồn qua ô cửa sổ để bắt đầu một ngày mới, con mèo lười trong chăn sưởi ấm trước nắng vàng nhẹ dịu. Chút hiền ngoan dễ thương trong đôi mắt của cô bé tuổi ô mai. Chút tự tin đầy lạc quan của cậu bé mới lớn. Cuộc đời đầy hy vọng khi biết nhìn vào cái đẹp của con người. Những ước mơ xoa dịu những cơn ác mộng. Những giai điệu, dư âm làm cho cuộc đời này thêm ấm êm, hạnh phúc.

Niềm hy vọng xua tan đi sợ hãi – yếu đuối trong tâm cảm. Ngày tháng đi qua sẽ ngọt ngào thanh tao như vị socola, như giọt cà phê chầm chậm chảy theo giai điệu nhạc cổ điển. Vài câu văn hay cứu rỗi tâm hồn của ai đó. Những xúc cảm dạt dào đan xen, dệt thành ước mơ, hay lời thơ đong đầy khát vọng của cuộc sống. Sẽ giúp cho sâu thẳm tâm hồn con người có sức sống mạnh mẽ hơn. Thơ văn không là vị thuốc, nhưng nó làm con người biết thấu cảm nhau hơn, đánh động vào lòng nhân của con người, độ lượng hơn, vị tha hơn, nhân ái hơn, yêu đời hơn.” (Trích lời tựa Tập thơ Khát Vọng– NXB Hội Nhà Văn- năm 2021)

Bìa tập thơ “Khát Vọng” của Hồ Xuân Đà – Nhà xuất bản Hội Nhà Văn 2021)

Hóa ra, trong thời gian nhà nhà đóng cửa, lòng người nơm nớp lo âu, Hồ Xuân Đà vẫn miệt mài lao động. Chị có sợ hãi hay không trước dịch bệnh Covid- 19, chị cũng rất sợ đó thôi! Nhưng đứng trước bao nhiêu vấn đề của xã hội, trước dịch bệnh, trước bao nỗi lo cơm áo, sự sống sự chết, biết bao cảm xúc, tình cảm con người, chị mượn câu thơ như muốn nói lên tâm sự, khao khát của bao con người, của bao nhiêu cặp vợ chồng xa nhau, lứa đôi chờ đợi nhau ngày hết cách ly, ngày được đoàn tụ, ngày được kề cận nhau: “Em dặn lòng thôi không nghĩ về anh/ Không nghĩ về nỗi nhớ đang cào cấu tim mình/ Bởi biết rằng trong vô vàn ẩn ý/ Không nói ra, nhưng mình đang run rẩy/ Ngày phố buồn, từng con hẻm giăng dây/ Em rất sợ, trong từng dòng cảm xúc/ Cố ép lòng mình, trấn an cơn hồng thủy/ Đó là nỗi lo, là sự thật nộ cuồng/ Chắc chắn là anh cũng biết rõ thôi/ Cũng như em, cũng như bao nhiêu người khác/ Đang khép cửa nhà cùng những nỗi âu lo/Mình yên lặng nghe từng lời năm tháng/ Những mùa đã qua đi, những ngày tiếp qua đi/ Những con số, cùng bao người đang cố/ Người cố về quê hương, người cố từng hơi thở Người cố được yêu, và người cố được thương” (Trích Tình yêu và sự sợ hãi trong Tập thơ Khát Vọng)

Chị tập hợp tất cả những bài thơ từ năm, mười năm trước, từ những lời thơ như tiếng lòng của con người tìm nơi nương náu trên mảnh đất thơ ca buổi ban đầu cho đến tận hôm nay. Chị gom nhặt từng mũi kim định mệnh, những sợi chỉ tâm hồn, nối kết thành vô số những bông hoa trong vườn thơ Khát vọng.

“…Ngày giáp Tết mắt nhìn màu hương khói 
Vén từng ngày mong mỏi nỗi lia thia…”  

Hay những hồi ức một thời đang xoi mòn nỗi nhớ nhà, nơi có người mẹ hiền đang tất bật:

“… Những ngày đông mong chờ tia nắng ấm 
Mẹ tảo tần hương cúc giậu hoa leo 
Các con lớn vườn nhà thêm trái ngọt 
Giáp Tết rồi ngoài ngõ tiếng đàn reo” (Trích Chiều giáp Tết – Khát Vọng)

Nhà văn Hồ Xuân Đà.

Vâng! Người đời không chỉ cứ lấy mỗi một cái tâm “hữu dục” để ứng biến cho đời sống. Mà còn một cái tâm khác nữa – Ấy là tâm “vô dục” – Tưởng rằng với trùng trùng “khát vọng” đó là “hữu dục” chăng? Nhưng, với nhà thơ không hẳn vậy!

Qua rất nhiều con chữ trong những bài thơ sướt mướt tình cảm của Hồ Xuân Đà, chúng ta vẫn thấy thấp thoáng đâu đó sự thiêng liêng huyền huyển siêu hình của một tình yêu thương vô lượng mà tác giả đã cố ý gieo trồng giữa hằng hà chủng tử trên hành tinh này:

“Lựa ra trong đống tàn thư 
Của thời mới lớn học từ yêu đương 
Quá chừng nét bút thân thương 
Quá chừng hò hẹn còn vương lối về…” (Trích Cõi Yêu Thương- Khát Vọng)

Nhà thơ, có thể gọi Hồ Xuân Đà thêm một tên gọi bằng hai tiếng nhà thơ, bởi tình yêu và sự đa cảm, nhân từ, độ lượng, thấu hiểu sự đẹp đẽ của ngôn từ, chuyển tải đi rất nhiều thông điệp trong thơ chị, không chỉ thấy sông, thấy núi qua khía cạnh thực dụng. Không lấy cái tâm “hữu dục” để so đo trong đời sống, Hồ Xuân Đà ngắm nhìn mặt nước hồ thu đang phẳng lặng hay mây bay lơ lửng giữa tầng trời, bằng cái tâm “vô dục”. Chị thấy từ đó, những vô cùng biến động đang sinh sôi nảy mầm. Từ cái hữu hạn ấy, nhà thơ thấy được cái vô hạn của thiên nhiên, thấy được cái diệu kỳ của vạn vật chung quanh rất thân quen với đời sống hàng ngày.

“Nếu một sớm chim trời vui tiếng hót 
Thì hoàng hoa rực rỡ lối đi xưa 
Có dấu chân em vẽ vòng tròn trên lá 
Hai đứa mình mộng mị dưới cơn mưa” (Trích Tự Bạch Cùng Anh)

Tác giả đã chắt chiu từng kỷ niệm, có thăng hoa có đau khổ, có hỉ, nộ, ái, ố để chuyển tải KHÁT VỌNG của con người nói chung và cũng là cho chính bản thân mình nói riêng vậy:

“Ai khều ngọn bấc sớm mai 
Chạm vào da lạnh đến hai ba mùa 
Nửa đời có ngọt có chua 
Có thăng hoa, có te tua vẩy vùng…” (Trích Nửa đời có ngọt có chua)

Và rồi chúng ta, cùng với tác giả thả những bước chân du xuân trong vườn hoa vô cùng màu sắc ấy…

“Nắng thắp đèn hoa trong mắt em 
Ngoài kia sợi khói thả tơ mềm 
Rẻ đôi bím tóc làm duyên ấy 
Trang điểm cho đời kịp gió lên” (Trích Nắng)

Để giải bày cho hồn thơ của mình, hình như chị rất mong ai đó đồng cảm với những suy nghĩ rất đời của mình, nên chị đã viết: “Bộ phim hay cuốn sách hôm qua đang xem đọng lại trong tâm thức một vài thông điệp nào đó, vô chừng vô hạn, rồi sẽ đầy dư âm tươi đẹp. Những khoảnh khắc cần phải được lưu giữ, những chùm hoa hoàng yến vàng rực đong đưa trong gió, như bảo ta cần phải sống nồng nàn, cuồng nhiệt với tất cả, với những nơi ta đến, với những người ta yêu thương, với những kỳ vọng vào ngày mai. Cuộc đời này với tôi là những vần thơ đầy ưu tư khắc khoải đợi chờ, bao nhiêu là khao khát, hy vọng thoát ly khỏi đau khổ, sợ hãi. Phải chăng, cái khát, cái vọng đó, bao nhiêu người đôi lần đồng cảm với tôi. Tôi yêu sự nhẹ nhàng như bàn tay mẹ gội đầu cho tôi từ thuở bé, để khi vấp váp lại thèm lời hát ru của mẹ. Tôi yêu những vui buồn với nghề, tôi cảm từng phút giây lớn lên cùng các con, cùng sự mong cầu hạnh phúc trong tình yêu, vươn lên chạm tới ước mơ từ thuở bé.

Chạm vào trái tim sẽ đầy ắp cảm xúc chờ đợi, nhịp tim hân hoan, khi gió xuân vẫn đang còn lưu luyến nụ cười hồn nhiên, của những cảm xúc đan xen chút hương nồng nàn của cuộc sống, xoa dịu những khát khao của tình yêu.

Khát vọng! Những cơn khát hạnh phúc, khát bình yên, khát vươn lên, khát được sống, khát được yêu thương, khát thực hiện những ước mơ của một đời người… Tôi khát như bản năng vốn có của con người!” (Trích lời tựa Tập thơ Khát Vọng – NXB Hội Nhà Văn – năm 2021)

Như những khát vọng và ước mơ, mà tập thơ mang đến cho những ai yêu nó. Nơi đó, hiện diện rất nhiều cảm xúc từ gia đình đến quê hương, gia đình và trách nhiệm. Những trang trải của tư duy ấy được Hồ Xuân đà chắt lọc, lựa chọn từng ngôn từ để hệ thống hóa thành dòng thơ, truyền cảm hứng đến người đọc qua những trang giấy vô cùng xúc động, đủ cho chúng ta cảm nhận được, thơ ca không là thuốc chữa bệnh, không thể ăn no, nhưng là món quà vô giá khi chúng ta cảm nhận được giá trị tinh thần mà chúng mang lại!

T.Q.C

Bài viết liên quan

Xem thêm
Cảm xúc thành lời
Bài viết về tập truyện HỒN MA FB của nhà thơ Đỗ Anh Thư.
Xem thêm
Nhịp thời gian – nhịp thở tâm hồn
Bài viết về tập thơ Nhịp thời gian của Hoàng Đình Hòa
Xem thêm
Cổ tích mới thời thế giới phẳng
Về tập truyện Hồn ma Facebook của Đỗ Anh Thư
Xem thêm
Cổ tích cảnh sát - Ánh sáng từ những ngôi sao trên công an hàm!
Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại và phát triển, nên sẽ dễ ngạc nhiên và tò mò khi nghe cái tên tác phẩm này. “Cổ tích cảnh sát”? Chuyện cổ tích dành cho cảnh sát giới hay chuyện cổ tích về cảnh sát?
Xem thêm
Những con người trong CƠN MƯA DÀI khát khao hạnh phúc
Nhân đọc tập truyện vừa của nhà văn Lệ Hồng
Xem thêm
Nước mắt và niềm vui - một góc bảo tàng tư liệu đặc biệt
“Nước mắt và niềm vui”- NXB Hội Nhà văn- 2022- Hồi ký của cựu chiến binh, Trung tá Vũ Thanh Trung, là một trong những tác phẩm nằm trong dòng hồi ký chiến trận,
Xem thêm
Đôi dòng cảm nhận về tập thơ MẶT NẠ HƯƠNG của Nguyễn Thánh Ngã
Phải chăng MẶT NẠ HƯƠNG là dung mạo của hương vô hình vô tướng, là sắc của không, là không của sắc, tức không là cái gì cả. Theo thi sĩ Hoang, tôi không chắc là tôi, tôi về đâu trong cõi vô định
Xem thêm
Hơi thở cuộc đời và nỗi trăn trở từ hồi ký Nước mắt và niềm vui
Nghe Mười Trung kể tới đó, tôi đề nghị: Mình nên về Mỹ Tho, thăm gia đình anh Trần Văn Bảnh?!.
Xem thêm
Đọc “Nước mắt và niềm vui...” của đại tá Vũ Thành Trung
Tham luận của nhà văn Kim Quyên tại buổi ra mắt sách của Đại tá Vũ Thành Trung
Xem thêm
Nhà văn Bùi Tiểu Quyên ra mắt bộ sách “Trường Sa! Biển ấy là của mình”
Với mong muốn giúp các bạn nhỏ hiểu hơn về cuộc sống khó khăn vất vả nhưng đầy lạc quan tại huyện đảo Trường Sa, nhà văn Bùi Tiểu Quyên vừa ra mắt bộ sách Trường Sa! Biển ấy là của mình (Lionbooks và NXB Hà Nội). Bộ sách được thực hiện song ngữ Việt – Anh với 2 tập: Phong ba nơi đầu sóng và Biển ấy là của mình.
Xem thêm
Triệu ngày khắc khoải cùng sự hy sinh của người lính
‘Triệu ngày khắc khoải’ là cuốn sách thu hoạch từ cuộc vận động viết về đề tài thương binh liệt sĩ, vừa được tổng kết và trao giải vào sáng 22/12 tại TP.HCM.
Xem thêm
Thi pháp nhân vật, một thành công lớn về Lốc xoáy của nhà văn Võ Minh
Bài viết của thầy giáo Lê Đình Hòa đăng trên Dân Việt.
Xem thêm
Những hình ảnh ấm áp về buổi ra mắt Đối diện chính mình của Phạm Trung Tín
Những hình ảnh ấm áp về buổi ra mắt Đối diện chính mình của Phạm Trung Tín.
Xem thêm
Nhà văn trẻ và cuộc trinh thám từ dấu vết muội tro
Nhà văn trẻ Võ Chí Nhất vừa đóng góp tác phẩm mới có tên gọi Muội tro vào dòng văn học trinh thám.
Xem thêm
Sinh viên đồng hành cùng “Miền Nam xưa ngái”
“Miền Nam xưa ngái”- những câu chuyện ám ảnh về người & đất
Xem thêm
Trưng Nữ Vương - Tiểu thuyết lịch sử của Phùng Văn Khai (Hồi thứ hai phần 2)
Nhà văn Phùng Văn Khai sinh năm 1973 tại ại Thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Anh hiện đang công tác Tạp chí Văn nghệ Quân đội, cấp bậc thượng tá, chức danh Phó Tổng Biên tập, là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (2007), Phó Ban Kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam Nhiệm kỳ (2020 - 2025). Phùng Văn Khai được biết đến là một tác giả viết nhiều bộ tiểu thuyết lịch sử nhất gồm 6 bộ gồm: Phùng Vương, Ngô Vương, Nam Đế Vạn Xuân, Triệu Vương phục quốc, Lý Đào Lang Vương, Lý Phật Tử định quốc. Và sắp tới đây anh sẽ ra mắt bộ tiểu thuyết thứ 7 “Trưng Nữ Vương”. Trong những tiểu thuyết lịch sử của anh, bạn đọc đặc biệt chú ý đến các bộ tiểu thuyết; Phùng Vương, Ngô Vương, Triệu Vương phục quốc, trong đó bộ tiểu thuyết Ngô Vương nhận được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam thời kỳ 2016 - 2019. Qua trao đổi trước khi bộ Trưng Nữ Vương sắp được ra mắt, anh cho biết, bộ tiểu thuyết lịch sử này sẽ có nhiều nét mới trong lối hành văn nên văn phong cũng khác hẳn. Và tiểu thuyết Trưng Nữ Vương là tiểu thuyết đầu tiên của anh có nhiều tình tiết hư cấu, có nhiều giai thoại lẫn thần thoại xoay quanh các nhân vật chính, nó thể hiện sự khác lạ so với các tiểu thuyết trước đây. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu Hồi thứ nhất của Bộ tiểu thuyết lịch sử này.Phùng Hiệu giới thiệu
Xem thêm