TIN TỨC

Giải thưởng văn học năm 2021: Đổi mới không “đổi màu”

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-01-19 19:03:43
mail facebook google pos stwis
787 lượt xem

Đến hẹn lại lên, vào dịp cuối năm, các hội văn học địa phương lại tiến hành trao giải thưởng. Trong năm 2021, bầu không khí trao giải lặng lẽ vì dịch Covid-19 đang hoành hành, nhưng chất lượng các giải thưởng vẫn được bảo đảm.

Các giải thưởng văn học ở địa phương, đặc biệt ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cho chúng ta thấy hai khuynh hướng chủ đạo: Tìm kiếm sự đổi mới nhưng vẫn lành mạnh, không sa vào những lệch lạc về nội dung, tư tưởng.

Tôn vinh những nhà văn tận hiến

Xu hướng các giải thưởng văn học tôn vinh những nhà văn qua các giải cống hiến hay thành tựu trọn đời đang ngày càng trở nên phổ biến. Giải thưởng này thường trao cho những nhà văn đã khuất hoặc những nhà văn có nhiều thành tựu nổi bật nhằm tri ân sự tận hiến của họ cho văn chương. Mấy năm qua, Hội Nhà văn Hà Nội đã trao giải thưởng này cho nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, Lê Minh Khuê, Hoàng Quốc Hải... và năm nay là cố nhà văn Vũ Bão. Trong mùa giải thưởng 2021, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh đã quyết định thành lập và trao giải Cống hiến lần thứ nhất cho cố nhà văn Lê Văn Nghĩa và cố nhà thơ Đoàn Vị Thượng. Đây là những giải thưởng mang đậm tính nhân văn, ít gây xôn xao, bàn tán vì các tác giả đoạt giải đều là những tên tuổi văn học đã được thời gian bảo chứng, có những đóng góp không thể phủ nhận cho văn học. Trong tương lai, có lẽ giải thưởng này sẽ được nhân rộng ở các hội văn học địa phương.

Hai tác phẩm được Hội Nhà văn Hà Nội trao giải thưởng năm 2021. Ảnh: THU HÀ. 

Hai tác phẩm được Hội Nhà văn TPHCM trao giải Cống hiến năm 2021.

Bên cạnh đó, việc trao giải ở các hạng mục khác đều hướng đến những tác phẩm có tính chất tổng kết sự nghiệp văn học của tác giả. Xu hướng này thể hiện rõ ở giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội khi trao giải cho tập thơ “Lục bát mỗi ngày” (Nhà xuất bản Văn học) của nhà thơ Đặng Vương Hưng và tập lý luận phê bình “Đa mang một cõi lòng không yên định” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn) của cố nhà phê bình văn học Chu Văn Sơn. Hai tác phẩm này đều là những tác phẩm có tính “tổng tập”, khép lại một chặng đường văn học của tác giả. Tập “Lục bát mỗi ngày” dày hơn 1.000 trang, với gần 1.000 bài thơ lục bát được sáng tác trong hơn 30 năm. Có thể nói “Lục bát mỗi ngày” đã kết tinh toàn bộ tâm huyết, công sức, đóng góp của nhà thơ Đặng Vương Hưng với thể lục bát. Tập lý luận phê bình “Đa mang một cõi lòng không yên định” được trao giải thưởng khi tác giả đã về với cõi vĩnh hằng. Cuốn sách tập hợp những nghiên cứu, phê bình, chân dung văn học làm nên “thương hiệu” Chu Văn Sơn, quen thuộc với nhiều thế hệ công chúng yêu văn chương. Mặc dù chưa thể có dáng vóc của một tổng tập hoàn chỉnh nhưng “Đa mang một cõi lòng không yên định” vẫn là cuốn sách định hình nên những giá trị cơ bản nhất trong sự nghiệp làm nghề của ông.

Khuyến khích tìm tòi đổi mới

Việc Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh trao giải thưởng quan trọng nhất cho tiểu thuyết “Nghiệp chướng” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn) của Lưu Vĩ Lân là một tín hiệu vui. Đây là phần tiếp theo của hai tác phẩm “Mật đạo”, “Ngẫu tượng” của tác giả viết về “công cuộc làm ăn của các nhà tư sản dân tộc trước biến thiên của lịch sử”-"một chủ đề độc đáo mà dường như chưa cây bút nào đào sâu trước đó", như nhận xét của nhà văn Trầm Hương, Phó chủ tịch Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh. Tiểu thuyết được mở đầu bằng hành trình trở về nước của Luân, một giáo sư ở nước ngoài. Mục đích ban đầu trở về của Luân là lấy tư liệu cho dự án nghiên cứu mà anh và các đồng nghiệp đam mê hàng chục năm trời. Nhưng trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình, với vai trò người thừa kế, Luân đã “lột xác”, từ người trí thức trở thành một “ông trùm” thật sự, sẵn sàng làm mọi thứ để bảo vệ và phát triển khối tài sản khổng lồ. Qua sự chèo lái của Luân, tác giả dẫn dắt bạn đọc đến với một TP Hồ Chí Minh thời kỳ đầu đổi mới đất nước. Ở Luân, phảng phất hình ảnh của một “bố già” phiên bản Việt - một con người coi trọng những giá trị gia đình truyền thống; thông minh, lịch thiệp, có tầm nhìn xa trông rộng và không hề thiếu những mánh khóe, thủ đoạn tàn nhẫn để trừng trị những kẻ dám động đến mình và người thân.

Việc trao giải cho cuốn tiểu thuyết được viết theo dạng thức bộ ba có kết cấu hiện đại, vừa độc lập vừa có quan hệ với nhau, vừa có tính chính luận, vừa có tính giải trí. Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh đã cho thấy sự mới mẻ, công tâm trong nhận định, đánh giá; sự cẩn thận, kỹ lưỡng trong việc tìm kiếm để không bỏ sót những tác phẩm có chất lượng. Có thể nói, cơ cấu và tác phẩm đoạt giải của hai hội văn học lớn nhất nước trong năm 2021 đã phản ánh các giải thưởng văn học Việt Nam vừa “an toàn”, vừa “đổi mới”.

Tiến sĩ ĐOÀN MINH TÂM (https://www.qdnd.vn/)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Khơi nguồn văn hóa Việt qua xuất bản sách
Tuần lễ văn hóa sách Trung Quốc - ASEAN 2024 diễn ra tại thành phố Nam Ninh (Trung Quốc) từ ngày 16 - 19.11. Tại đây, 2 đầu sách về văn hóa VN đã được giới thiệu với bạn đọc ngoài nước.
Xem thêm
Hội Nhà văn Việt Nam mời dự Đại hội
Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ XI (2025-2030) - Chi hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh
Xem thêm
Thể lệ Cuộc thi viết và ảnh Đánh thức những miền đất
Tạp chí Đầu tư Tài chính tổ chức Cuộc thi viết và ảnh với chủ đề Đánh thức những miền đất dành cho mọi công dân Việt Nam
Xem thêm
Danh sách các tác giả vào Vòng chung khảo Cuộc thi Nhân nghĩa đất phương Nam lần 2
Công bố Danh sách các tác giả có thơ được chọn đăng trong tập thơ Tay người đô thị đầy dấu nắng khuya (trong đó 33 tác giả vào Vòng Chung khảo cuộc thi thơ Nhân nghĩa đất phương Nam
Xem thêm
Cần Thơ: Tọa đàm “Thơ 1-2-3 trong không gian văn học hiện đại”
Cần Thơ: Tọa đàm “Thơ 1-2-3 trong không gian văn học hiện đại”
Xem thêm
Trí tưởng tượng bay bổng và những bài học quý
Đọc sách “Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo” của Trần Hà Yên
Xem thêm
Mỗi nhà văn nên giữ một trái tim thanh xuân
Hội nghị người viết trẻ TPHCM lần thứ 5 đã khai mạc tại trụ sở Hội Nhà văn TPHCM. Ngoài 100 đại biểu góp mặt, sự kiện còn quy tụ nhiều cây bút nổi tiếng, có sức ảnh hưởng với văn đàn thành phố và cả nước.
Xem thêm
Hội nghị những người viết trẻ: Đồng hành khát vọng phương Nam
Chúng tôi những người lính tuổi U80 đến dự Hội nghị những người viết văn trê lần thứ 5 do Hội Nhà văn TP HCM tổ chức.
Xem thêm
HTV đưa tin về Hội nghị những người viết trẻ TP.HCM lần 5
Sáng 4.10, BCH Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức họp báo, thông tin về Hội nghị những người viết trẻ TP.HCM lần 5. c
Xem thêm
Thơ Văn Liêm và những khao khát biển bờ!
Bài của Nguyễn Văn Hòa về nhà thơ Văn Liêm
Xem thêm
Giao lưu và ra mắt 2 tác phẩm Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa chân dung thơ của nhà thơ Nguyên Hùng
Sáng ngày 02/ 10/ 2024, Hội trường B lầu 2 số 81 Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP HCM, nhà thơ Nguyên Hùng đã ra mắt bạn đọc 2 tác phẩm Trăm khúc hát một chữ duyên và Ký họa 81 chân dung văn học.
Xem thêm