TIN TỨC
  • Truyện
  • Bạn rượu | Truyện ngắn dự thi của Hoàng Minh Đức

Bạn rượu | Truyện ngắn dự thi của Hoàng Minh Đức

Người đăng : vctphcm
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1369 lượt xem

CUỘC THI TRUYỆN NGẮN HAY 2022

- Nào! Dô! Dô, Dô…!

         Những tiếng Dô bốc lửa, những tiếng cụng li chan chát, những cái khoa chân, múa tay hòa theo tiếng nhạc xập xình. Cái đầu thằng Trư Bát Giới lắc lư, ngân nga câu vọng cổ: “Không say không phải đàn ông/ Đời không bạn nhậu đời không ra gì”.

         Thằng Tôn Ngộ Không phụ họa theo: “Ta ước sông Gianh hóa thành dòng sông rượu/ Ta tỉnh đền đài ngả nghiêng say.

        Thầy Đường Tăng gật gù: “Mô Phật! Mô Phật! Ngộ Không, con nói quá hay. Rõ là đi một ngày đàng học một sàng khôn. Có học hành có khác”. Thầy không hề hay biết thằng học trò Bật Mã Ôn đã láu cá chắp nối, chế tác hai câu thơ của Nguyễn Trọng Tạo từng đọc khi đang ngà ngà say trên dòng sông rượu. Đó là biệt hiệu những đứa bạn học cấp 2 của Tôn Ngộ Không, bạn bè đặt cho. Chúng từng bắt ốc, mò cua, hái sim, đốn củi thời tuổi nhỏ.

          Sau khi rời thành phố, Tôn Ngộ Không về sống với mẹ ở quê. Từ bỏ giấc mơ xanh. Từ bỏ cái ước mơ cháy bỏng hồi còn ngồi trên ghế nhà trường. Từ bỏ bạn bè, đồng nghiệp, hắn về làng. Hắn đến uống rượu say với cái thằng con nhà họ Trư ngày xưa, cái thằng mà hắn thường giễu cợt coi khinh ra mặt.                                                                

          Hồi đó, trong 3 đứa trẻ trâu thì chỉ có Tôn Ngộ Không là học lên cấp 3. Thằng họ Trư tham ăn, hám gái, học hành dốt đặc cán mai. Hắn bỏ học khi bị lưu ban lớp 6. Vậy mà trong việc làm ăn hắn lại tinh khôn ra phết, khối người phải cắp sách đến học. Thầy Đường Tăng thì thật thà quá hóa dại. Ai phỉnh phờ gì thầy cũng nghe theo. Đã bao lần thầy bị thằng Trư Bát Giới lừa vẫn không chịu chừa. Chỉ có Tôn Ngộ Không là chăm chỉ học hành, tinh thông kinh sử.

         Mười tám tuổi, Trư Bát Giới lấy vợ. Có vợ rồi nhưng Trư vẫn cờ bạc, rượu chè với đám xã hội đen. Trư lấy tiền mẹ hắn bao năm buôn bán trên tàu chợ tích cóp lại cho người đi trầm vay nặng lãi. Lúc say sưa có khi Trư dẫn cả bọn đi ăn trộm chó giữa ban ngày. Ở cạnh nhà Trư là một tay trưởng thôn rất cơ hội. Tay này hứa sẽ giới thiệu Trư vào Đảng và giúp cho Trư tranh chức trưởng xóm nếu như cho lão mấy đường cày để nới rộng vườn nhà. Khi lão trưởng thôn xây xong, mẹ thằng Trư ra lấy xà beng dộng ầm ầm đổ hàng rào. Thằng Trư chạy ra giáng mẹ mình mấy cái tát liền. Ai đời con cái lại đi đánh mẹ. Tôn xếp Trư vào đám rác rưởi, thứ cặn bã của xã hội loài người. Hắn tuyên bố không bao giờ chơi với đám rác rưởi ấy nữa. Thế mà hôm nay Tôn đã từ bỏ lời thề.

                                  *

     Hồi ấy thi đậu đại học không phải dễ. Cả làng này chỉ có hai đứa đậu Đại học Thủy sản Nha Trang, còn mình Tôn Ngộ Không là sinh viên Đại học Sư phạm Huế. Giờ bỏ đi cái giấc mơ của cả cuộc đời hắn cũng xa xót lắm. Mà hắn xót xa cũng phải. Hai năm trầy trật đi ôn thi đại học, rồi hè nào cũng phải về đào đá trên động Lòi, chở xuống bán ở làng Văn Phú xây nhà để có tiền ăn học. Bốn năm đại học, mỗi năm bố mẹ hắn mất đứt gần nửa tấn lúa cũng chỉ đủ ăn dè sẻn dăm bảy tháng. Hắn vừa đi học vừa làm gia sư. Có những bữa phải nhai vội gói mì tôm sống để kịp giờ lên lớp.

         Năm thứ tư, hắn đi thực tập ở một huyện miền núi. Trên chuyến tàu chợ hắn may mắn gặp một cô ả bán hàng cơm. Bữa đó, sau khi đã dốc hết bầu tâm sự cuối cùng, hắn vẫn không đủ mua một dĩa cơm trên tàu chợ. Bụng đói, mùi cơm nóng, mùi thịt gà nó mới quyến rũ làm sao. Cái mùi thịt béo ngậy thơm mỡ, hành, củ nghệ, lá chanh cứ sực nức bốc lên điếc cả mũi. Thôi thì “có thực mới vực được đạo”, hắn chìa ra cuốn tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình” mới mua được ở hàng sách cũ bày bán bên bờ sông An Cựu để đổi lấy một dĩa cơm. Đó là những đồng tiền hắn đổ mồ hôi sôi nước mắt dạy kèm, làm gia sư cho con cái nhà giàu. Ban đầu hắn vờ ởm ờ đề nghị, tưởng đùa ai dè cô ả hàng cơm chấp nhận đổi một dĩa cơm gà lấy 1 cuốn tiểu thuyết. Cô nàng còn khuyến mại cho hắn một ổ bánh mì kẹp thịt nướng.

         Hết đợt thực tập, hắn lại theo chuyến tàu chợ trở về trường. Lại một dĩa cơm với một cái đùi gà nữa. Lần này, sau khi bán hết thúng cơm, cô nàng ngồi tỉ tê kể về cuộc đời mình cho hắn nghe. Thì ra cô ả cũng đã có thời theo nghiệp đèn sách, dùi mài kinh sử. Trượt đại học cô mới đi làm công nhân đường sắt. Về chế độ 176, cô chuyển sang nghề bán cơm gà từ ga Lệ Sơn vào đến Huế. Cô khoe đã từng ngốn hết gần một nửa bộ Tấn trò đời của đại văn hào Honoré de Balzac, Những người khốn khổ của Victor Hugo. Bộ tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình” của Lev Tolstoy cô chỉ đọc trong dăm đêm là xong. Cô kể vanh vách trong trận huyết chiến Borodino, Nguyên soái Koutouzov đã chỉ huy quân Nga đánh bại ý chí xâm lược của quân Pháp như thế nào. Quân Nga đã lần lượt chiếm lại Moskva, làm Napoléon phải sốt vó bỏ chạy trong tình trạng hỗn loạn không còn hàng ngũ. Cô nàng diễn giảng như một giáo viên dạy bộ môn lịch sử lâu năm. Rồi cô mổ xẻ, phân tích các mối tình rắc rối trong tác phẩm. Cô ca ngợi tình yêu đích thực của Andrei với nàng Natasha. Andrei đã tha thứ cho nàng và cũng chính nàng đã chăm sóc Andrei cho đến khi mất. Hắn ngoan ngoãn ngồi nghe cô nàng đều đều thả thính vào tai quên cả thời gian khi tàu dừng ga Huế. 

         Tốt nghiệp đại học, hắn xin về dạy một trường cấp 3, một huyện miền núi ở Quảng Bình, quê hương của hắn. Cái trường mà hắn đã về thực tập năm cuối. Hắn dạy hợp đồng. Mỗi tuần, vào chiều thứ 7 lại theo tàu chợ về nhà xin gạo mẹ, sáng chủ nhật lên trường. Thỉnh thoảng hắn vác bì gỗ mun dưới ga lên tàu cho một vài người dưới quê lên làm thợ mộc trên miền núi. Trả công mang vác, người ta chiêu đãi hắn một suất cơm. Hắn gặp lại cô ả hàng cơm say chữ. Cũng một dĩa cơm, vài ba câu tán gẫu. Rồi điện thoại qua lại, hắn nhận lời yêu nàng như một lẽ tự nhiên. Thôi thì góp gạo ăn chung. Cọc đi tìm trâu, khỏi chờ trâu đi tìm cọc. Cô nàng chăm chút cái dạ dày cho hắn. Còn hắn sẽ có một chân trong biên chế nhà nước. Có bữa cô nàng còn bỏ cả một chuyến tàu chợ về ngủ với hắn một đêm tại một nhà trọ gần trường. Hắn tặc lưỡi. Vợ bán hàng cơm thì đã sao! Dù sao cô ả cũng là người có tri thức và sở hữu một tâm hồn lãng mạn. Thế là báo với gia đình tổ chức đám cưới. Ba năm đi dạy hợp đồng mà hè nào cũng phải chạy tiền lo lót để năm sau được dạy lại làm hắn kiệt sức. Người ta đồn muốn có một suất vào biên chế nhà nước phải mất đến ba, bốn trăm triệu. Mà tiền mấy trăm triệu hắn lấy ở đâu ra? Bố hắn làm thợ mộc quần quật, mài mòn đũng quần cũng không kéo nổi đàn con 4 cái tàu há mồm. Tưởng dạy ở miền núi được ưu tiên ai ngờ cứ giam chân nhau mãi. Hắn quyết định nộp đơn xin thi cao học. Dù sao có cái bằng thạc sĩ cũng dễ xin việc trong thành phố hơn.

          Nhận tấm bằng đỏ về Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán, hắn xin về trường trung cấp giao thông. Trong khi đó, thời gian cùng những công việc không tên biến cô vợ một thời lãng mạn, đa tình thành một mụ phù thủy nanh nọc đanh đá. Sau khi chiếm hữu được anh chàng to khỏe đẹp trai có học thức, ả đã xoay hắn như cái đèn cù. 

           Hắn là một vận động viên bóng chuyền có hạng của trường trung cấp giao thông. Người hắn cao to với đôi cánh tay dài như tay vượn. Hắn có thể bay lên trên mặt lưới như Tôn Ngộ Không. Những cú đập sấm sét của hắn vượt qua hàng tay chắn, đánh chéo góc sát chân lưới. Có bữa hắn đang cơn say bóng thì con vợ hắn chạy ra sân gọi về. Vợ hắn nói “Anh không làm ra tiền thì về chăn lợn để tôi đi làm thêm”. Hắn đỏ mặt tía tai xấu hổ trước đồng nghiệp và đám học trò, không biết rúc mặt vào đâu cho được. Phải thay đổi môi trường sống mới mong cải hoán được cô vợ đã hóa rồ. Bây giờ hắn phải học lên và cho cô vợ hòa nhập vào giới trí thức mới được. Hắn quyết tâm phải làm cho được luận án tiến sĩ. Nhưng muốn học hành gì cũng phải có tiền. Một lần ra Hà Nội hắn bắt mối được nơi tiêu thụ món hàng tươi sống bán sang Trung Quốc. Ở cái trường cấp 3 miền sơn cước hắn đã thấy giáo viên buôn bán rùa rắn, gỗ trắc, gỗ mun. Họ cắt ngắn những thanh gỗ bỏ vào bì để tránh kiểm lâm. Hàng tươi sống cũng thế. Hắn có người anh họ lái xe du lịch. Cho cả nhà đi tham quan du lịch ngoài mấy tỉnh miền Bắc là hắn nhập được rùa rắn. Mỗi chuyến du lịch rùa, rắn, tê tê để trong cốp xe, chỉ chạy một đêm là ra tới Hà Nội. Vài chuyến buôn bán rùa rắn trót lọt hắn có đủ tiền lấy cái bằng tiến sĩ. Có cái bằng tiến sĩ, hắn dễ dàng về trường Đại học Sư phạm. 

          Hắn nói với cô vợ bây giờ có đủ tiền rồi chỉ mở quán bán rượu thôi, đừng nuôi lợn gà làm gì nữa. Vợ hắn quắc mắt: “Anh chê tôi làm nghề hôi hám bẩn thỉu chứ gì? Anh tiếng là dạy đại học nhưng đồng lương chết đói của anh đã đủ nuôi cái thân anh chưa? Thử hỏi mấy lần ông bố, bà mẹ của anh vào đây ngửa tay xin tiền để xây lăng mộ ông bà, tôi lấy đâu ra”. Vợ hắn cứ khoét sâu vào nỗi đau của hắn. Dù sao hắn nghèo nhưng cũng là con nhà nòi, con nhà có danh giá nhất trong làng. Ông nội hắn ăn tiên chỉ làng, viết câu đối cho người hàng huyện. Hắn nói: “Thôi thôi! Tôi bàn với mình là chỉ nấu rượu chứ không nuôi lợn. Việc cỏn con như thế mà mình oang lên làm cho to chuyện. Nuôi lợn hôi hám lắm”.

        Vợ hắn nguýt xéo một cái rồi vểu môi kéo dài các âm tiết: “Chê nghề nuôi lợn. Không nuôi lợn thì lấy gì mà tọng vào mồm. Không có con này thì lấy gì mà hốc”. Cô ả nhắc đi nhắc lại chuyện mấy lần các em của hắn vào Đà Nẵng chữa bệnh ung thư đến xin tiền trả viện phí. Sống lâu ngày không con cái, chất nghệ sĩ lãng mạn thùy mị nết na của cô bán hàng cơm ngày trước, đon đả, dịu dàng chào mời được thay bằng cái giọng nanh nọc xoáy sâu vào xương tủy của người ta. Ả không biết nhưng hắn đã nghĩ kỹ rồi. Chẳng cần đun nấu làm gì cho tốn củi, mất công. Với cách này, cánh học viên, thầy giáo sẽ ào đến quán của hắn cho coi. Uống rượu ở quán của thầy giáo thì có say cũng chẳng sợ đếch thằng nào. Vợ hắn chỉ cần lo mồi nhậu cho ngon chứ rượu thì để hắn lo. Không hết mấy vốn đâu. Việc này một vốn bốn lời. Mà đâu chỉ bốn lời. Phải nói hàng chục lần lời ấy chứ. Này nhé! Chỉ pha men hóa học với nước lã, cho hương vị vào rồi dán mác nhãn rượu gì chẳng có. Macallan; Glenfiddich; Chivas Regal; Johnnie Walker… toàn là các loại rượu ngoại đắt tiền. Mỗi chai hàng mấy triệu bạc mà mình chỉ lấy giá bình dân. Vợ hắn nghe bùi tai và tiếp thu liền. Gì chứ liên quan đến buôn bán, bạc tiền nàng thẩm thấu nhanh lắm.

         Lấy bằng tiến sĩ, hắn xin chuyển về dạy ở khoa Tiểu học Đại học Sư phạm. Của tiền vào như nước. Nhưng đời khổ thế! Trời cho con người ta cái này thì lấy của người ta cái khác. Vợ chồng hắn béo tốt như thế, đẫy đà như thế nhưng trời chẳng cho một mụn con. Từ ngày hắn có của ăn của để, vợ hắn đỏ da thắm thịt hơn, đôi môi lúc nào cũng đỏ choét, hai má cứ hây hây. Đặc biệt đôi chân dài phô ra dưới cái váy ngắn cũn cỡn.  Một mẫu phụ nữ có bộ ngực tấn công mông phòng ngự và đôi mắt long lanh dưới mái tóc xoăn lúc nào cũng đưa tình chào mời. Hắn không có con hay vợ hắn không thể sinh con. Không đi khám thì làm sao biết được.

         Có một ông khách nhậu lúc nào đến uống rượu cũng trả tiền đô. Ông ta còn kè vợ hắn buôn bán bất động sản. Hắn nói: “Cẩn thận đấy. Việc buôn bán đất đai, bất động sản không phải dễ đâu. Phải hiểu biết pháp luật. Không hiểu đầu cua tai nheo gì mà lao vào rồi tiền mất tật mang đấy”. “Ôi giời ôi! Ông thì chỉ được ba cái chữ. Toàn là nói chuyện trên trời dưới đất. Ông cứ mài cái bằng tiến sĩ rùa rắn của ông ra mà ăn”.

         Từ ngày hắn mang cái bằng tiến sĩ về khoa Tiểu học, trường Đại học Sư phạm, vợ hắn lúc nào cũng chế nhạo là “tiến sĩ rùa rắn”. Cô ả lao vào đầu tư bất động sản. Cô khoe là trúng mấy vụ, tiền lời chấp mấy lần nghề bán rượu dỏm. Lúc nào cũng thấy ông khách kè kè bên cô ả, máu hắn sôi lên.

          Việc gì đến rồi cũng sẽ đến. Một bữa hắn về nhà lấy cặp tài liệu, thấy quán đóng cửa. Hắn nhẹ nhàng đẩy cửa vào. Hai người nằm lõa lồ trên chiếc giường của vợ chồng hắn. Máu ghen nổi lên. Sức vóc của người đàn ông, nắm đấm của một vận động viên bóng chuyền với cánh tay dài như tay vượn, hắn liên tục mổ xuống đầu người đàn ông như búa bổ. Bị đánh bất ngờ từ đằng sau gã ta ngất đi. Hắn lấy dây thừng trói đôi gian phu dâm phụ lại. Cơn giận bốc lên phừng phực trong đầu. Hắn vớ chai rượu nốc ừng ực. Mặc cho con vợ van xin nhưng hắn không chịu. Hắn tìm được một chiếc săm xe đạp treo trên hàng rào. Bật cái quẹt ga hắn châm lửa vào săm xe đốt cái của quý của gã đại gia. Gã la lên oai oái kêu trời. Tôn Ngộ Không xách cặp ra đi không một lần ngoái đầu trở lại. Hắn đi lang thang khắp thành phố. Từ Đà Nẵng vào đến Sài Gòn, Cần Thơ, Mỹ Tho, nơi nào hắn chẳng có mặt. Hắn muốn đi cho khuất mắt để không ai tìm được. Vốn là dân nông thôn sức vóc thừa thãi lại đã chai sạn với cuộc đời, hắn làm bất cứ việc gì để sống. Hắn chẳng cần đoái hoài gì đến danh vị, về cái nhà trường mà hắn cất bước ra đi. Hắn vào bưng bê cho nhà hàng. Ngày ba bữa ăn đủ đầy và tiền công cũng không đến nổi. Ngày đó đồng lương giảng viên đại học như hắn cũng chẳng bằng đồng lương của một người phụ hồ. Thôi thì sống thế nào chẳng là cuộc sống! Hắn không ngờ một người đàn bà như vợ hắn mà dám ngoại tình. Mà ngoại tình với ai cơ chứ! Một thằng buôn đất học chưa hết lớp 5. Hắn hoang mang thật sự. Hắn chìm trong cơn say cho quên hết sự đời. Hắn tắm mình trong dòng sông rượu.

                                                                   *

      Một ngày hắn lên Facebook thấy thằng Trư Bát Giới báo mẹ hắn ốm nặng. Tôn Ngộ Không lên tàu để trở về làng. Ra đi hắn không quên mang theo bên mình một can rượu trắng. Ngồi trên tàu hắn say lăn lóc cho đến khi tàu đỗ. Hắn say quá. Nhân viên trên tàu phải khiêng hắn xuống ga trong tình trạng không còn biết mình là ai. Hắn về nhưng trong va li chẳng có hàng quà gì. Hắn nằm say bí tỉ trên cái sân ga làng hắn. Trong túi chỉ còn mấy đồng bạc lẻ. Thằng Trư Bát Giới và Đường Tăng lên sân ga đón. Những cái thằng mà ngày xưa hắn xếp vào đám rác rưởi của cuộc đời. Trớ trêu thay, lão Trư bây giờ lại làm thầy cho Tôn Ngộ Không. Hắn đi cắt cỏ, phát băng cho thằng Trư để lấy tiền nuôi mẹ. Thằng Trư có mấy chục hécta trồng cây trầm gió và cây sưa đỏ.

          Một hôm Tôn Ngộ Không nói với tôi: “Em không bao giờ nghĩ đến cái kết cục của ngày hôm nay đâu anh ạ. Đồng lương giảng viên của em hồi đó cũng chỉ nuôi nổi một mình em thôi. Bây giờ hắn bắt em khoan cây, bơm hóa chất diệt cỏ vào thân cây rừng để lấn chiếm đất lâm trường”. Tôi nói: “Không được. Em nghe theo hắn có ngày rũ tù”. “Nhưng em nợ thằng Trư hơn trăm triệu để chạy thận cho mẹ. Hắn nói thành công vụ này hắn cho tiền để thay một quả thận cho mẹ em. Một tiến sĩ lại phải đi làm thuê cho cái thằng học chưa hết cấp 2. Nhục lắm!”.

                                                         *

          Về hưu, hai vợ chồng tôi lên thành phố. Chúng tôi đi giúp làm việc nhà cho các đứa con. Chúng nó làm công việc nhà nước bận bịu tối mắt tối mũi ít có điều kiện chăm sóc con cái. Mấy năm đại dịch Covid-19, tôi không về làng được. Ngày cuối năm nay chúng tôi phải về làng lo việc giỗ chạp ông bà. Tôi ghé vào một cái quầy tạp hóa đầu làng mua mấy bó hương và chai rượu. Ai như thằng Tôn Ngộ Không bên cạnh cô vợ cái bụng đã lùm lùm. Hắn chạy lại bắt tay tôi mừng rỡ: “Thằng Trư Bát Giới đã đi tù rồi anh ạ. Hắn phải ra trước vành móng ngựa vì tội hạ độc cây rừng để chiếm đất lâm trường. Mẹ em bị cắt đi một quả thận nhưng quả kia vẫn còn chạy tốt”. Hắn mời tôi lại ngồi đầu bàn uống một chén rượu. Tôi ghé vào tai hắn nói nhỏ: “Giờ có bán rượu giả nữa không?”. Hắn đỏ mặt lên rồi nói thật to: “Không bao giờ. Cửa hàng vợ chồng em bây giờ làm ăn uy tín lắm. Thời đại 4.0 rồi mà”.

          Thì ra trên đời này cái gì cũng có thể thay đổi được. Tôi không hiểu thế nào mà hai vợ chồng hắn trở lại được với nhau. Thời đại văn minh con người ta có thể tha thứ cho nhau tất cả. Ngay cả những điều không tưởng nhất.

H.M.Đ

                                                                                                

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Bến nguyện – Truyện ngắn của Ninh Giang Thu Cúc
Bước chậm chậm, Dã Quỳ để mặc cho làn mưa bụi hắt vào mặt những sợi nước li ti mát lạnh, gió xuân mơn man vuốt nhẹ từng lọn tóc thả hững hờ trên đôi vai tròn trịa, chiếc áo dài bằng lụa màu tím than ôm sít sao dáng vóc gợi cảm của người thiếu phụ.
Xem thêm
Quy cố hương - truyện ngắn Châu Đăng Khoa
Để anh nhớ xem. Mẹ vẫn gọi là loài trên cạn em à. Tín hiệu mẹ cài trong đầu mình đó, em tìm lại xem. Gọi gì cũng được, mình cứ gọi theo tổ tiên thôi.
Xem thêm
Người của buôn làng - truyện ngắn của Phạm Minh Mẫn
Rút từ tập truyện ngắn GIẢI NOBEL THỨ BẢY của tác giả.
Xem thêm
Cô bé có đôi bàn tay kỳ diệu
Nguồn: Mẹ - tập truyện ngắn của Lê Thanh Huệ, Nhà xuất bản Công an nhân dân, in năm 1997; trang 221.
Xem thêm
“Ông Ba Hay” – Truyện ngắn của Phan Đức Nam
“ÔngBa Hay” – Truyện ngắn của Phan Đức Nam
Xem thêm
Những trang sách cũ
Mẹ tôi kể là trong ngày sinh nhật đầu tiên, gia đình đã bày trước mắt tôi một cây bút, một quyển sách, một tờ giấy bạc, một chiếc hàn thử biểu và một cái muổng gỗ dùng để nấu ăn. Chọn thứ nào sẽ là dự báo tương lai cho cuộc đời tôi.
Xem thêm
Làng Nủ thân thương
Tác giả Bỉ Hao tên thật là Nguyễn Phúc Bảo Huy sinh năm 2007 (17 tuổi), tại Đăk Lăk. Hiện đang là học sinh Trường Trung học phổ thông Krông Bông. Em viết truyện ngắn, bút ký, tản văn và cả sáng tác thơ. Có thể nói các tác phẩm của em đang được ví như một viên ngọc nhỏ thô sơ còn cần thời gian gọt dũa, mài sáng, nhưng tôi tin rằng, trong thời gian tới, khi ở tuổi trưởng thành, em sẽ tiến bộ nhiều hơn nữa. Văn chương TP.HCM trân trọng giới thiệu tản văn Làng Nủ thân của Bỉ Hao đến với bạn đọc.
Xem thêm
Bạn cấp ba – Truyện ngắn của Nguyễn Văn Phúc
Phòng đã tắt hết đèn, ánh sáng từ điện thoại chiếu vào mặt tôi, hắt sáng tạo thành cái bóng hình đầu người in trên tường. Đây! “Carl Jung” của tôi đây rồi, tôi cười như một thằng dở người giữa buổi tối tĩnh mịch, hiu hiu gió và tiếng ve hở chút lại réo lên.
Xem thêm
Những ngày nông nỗi - Truyện ngắn Thúy Dung
Con tàu to lớn cập bến Sầm Sơn, (nay là cảng cá Lạch Hới, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa), bước chân lên đất liền, Hiệp quá mệt mõi vì hành trình hơn một tuần lễ trên biển. Mặc dù chiếc tàu của Ba Lan rất to lớn nhưng lần đầu tiên ra biển quả là chới với, chưa hết hồi hộp. Cái cảnh tàu chồng chành, khi nó nghiêng bên phải, cả bạn con gái lăn qua, khi nghiêng bên trái, bọn con trai bị lăn lại thì say sóng là điều không tránh khỏi. Thậm chí, có vài em nhỏ sức yếu, không sống nổi khi lên được bờ.
Xem thêm
Đường vòng - Truyện ngắn
Nguồn: Để sống bình yên – tác giả Lê Thanh Huệ, Nhà xuất bản Phụ nữ
Xem thêm
Nơi Bão Đi Qua - VOV
Truyện Bích Ngân
Xem thêm
Miền gió - Truyện ngắn của Viên Kiều Nga
Từ trong góc khuất, một tên khủng bố nhắm bắn Ngạn vì cho rằng cô là “con mồi” đơn độc, yếu ớt nhất và không có khả năng phản kháng. Hắn giương họng súng hướng về phía cô và bắt đầu lên đạn. Dường như có một dự cảm không lành, Hoàng đột nhiên lao tới. Anh đứng chắn ở phía trước và ôm chầm lấy Ngạn. Bất chợt có tiếng súng nổ ở cự ly rất gần. Mọi thứ diễn ra chỉ trong vài tích tắc.
Xem thêm
Con trâu - Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Con trâu đủng đỉnh bước. Bình minh Đồng Tháp Mười mát lạnh. Hương tràm, hương thảo mộc hòa với gió quyện hơi nước sông Vàm Cỏ Tây mát lạnh. Con Khỏe vơ vội mấy nhánh cỏ ven đường đẫm sương đêm.
Xem thêm
Lứa đôi - Truyện ngắn Lê Thanh Huệ
Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Xem thêm
“Bến nước” cơ quan | Truyện ngắn Lại Văn Long
Tôi đang đứng trước gương trong nhà tắm rộng rãi, ốp đá Italia cầu kỳ với la bô, bồn cầu, bồn tắm nhập từ Nhật Bản có bộ điều khiển điện tử và máy nghe nhạc cực chuẩn, để tự vấn.
Xem thêm