TIN TỨC

Doanh nhân viết và viết về doanh nhân có ích gì cho bạn đọc?

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-10-05 23:15:12
mail facebook google pos stwis
339 lượt xem

Tọa đàm ‘Doanh nhân viết và viết về doanh nhân’ vừa được diễn ra ngày 5/10 tại TP.HCM, thu hút sự chú ý của giới kinh doanh và giới cầm bút.

 

"Vua hồ tiêu Việt Nam" Phan Minh Thông phát biểu tại tọa đàm.

Tọa đàm “Doanh nhân viết và viết về doanh nhân” do Hội đồng sách Doanh Nhân, tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn và Hội Nhà văn TP.HCM phối hợp tổ chức. Dòng sách “doanh nhân viết” bao gồm những tác phẩm truyền thụ kiến thức kinh doanh và chia sẻ kinh nghiệm thương trường. Còn dòng sách “viết về doanh nhân” tập trung ghi lại những buồn vui trong cuộc đời doanh nhân.

Doanh nhân viết và viết về doanh nhân là một mảng đề tài thú vị trên thị trường sách Việt Nam, nhưng chưa tạo được ấn tượng rõ nét. Một số doanh nhân có khả năng viết lách vượt trội như Nguyễn Thị Sơn, Lý Quí Trung, Nguyễn Cảnh Bình...  

Trung bình mỗi năm ở Việt Nam xuất bản hơn 30.000 đầu sách mới, trong khi đó, sách về doanh nhân chiếm tỷ lệ rất nhỏ với khoảng 100 cuốn. Và thực tế cũng cho thấy, có khá nhiều doanh nhân viết sách trên thế giới, trở thành sách bán chạy nhất trên thế giới hiện nay với hàng triệu bản, cũng đều bán rất chạy tại Việt Nam. Doanh nhân Nguyễn Tuấn Quỳnh cho biết như vậy, và nhấn mạnh: “Thật ra thị trường sách tại Việt Nam, bạn đọc tại Việt Nam đều đang mong muốn và kỳ vọng được đọc sách của doanh nhân viết. Có điều, chúng ta chưa đủ số lượng lẫn chất lượng để có thể đáp ứng nhu cầu có thật của thị trường”.

Doanh nhân viết có quá nhọc nhằn không? Đã từng có hai cuốn sách xuất bản tại Việt Nam, doanh nhân Phan Minh Thông – Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sinh tiết lộ sắp có một cuốn sách được in tại Đức. Được mệnh danh là “vua hồ tiêu Việt Nam” đồng thời cũng là một nhà sưu tập tranh tầm cỡ, doanh nhân Phan Minh Thông thổ lộ: “Nhiều người bạn làm ăn nước ngoài quan tâm đến tác phẩm của tôi chủ yếu nhờ vào yếu tố văn hóa Việt Nam được tôi cài cắm trong từng trang sách. Doanh nhân Việt mà không thể hiện được văn hóa Việt thì rất khó hội nhập quốc tế”.

Viết về doanh nhân có hay dễ? Sinh ra trong một gia đình có truyền thống kinh doanh, nhà văn Lưu Vĩ Lân phân tích sự cần thiết kết hợp giữa nhà văn và doanh nhân: “Một bên là các doanh nhân, chiến sĩ trên dòng chủ lưu của đấu trường kinh tế và một bên là nhà văn, người ghi chép, chiêm niệm và phản ánh thời đại, cùng ngồi bên nhau, cùng suy tư về câu hỏi này, là một mối lương duyên hoàn hảo.

Chúng ta sẽ cùng nhau bằng các thể loại văn bản (phi hư cấu, hư cấu, thơ ca…) ghi chép lại các kinh nghiệm lịch sử này để mọi người cùng chiêm nghiệm, suy tư, học hỏi và truyền lại cho mai sau như những bài học quý giá. Ngạn ngữ Do Thái có câu: “Cái gì không nói ra thì sẽ mất đi”. Đúng vậy, bao nhiêu trải nghiệm quý giá được trả bằng xương máu đó nếu không được ghi lại, được phản tỉnh, được suy xét…thì nó sẽ mất đi và mai sau con cháu chúng ta sẽ phải trả giá để học lại bài học cũ”.

Trong giới văn chương, cũng có những cây bút chuyên nghiệp cũng là doanh nhân thành công như Trình Quang Phú, Nguyễn Phúc Lộc Thành, Trần Lê Khánh, Trần Đỗ Liêm, Trương Vạn Thành...

Thành công của tọa đàm là một văn bản hợp tác được ký kết giữa Hội Nhà văn TPHCM và Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn nhằm phát triển dòng sách về doanh nhân Việt Nam.

Nhà văn Bích Ngân – Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM hào hứng: “Nhà văn và doanh nhân, tuy khác nhau về nghề và cũng không giống nhau về nghiệp, nhưng chúng ta có cùng chung triết lý hành động: Với tác phẩm sáng tạo của mình - giá trị vật chất và giá trị tinh thần, chúng ta góp phần đem lại giá trị thụ hưởng cho con người, cho cộng đồng, cho dân tộc và có thể vượt qua ranh giới của quốc gia, chúng ta, nhà văn và doanh nhân, còn có thể góp giá trị từ sản phẩm sáng tạo của mình cho cộng đồng lớn hơn - cho cả nhân loại”.

Tuy Hòa/ Nông Nghiệp Việt Nam

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Tiểu thuyết lịch sử Từ trường hợp nhà văn Hoàng Quốc Hải
Những năm gần đây, vấn đề Nghiên cứu và giảng dạy văn học về đề tài lịch sử dân tộc đang ngày càng trở nên bức thiết với đời sống xã hội nói chung và chuyên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn nhằm góp phần bồi dưỡng kiến thức lịch sử một cách có hệ thống từ lăng kính văn học, từ các tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử dân tộc.
Xem thêm
Văn học mạng đang đánh mất giá trị tốt đẹp của văn chương
Sự xuất hiện của mạng Internet đã mở ra cánh cửa giúp những người viết trẻ sớm được độc giả đón nhận. Tuy nhiên, xu thế phát triển văn học mạng lại đặt ra nhiều băn khoăn, cần có giới hạn nào cho những sáng tạo để không quá dễ dãi và đánh mất giá trị tốt đẹp của văn chương?
Xem thêm
Thơ phổ nhạc có lợi ích gì cho nhà thơ?
Xưa nay, thơ phổ nhạc không xa lạ với đời sống sáng tạo, biểu diễn và thụ hưởng ca khúc. Có không ít nhà thơ luôn lấy làm hãnh diện vì có nhiều bài thơ được phổ nhạc. Thậm chí, những tuyển tập thơ phổ nhạc do chính nhà thơ tự in ấn cũng đã xuất hiện như một niềm vui đích thực. Tuy nhiên, thơ phổ nhạc có lợi ích gì cho nhà thơ thì vẫn là câu chuyện tế nhị.
Xem thêm
Tiểu thuyết lịch sử Trưng Nữ Vương - Bản hùng ca độc lập dân tộc
Trong lịch sử dân tộc, Hai Bà Trưng có một vị trí hết sức đặc biệt. Hai Bà Trưng đã tiến hành lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành độc lập dân tộc (40-43), được dân chúng suy tôn là Trưng Nữ Vương. Các sử sách về sau trong đó có cả sử Trung Quốc đều ghi chép về sự kiện này. Hiện trên cả nước có rất nhiều về đình, đền, chùa, miếu thờ phụng, tôn vinh công trạng của Trưng Nữ Vương cùng các tướng của bà. Đây cũng là đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn với các tiền nhân của dân tộc của nhân dân ta. Tiểu thuyết lịch sử Trưng Nữ Vương của nhà văn Phùng Văn Khai được viết trong bối cảnh ấy. Đã như bản hùng ca về độc lập dân tộc từ cách đây gần 2.000 năm.
Xem thêm
Cái “Chuẩn” hình thức sách văn học
Bài đăng Văn nghệ số 21/2023
Xem thêm
Những cảm nhận Sài Gòn
Bài đăng Văn nghệ số 17+18/2020
Xem thêm
Cần gì để văn học trẻ Việt Nam vươn ra thế giới?
Đó là một trong những câu hỏi lớn được đặt ra và mổ xẻ đầy sôi nổi trong buổi cà phê học thuật nhân văn chủ đề Văn học trẻ Việt Nam trong dòng chảy giao lưu quốc tế chiều 25-3.
Xem thêm
Học văn thời công nghệ số
Bài viết của GS.TS Huỳnh Như Phương
Xem thêm
Tết – không thể cắt nghĩa
Trong một năm, người Việt của chúng ta có rất nhiều cái Tết, nhưng nếu chỉ nói một từ Tết thôi, thì gần như bất kể, ai cũng nghĩ đó là Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Hồi ký dễ viết - khó hay
Hồi ký Gánh gánh… gồng gồng… của đạo diễn Xuân Phượng vừa được NXB Tổng hợp TPHCM tái bản lần thứ 5.
Xem thêm
Lòng tri ân luôn là giá trị bất biến
Bài đăng Văn nghệ số 53/2022
Xem thêm
Một năm cũ mèm dạy ta điều gì?
Một năm cũ mèm dạy ta điều gì?
Xem thêm
Văn chương Việt Nam 2022 – Một góc nhìn
Tôi có thói quen ghi lại những sự việc, những hiện tượng văn học trong năm, trước hết là để làm tư liệu và để chia sẻ với bạn văn đôi điều, bởi 2022 đã là quá vãng và sẽ qua đi mãi mãi. Dẫu thế nào, dưới một góc nhìn riêng, những gì ghi nhận được luôn là chủ quan và phiến diện.
Xem thêm
‘Nhà thơ thế giới’ và những trò bịp trong văn nghệ
Hiện tượng tôn vinh “nhà thơ thế giới” Tống Thu Ngân không phải là cá biệt, trong đời sống văn học nghệ thuật hiện nay. Những cái bẫy lừa bịp như thế đang giăng ra khắp mọi nơi.
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Nghĩ về câu lạc bộ thơ
Không phải đến khi có những bàn luận về các câu lạc bộ văn chương trên mạng xã hội tôi mới nghĩ về một trong những hình thức sinh hoạt xã hội này. Mà tôi đã nghĩ đến câu lạc bộ đã nhiều năm nay. Và có lẽ từ khi một số nhà thơ cho rằng: thơ câu lạc bộ sẽ giết chết thơ.
Xem thêm