TIN TỨC

Đoàn Hội Nhà văn Thượng Hải tới thăm Hội Nhà văn TP. Hồ Chí MInh

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2025-06-06 18:17:01
mail facebook google pos stwis
276 lượt xem

 

Sáng ngày 6/6, dịch giả Nguyễn Lệ Chi (Phó chủ tịch Hội đồng Văn học dịch Hội nhà văn TP.HCM) đã dẫn đoàn Hội nhà văn Thượng Hải đến thăm Hội nhà văn TP.HCM, đồng thời kiêm vai trò phiên dịch trong buổi giao lưu.

 

Được biết đây là lần đầu tiên Hội Nhà văn Thượng Hải tới thăm Hội Nhà văn TP.HCM. Phó chủ tịch Hội nhà văn Thượng Hải - ông Tất Thắng làm trưởng đoàn đã trao quà tặng và bày tỏ nguyện vọng muốn giao lưu học hỏi kinh nghiệm với Hội nhà văn TP.HCM. Nhà văn Bùi Anh Tấn - Phó chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM cùng tiến sĩ, nhà thơ Nguyên Hùng, nhà văn Võ Thu Hương - Chánh văn phòng Hội Nhà văn TP.HCM đã đại diện Hội tiếp đón. Hai bên đã chia sẻ nhiều về tình hình hoạt động của Hội nhà văn của hai bên, cùng trao đổi những phương thức hiệu quả nhất trong việc đào tạo thế hệ nhà văn trẻ và đưa độc giả trẻ ngày càng thêm yêu thích văn học. Văn học thiếu nhi là một nội dung được hai bên thảo luận khá tâm đắc. Hội nhà văn Thượng Hải có hơn 2000 hội viên, được chia nhỏ thành nhiều hội đồng như Hội đồng thơ, Hội đồng tản văn, Hội đồng văn học thiếu nhi... với nhiều hoạt động sôi nổi quanh năm như tổ chức các giải thưởng văn học, các cuộc thi sáng tác văn học trẻ, các khóa bồi dưỡng viết văn, đưa nhà văn đi thực tế cuộc sống, giao lưu quốc tế... Tất cả hoạt động đều do chính phủ Trung Quốc tài trợ, hội viên không phải đóng hội phí. Ngoài ra, Hội Nhà văn Thượng Hải còn có Hội Vhà văn văn học mạng với hơn 700 hội viên, hoạt động riêng biệt. Đại diện Hội Nhà văn Thượng Hải và đại diện Hội Nhà văn TP,HCM đã trao tặng quà và sách cho nhau, đồng thời bày tỏ nguyện vọng được tích cực tiếp xúc, giao lưu nhiều hơn nữa trong tương lai.

Đoàn Nhà văn Thượng Hải gồm có:

1. Tất Thắng: Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Thượng Hải, Phó Biên tập,ôngđã công bố nhiều luận văn có liên quan; tổ chức, tham gia và chủ trì các hoạt động trọng điểm về văn học nghệ thuật và biên tập xuất bản.

2. Chung Hồng Minh: Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đại học Phúc Đán năm 1985, sau đó làm việc tại nhà xuất bản tạp chí văn học “Thu Hoạch” cho đến nay, hiện là Tổng Biên tập Điều hành kiêm Biên tập viên của “Thu Hoạch”. Các tác phẩm do bà phụ trách biên tập đã nhiều lần đoạt các giải thưởng, trong đó có sáu lần đoạt Giải Biên tập viên xuất sắc – Giải Văn học Lỗ Tấn cấp quốc gia và một lần đoạt Giải Biên tập viên Giải Văn học Mao Thuẫn. Bà cũng là tác giả của nhiều bài phê bình văn học và phỏng vấn văn học.

3. Chu Lập Dân: Người thành phố Đại Liên tỉnh Liêu Ninh. Hiện là Phó Giám đốc thường trực bảo tàng Nhà Cũ Ba Kim và Phó Chủ tịch thường trực của Hội nghiên cứu Ba Kim. Ông là Tiến sĩ chuyên ngành Văn học hiện đại và đương đại khoa Ngữ văn Đại học Phúc Đán. Từng kiêm nhiệm các chức vụ như Giáo sư thỉnh giảng tại Viện văn học nghệ thuật Phùng Kí Tài thuộc Đại học Thiên Tân, Nghiên cứu viên khách mời tại Bảo tàng văn học hiện đại Trung Quốc. Lĩnh vực công tác chính của ông là nghiên cứu văn học hiện đại Trung Quốc và phê bình văn học đương đại. Các tác phẩm tiêu biểu của ông bao gồm: Một Ba Kim khác, Tiểu sử Ba Kim bằng tranh, Chuyên luận về “Tùy tưởng lục” của Ba Kim, Khám phá về tinh thần và Tự sự văn học, Hoa dại vang tiếng, Lật giở thời gian, Giữa khung trời mờ mịt vọng tiếng chuông lạc đà xa xăm, Tản mạn bên lề, Xuân chưa tàn sách khó quên... Ông cũng biên soạn nhiều tư liệu và tài liệu các loại.

4. Phương Nham: Tiến sĩ Văn học Đại học Nam Kinh, hiện là Phó Tổng biên tập tờ Tuyển tập Văn học Tư Nam, Nghiên cứu viên đặc biệt của Bảo tàng Văn học Hiện đại Trung Quốc và Giáo sư thỉnh giảng đặc biệt tại Viện Văn học Đại học Liêu Ninh. Ông từng đoạt các giải thưởng như Giải Nghiên cứu Văn học Trẻ Đường Thao, Giải Văn học Tử Kim Sơn tỉnh Giang Tô, Giải Luận văn xuất sắc thường niên của tờ Phê bình nhà văn đương đại. Các tập phê bình nổi tiếng của ông bao gồm: Quyển đầu tiên, Biên niên sử thanh niên văn học, Thời gian là lời bạt của mọi thứ...

5. Lai Dĩnh Yến: Phó Tổng biên tập tạp chí Văn học Thượng Hải. Đã công bố hơn 40 luận văn trên các tạp chí như Phê bình tiểu thuyết, Nghiên cứu văn học đương đại Trung Quốc, Văn hóa Thượng Hải, Phê bình văn học Dương Tử Giang, Văn đàn đương đại, Văn đàn phương Nam, Thu Hoạch, Văn học Thanh niên, Văn nghệ Trường Giang và tham gia nhiều hội thảo văn học trong nước. Tác phẩm phê bình nổi tiếng của bà là Cảm nhận tức là gọi tên, bà cũng từng đoạt giải Phê bình xuất sắc Giải Văn học Âu Dương Sơn. Hiện là Nghiên cứu viên đặc biệt của Bảo tàng Văn học Hiện đại Trung Quốc và là cố vấn hướng dẫn của dự án đào tạo nhân tài “Văn học Quế Quân” 1+2.

Nguồn: https://touchread.vn/

Bài viết liên quan

Xem thêm
Mời tham gia Cuộc thi tìm hiểu truyền thống “80 năm lịch sử vẻ vang của Quân khu 7”
Thực hiện Công văn số 05-CV/BTGDVĐU ngày 24/7/2025 của Ban Tuyên giáo và Dân vận Đảng ủy các cơ quan Đảng Thành phố
Xem thêm
Cuộc vận động sáng tác LÚA GẠO VIỆT - NGUỒN CỘI VÀ TƯƠNG LAI
Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam phát động Cuộc vận động sáng tác ‘Lúa gạo Việt – Nguồn cội và Tương lai’ lần thứ nhất.
Xem thêm
Dịch giả Nguyễn Lệ Chi nhận danh hiệu Người bạn của văn học Trung Quốc
Sáng 21.7 tại thành phố Nam Kinh (Trung Quốc), dịch giả Nguyễn Lệ Chi đã được Chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc Trương Hồng Sâm trao tặng danh hiệu Người bạn của văn học Trung Quốc.
Xem thêm
Đại tá, nhà thơ Phạm Đình Phú ra mắt tập thơ “Ấm lòng những nụ hôn như thế”
Bài tường thuật về uổi ra mắt tập thơ “Ấm lòng những nụ hôn như thế” của Đại tá, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú, nhà thơ Phạm Đình Phú.
Xem thêm
Giao lưu văn chương Việt – Hàn lần 3: Thi ca làm cầu nối văn hóa
Phóng sự Giao lưu văn chương Việt – Hàn lần 3
Xem thêm
Tin buồn: Nhà văn Nguyễn Đặng Mừng từ trần
Nhà văn Nguyễn Đặng Mừng – hội viên Hội Nhà văn TP.HCM – sau một thời gian bị trọng bệnh, đã từ trần lúc 01g47, ngày 9/7/2025 (nhằm ngày 15/6 năm Ất Tỵ), hưởng thọ 73 tuổi.
Xem thêm
Sách “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” đoạt giải tại Trung Quốc
Ấn bản tiếng Trung của cuốn Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời (tác giả Vũ Thế Long) vừa đoạt giải Sách Đông Nam Á có sức ảnh hưởng tại Trung Quốc năm 2025.
Xem thêm
Cùng viết để chữa lành
Công ty sách nói Bookas vừa thông báo tổ chức cuộc thi chủ đề “Viết Chữa Lành” với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 1 tỷ đồng.
Xem thêm
Giao lưu với nhà văn Đông Tây: Khi văn chương là món ăn tinh thần không biên giới
Buổi giao lưu văn học với nhà văn Đông Tây – một trong những gương mặt nổi bật của văn đàn đương đại Trung Quốc.
Xem thêm
Hội thảo khoa học Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh: 50 năm tự hào bản anh hùng ca
Tin về Hội thảo khoa học với chủ đề Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh: 50 năm tự hào bản anh hùng ca
Xem thêm
Cô gái trong chiếc hòm – Truyện ngắn Lê Thị Việt Hà
Trong tôi ba tỏa sáng như một vầng hào quang lung linh. Có nghĩa là không thể như thế được. Không thể!
Xem thêm
Vườn sầu riêng gió hát – Truyện ngắn của Nguyễn Văn Hiệp
Nắng sớm Tây Nguyên tràn về rực rỡ nhuốm vàng cả khu vườn sầu riêng quả sai lúc lỉu. Phan Tâm - người em họ cũng vừa đến chung vui bế cháu trên tay cười rất tươi: Thơm ngon từ đất con ơi. Những âm thanh của Tây Nguyên vang lên nghe như tiếng gió hát trong rừng xào xạc. Khu vườn rộn rã tiếng cười, hương sầu riêng chín muộn lan toả cả một vùng quê.
Xem thêm
Đêm trắng ở Thăng Long – Truyện ngắn lịch sử của Nguyễn Thị Việt Nga
Trăng đã lên. Cả kinh thành Thăng Long chìm trong ánh sáng nhạt vàng như sương khói. Trăng vắt qua những mái ngói hoàng cung cong cong, rọi xuống nền gạch Bát Tràng bóng loáng, đổ bóng lên những dãy hành lang thâm nghiêm lặng lẽ. Dưới ánh trăng ấy, kinh thành như hiện ra nửa thực nửa mộng, vừa rực rỡ huy hoàng, vừa cổ kính u tịch. Mọi âm thanh dường như tan vào bóng tối. Chỉ còn gió nhè nhẹ lùa qua lá ngô đồng, thì thầm như tiếng của thời gian đang trôi.
Xem thêm
Tin buồn: Nhà thơ, Thượng tá Vũ Đình Nguyệt từ trần
Nhà thơ, Thượng tá Vũ Đình Nguyệt – hội viên Hội Nhà văn TP.HCM – sau một thời gian bị trọng bệnh, đã từ trần lúc 13g49, ngày 25/6/2025 (nhằm ngày 01/6 năm Ất Tỵ), hưởng thọ 68 tuổi.
Xem thêm
Hoạt động 6 tháng đầu năm 2025 của Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Sáu tháng đầu năm 2025, trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh cải cách, đổi mới, tinh gọn bộ máy; vượt qua những khó khăn, xáo trộn ban đầu, như nhiều tháng văn phòng chưa có lương, ngân sách chậm phê duyệt dẫn đến nhiều hoạt động bị đình trệ.
Xem thêm