TIN TỨC
  • Truyện
  • ‘Nghĩa vợ chồng’ – Truyện ngắn của Trần Kim Lợi

‘Nghĩa vợ chồng’ – Truyện ngắn của Trần Kim Lợi

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
7439 lượt xem

Hoài Phong – Phương Lam là cặp trai tài gái sắc, tương xứng về mọi mặt: gia đình, học vấn. Phong điển trai, hiền nhưng có gương mặt “băng giá”, một chút kiêu ngạo và gia trưởng. Phong luôn lấy hình tượng của một Tiến sĩ tâm lý để áp dụng lên vai trò của người chồng. Điều đó làm cho Lam “ngộp thở”. Trong mắt mọi người, họ là một gia đình mẫu mực, mái ấm trong mơ của nhiều người. Thực chất, tổ ấm này luôn có những “cơn sóng ngầm”. Khi Phương Lam là tuýp phụ nữ đa cảm, luôn biết hy sinh dù cô là Kiểm toán – một nghề tương đối “khô”.

Hoài Phong và Phương Lam là đôi bạn học từ nhỏ. Cả hai cũng khá “đắt mèo” nhưng họ luôn dành cho nhau một vị trí đặc biệt. Không giống như những cặp đôi khác, luôn dành cho nhau những lời có cánh hay thường xuyên dạo phố cùng nhau mà Phong và Lam dành hết thời gian để phấn đấu cho việc học và sự nghiệp. Ban đầu, Lam ủng hộ quyết định của Phong vì ngay thời điểm ấy chính cô cũng cho rằng việc cùng nhau dạo phố làm mất thời gian của hai đứa. Cứ tập trung học thật tốt sau này khi giấc mơ “ngôi nhà và những đứa trẻ” thành hiện thực rồi thì thiếu gì thời gian ở bên nhau?

Rồi ước mơ của họ cũng sớm thành hiện thực. Hoài Phong và Phương Lam kết hôn khi sự nghiệp đã vững vàng. Sau đám cưới, Phong đưa vợ đi hưởng tuần trăng mật ở Đà Lạt. Và đây là lần thứ hai hiếm hoi mà Phong cùng vợ trở lại Đà Lạt sau 5 năm về chung nhà.

– Ái da, lạnh ghê á, ông xã. Lam từ nhà tắm bước ra, co tay, quíu chân, rúc vào người Phong.

Cặp kính cận của Phong sụp xuống, nhìn vợ:

– Haiz! Trời lạnh, em không biết hay sao, chui vô tắm? Lại ăn mặc “hở trên, hở dưới”, bảo sao không lạnh? Mệt!

– Anh… Mình là vợ chồng mà anh nói chuyện hờ hững vậy sao? Lam bực.

– Anh xin lỗi nhưng mình đã có con, chứ có phải vợ chồng son đâu mà em nũng nịu, ăn mặc sexy, anh không thích. Dù sao anh cũng là…

– Là Tiến sĩ tâm lý nổi tiếng chứ gì. Em “thuộc bài” rồi, anh không cần giảng nữa! Bộ là Tiến sĩ đạo mạo thì không biết “yêu” hả? Lam điên máu, gạt phăng lời chồng.

Biết mình quá đáng, Phong tiến lại gần vợ, vỗ về, vuốt tóc, âu yếm, bàn tay anh bắt đầu lăn tăn khắp cơ thể vợ. Lam cũng đê mê, chuẩn bị “nhập cuộc” thì Phong nhớ về cuộc hội thảo của mình còn nhiều thứ cần chuẩn bị. Bất giác, anh buông vợ ra.

– Sao thế anh?

– Anh cần chuẩn bị cho buổi thuyết trình sắp tới. Hôm khác anh bù nha.

– Ưm, em hổng chịu. Chồng em là người có kinh nghiệm uyên thâm. Lo gì? Em muốn anh cho em cảm giác đêm tân hôn. Bờ môi mọng, vòng tay Lam cứ cuốn lấy Phong như con thiêu thân lao mình vào ngọn lửa.

– Em buông ra xem! Anh đã nói, sao em bướng vậy? Phong khó chịu.

Lam điên:

– Ừ. Em bướng hay anh không có trái tim hoặc là một “bậc tu sĩ”?

– Anh không nghĩ một người phụ nữ thế kỷ 21 như em mà lại quan tâm “việc ấy” hơn là những điều thực tế? Phong cộc cằn.

– Anh suốt ngày công việc và công việc. Còn mẹ con em là gì trong mắt anh?

– Em thử sống một ngày không có tiền xem? Thay vì nghĩ những chuyện yêu thương nhăng nhít thì sao em không nghĩ anh đang cố gắng để cho gia đình những thứ tốt nhất?

– Em không phủ nhận điều anh nói nhưng em cần anh, em cũng có khát khao nhục dục như bao người phụ nữ khác. Lam giàn giụa nước mắt.

Phong chạnh lòng:

– Khuya rồi, ngủ đi.

Lam kéo tay Phong ra, qua giường bên ngủ cùng con gái (bé Gia Linh)

Chuyến du lịch kết thúc sớm do Lam đề nghị. Phong đành chiều theo và kèm theo đó là những tiếng thở dài.

Diệu Anh ghẹo Phương Lam:

– Bồ sướng quá, còn gì! Được chồng yêu chiều, địa vị xã hội cũng chẳng thua ai.

Lam khuấy nhẹ ly cà phê, những viên đá tan gần phân nửa ly, nhạt nhẽo như tình yêu của Phong:

– Haiz! Không như bồ thấy đâu.

Diệu Anh hiểu Phương Lam như chị em nhưng cô không muốn quá thẳng thắn trong chuyện của bạn, khiến bạn buồn chứ ngay từ đầu Diệu Anh đã không mấy thiện cảm với Hoài Phong.

– Mình hiểu. Ông Phong hơi “khô cứng” nhưng ổng cũng muốn cho bạn những thứ tốt mà.  Cố gắng lên. Diệu Anh cười, vỗ vai Lam.

Diệu Anh bị tật bẩm sinh, hai chân đi lại khó khăn. Vì biến cố gia đình mà mẹ Diệu Anh nghĩ quẩn, bỏ lại cô trơ trọi. Gánh nặng trên vai ba nặng thêm. Là đàn ông ba cũng không thể hiểu hết tâm tư con gái và Diệu Anh cũng thể trút cạn lòng mình với ông.

Diệu Anh may mắn có được nhóm bạn hết lòng thương cô. Phương Lam là một trong số đó. Họ thường có những buổi cơm trưa, cà phê cùng nhau nói đủ “chuyện trên trời dưới đất”.

Sau chuyến du lịch, vợ chồng Phong ai vào việc nấy. Phong bỏ bớt việc dành nhiều thời gian cho vợ con. Lam vui ra mặt, cô trách mình đã không đủ sâu sắc để hiểu chồng nhiều hơn.

– Anh, Lam nũng nịu, trèo lên người chồng.

Trong ánh đèn ngủ mờ ảo, Phong vòng tay ôm vợ, khóa môi nàng:

– Em đẹp quá!

Lam không nói lời nào. Lưỡi cô tiếp tục uốn éo, khóa môi chồng say sưa.

Sáng ra, Phương Lam còn say ngủ, Phong hôn nhẹ bờ mi vợ, nhìn nàng trìu mến. Phong nghe lòng lâng lâng hạnh phúc: Anh yêu em.


Ảnh minh họa

Phong xuống bếp nấu bún bò – món mà Lam rất thích. Lam mở mắt, vươn vai, còn chút ngáy ngủ nhưng cô khẽ cười nhớ lại phút ân ái nồng nhiệt của hai vợ chồng: “Ghét!”.

Vợ anh “ghét” ai đó. Phong âu yếm.

– Em hổng biết. Hình như “ghét” ai đó thì phải. Lam cười e thẹn.

Phong ôm vợ từ đằng sau:

– Anh xin lỗi. Anh hứa sẽ dành thời gian cho hai mẹ con em nhiều hơn. Rửa mặt, xuống ăn bún bò của “Phong yan can cook” nha.

– OK, ông xã.

Phong đưa vợ con đi mua sắm và khu vui chơi. Lam và Phong thay nhau đẩy chiếc đu quay, mỉm cười nhìn con:

– Ơ, bay lên nè! Vui không con?

– Dạ vui. Ba ơi, lát ba mua đồ chơi cho con nữa nha. Bé Linh bi bô.

– Ưm! OK con gái, Phong bệu má con.

– Hông! Con hổng thích ba kêu con là con gái.

– Chứ con là con trai hả? Lam cười, ghẹo con.

– Con thích ba mẹ gọi con là cục vàng. Bé Linh nhõng nhẽo.

Phong hôn, trìu mến nhìn con bé.

Ngọc – cô vũ nữ cứ gọi điện tống tiền Phong. Anh gặp Ngọc trong một lần kí hợp đồng, ham vui, vợ chồng lại đang bất hòa nên Phong sa vào “lưới tình”. Sau lần đó, anh tìm cách chuộc lỗi, bù đắp cho Lam.

– Anh yêu! Tối nay mình gặp nha. Em nhớ anh. Ngọc lả lơi.

– Cô có thôi đi không! Phong cáu.

– Anh sắp làm cha rồi đó.

– Ờ… ờ… Được, gặp sau. Phong lo lắng, cắt ngang cuộc điện thoại với Ngọc khi Lam từ dưới nhà đi lên.

– À… ờ… em với con ăn cơm đi. Anh có việc gấp.

– Anh, anh! Lam gọi với theo nhưng bóng Phong mất hút.

Phong đi mà bỏ điện thoại ở nhà. Ngọc gọi mấy cuộc, không được tưởng Phong trở mặt. Ngọc gởi clip, hình ảnh “giường chiếu” qua máy.

– Bé Linh, đưa điện thoại cho mẹ. Ăn cơm nè con. Haiz! Ba con bỏ quên điện thoại ở nhà rồi.

Tiếng chuông tin nhắn từ máy Phong, tiện tay Lam xem luôn: ” Anh yêu! Anh giỡn với em hả? Em có “quà” cho anh bên messenger, vui vẻ ha. Moa!”

Tay run run mở tin nhắn, mắt Lam nhòe đi, tim ngừng đập. Hóa ra, Phong không khô khan như cô nghĩ, cô đã quá chủ quan? Cô nhìn châm châm bức hình siêu âm thai, cô vung tay ném điện thoại chồng thì bé Linh nắm tay mẹ:

– Mẹ, mẹ con đói.

Lam ôm con, cố ngăn giọt nước mắt trực trào:

– Ừ. Mình ăn cơm ha con. Lam đặt nhẹ điện thoại của Phong ở lại phòng khách.

Suốt đêm đó, hai vợ chồng Phong mỗi người quay một góc giường. Phong về thấy điện thoại vẫn ở vị trí cũ, anh càng e ngại, cảm giác phản bội tình yêu của Lam càng đè nặng. Có thể anh luôn dành cho những người phụ nữ quanh mình “tản băng” to đùng nhưng với Lam thì mọi nguyên tắc trong anh đều bị phá bỏ. Tình yêu giữa họ còn là tình tri kỷ. Phong len lén nhìn vợ, anh thương cô vô cùng! Càng thương, anh càng tự trách mình ngu muội, một phút yếu lòng mà mái ấm của mình có nguy cơ tan vỡ. Giọt nước mắt ân hận chảy ngược, Phong nghe cổ họng nghẹn đắng. Trằn trọc không ngủ, Phong tung nhẹ tấm chăn, rón rén qua phòng con gái.

Nhìn con gái say giấc, tay ôm tấm hình gia đình và nói mớ: ” Con muốn đi chơi với ba mẹ nhiều nhiều. Con thương ba mẹ”.

Phong xoa đầu, hôn mi mắt con. Khóe mắt Phong rưng rưng, anh đắp chăn cho con rồi về phòng. Lam theo chân chồng và chứng kiến hết, cô về phòng trước và xem như không biết chuyện gì. Lòng Lam ngổn ngang như cuộn tơ rối: vì con mà tha thứ thì liệu lòng tin, tình yêu của cô dành cho Phong còn nguyên vẹn hay chỉ là sự ngụy biện để rồi dằn vặt, giết luôn những gì tốt đẹp mà anh và cô góp nhặt, chắt chiu? Ly hôn? Cô không thể! Em yêu anh, sao anh nỡ phản bội em? Phong ơi!( Lam độc thoại mà nghe lòng tan nát).

Từ hôm chồng có bồ nhí, Phương Lam trầm lặng hơn, dễ cáu gắt.

– Linh! Sao con phá đồ của mẹ, hư, hư, hư nè! Lam đết vào mông con, có khi còn tát vào mặt con bé.

Phong vừa về đến cổng đã nghe con gái khóc thét. Anh bỏ chiếc cặp xuống, vội vàng ôm con, vỗ về, nhìn vợ khó chịu ra mặt:

– Em sao vậy? Riết anh thấy em giống “Tào thị” lắm rồi đó.

– Lên phòng với ba. Phong nói với con.

Lam nhìn theo, lòng đau với nỗi đau bị phản bội, vừa khóc vì thương con.

Phong tìm mọi cách bù đắp những sai lầm nhưng Lam chỉ trả lại cho anh sự lạnh lùng, thờ ơ.

– Em, anh muốn… đã lâu mình không….

– Haiz! Em mệt. Lam khó chịu.

– Em lạ quá! Lúc trước, khi anh hờ hững, lạnh nhạt thì em “cao hứng” như con thiêu thân lao vào ngọn lửa. Giờ anh muốn… thì em như tản đá?

Lam sùng:

– Tôi không phải con ngu để anh qua mặt! Anh tự hiểu lấy!

Lời nói và thái độ úp mở của Lam khiến Phong chột dạ, im lặng; Phong kéo nhẹ tấm chăn, nhắm nghiền mắt, giả vờ ngủ. Lam xoay người vào trong, nước mắt lăn nhẹ rồi tuôn như suối. Phong nghe tiếng thút thít của vợ, nhịp tim của cô đập thình thịch. Phong biết Lam đang rất ấm ức dù chưa “hai mặt một lời” nhưng anh nghĩ nguyên nhân từ mình.

– “Anh yêu”, em chưa nhận được 50 triệu. Haiz! Giờ sao ta? Em nhắn tin cho vợ anh chắc là nhanh hơn nhiều! Nói rồi, Ngọc cầm điện thoại bấm bấm, hù dọa ngay trong công ty – phòng làm việc của Phong.

Phong lo lắng, ngó dáo dác, khi nghe nhân viên xì xào: “Vụ gì vậy?” Phong mở cửa phòng, đám nhân viên “xếp re”, ai vào việc nấy. Quay lại với Ngọc, Phong vừa cáu, vừa van nài, thỏa hiệp:

– Cô về đi! Tôi hứa sẽ chuyển tiền nhưng đây là lần cuối!

– Lần cuối? Tôi mang tiếng chửa hoang, đổi được 50 triệu thôi, tôi khùng à? Mơ đi cưng à.

Ngọc bệu má Phong chọc quê, khiêu khích, rồi ra về với thái độ đắc thắng.

– Cốc, cốc, cốc! Cô muốn gì nữa? Phong tưởng Ngọc quay lại.

– Thưa, sếp kí giúp em mớ giấy tờ tư vấn tâm lý học đường ạ. Nhân viên nói.

– À…ờ, tôi xin lỗi. Cô để đó đi.

Cô nhân viên ra khỏi phòng, Phong ngước lên: “Hôm nay tôi mệt, cô hủy hết tất cả cuộc hẹn và tư vấn tâm lý nha”, Phong xua tay ra hiệu cho nhân viên ra khỏi phòng.

Gió lớn, các cửa xô vào nhau, ngoài trời cây cối rung rinh, có cây gãy ngang cành, chuẩn bị cho một trận mưa. Lam ngồi trong văn phòng công ty mình và Phong cũng chẳng khác gì. Cả hai nghĩ về đối phương: tình yêu càng nhiều thì sự ray rứt, căm phẫn cũng nhiều. Lam không muốn nói thẳng với chồng vì mỗi lời oán trách là tim cô đau thêm một lần.

– “Bởi tôi lỡ dại yêu lầm người ta nên khổ đời tôi vì ai gian dối”. Lam hát trong cơn say, cô loạng choạng bước vào nhà. Phong rất thoáng việc Lam uống rượu ngoại giao nhưng nhìn vợ như người điên, Phong rất bực nhưng vẫn nhẹ nhàng:

– Coi chừng té! Anh dìu em lên phòng.

– Anh buông em ra! Anh đừng giả vờ! Tại sao anh phản bội em? Lam khóc.

Phong vừa bối rối, vừa ray rứt, anh choàng vai vợ, dìu cô lên phòng, Lam vùng vẫy, bất cần:

– Hừ! Buông ra, tôi không cần!

Bé Linh khóc lớn. Phong hướng mắt lên lầu, thở dài và vào phòng con.

– A, a. Ba ơi, con sợ.

– Ba đây, ba đây. Ngủ tiếp đi con.

Phong đắp chăn cho con. Thở một hơi thật dài, rồi lững thững bước ra ban công. Nhìn giàn hoa mai, lan, cúc, trúc mà anh đã tự tay chọn giống tốt và cùng vợ vun trồng, chăm sóc. Bên cạnh là chậu hồng nhung bị cơn mưa lớn đêm qua làm gãy cánh nằm chỏng chơ một góc vườn.

– Anh, em thích chậu hồng nhung này nhất, cánh hoa uyển chuyển, e ấp giống như thiếu nữ đang yêu. Lam cười e thẹn nhìn chồng.

Phong cũng dạt dào cảm xúc, vuốt tóc vợ, âu yếm:

– Ừ. Không chỉ thế, mà nó còn giống em có một vẻ ngoài tưởng chừng kiêu ngạo bởi chi chít gai nhưng luôn tiềm ẩn sự dịu dàng làm người ta say đắm như anh mê em vậy nè. Phong nháy mắt, ranh mãnh.

– Quỷ, anh á. Lam hạnh phúc.

Phong ghé môi, trao nàng nụ hôn say đắm, cả hai đốt cháy tim nhau bằng những nụ hôn, môi chẳng rời môi. Hai bàn tay Phong từ từ “chẳng còn lý trí”, cơ thể nóng ran, tim Lam cũng rung lên từng hồi. Cảm giác nhục dục ngày càng lên đến đỉnh điểm. Phong cùng vợ thăng hoa và lần nào cũng rất thỏa mãn. Chỉ sau khi bé Linh 3 tuổi thì Phong cũng bù đầu với công việc khi anh học xong Học vị Tiến sĩ Tâm lý và thành lập công ty.

Phong chợt quay lại hiện tại, mắt anh ươn ướt lúc nào, anh cũng không biết. Quay vào trong, anh mang vào cho vợ thau nước ấm, nhúng khăn lau người cho cô. Trong giấc ngủ, Lam vẫn vùng vẫy như kháng cự nhưng Phong biết cô vẫn rất muốn được anh vỗ về.

– Ụa, ọe, ụa. Lam bật dậy nôn tới “mặt xanh, mặt vàng”.

Phong kéo vợ tựa đầu vào người anh, anh đưa tay ra xoa xoa lưng cô:

– Có sao không em? Lỗi tại anh hết! Giọng Phong nghèn nghẹn.

Lam gục đầu vào người chồng như con chim bị trúng thương.

Tiếng nhạc xập xình, nhóm trai, gái “trẻ trâu”, người đến thư giãn cho biết Coffee & Bar là như thế nào hoặc nhu cầu “ôm ấp”,… có đủ.

– Chào chị. Mình cụng ly làm quen nhé!

– Ok. Nếu cậu thích. Dzô!

Lam cụng ly xã giao cùng cậu trai trẻ (Minh). Minh trạc 25 tuổi, trẻ nhưng sành đời. Qua tiếp xúc, Lam đoán Minh khá tâm lý, yêu chiều phụ nữ. Sau khi phát hiện chồng “lập phòng nhì”, Lam chán chường, chẳng thiết tha chuyện chăn gối dù cô là tuýp phụ nữ hiện đại: “chuyện vợ chồng” phụ nữ vẫn có quyền ở thế chủ động và cô luôn khao khát có những giây phút thăng hoa cùng chồng.

Lam buông lơi công việc, đi sớm về khuya. Có hôm Phong về sớm, anh chuẩn bị bữa tối. Con gái đã ngủ say, chuông đồng hồ gõ từng hồi, điện thoại Lam luôn trong chế độ “ngoài vùng phủ sóng”. Phong buồn bã nhìn màn hình: “Bà xã yêu” cùng những “dấu ngắt đỏ”, Phong ôm đầu, mệt mỏi, thở dài:

– Haiz! Đi đâu giờ này chưa thấy về, con cái bỏ phế. Riết quá đáng! Phong ghé qua bếp, giở chiếc lồng bàn nhìn mâm cơm nguội lạnh, anh đã cất công chuẩn bị. Lua miếng cơm, gắp miếng mực xào, kí ức lại về:

– Em ăn đi. Mực xào em thích nè. Phong gắp cho Lam.

– Dạ, anh cũng ăn với em đi. Lam hạnh phúc, có chút nũng nịu.

Phong khẽ giật mình, nhìn lại chén cơm đang cầm trên tay, miếng mực rơi ra bàn từ lúc nào. Khóe mắt Phong cay, anh ôm đầu khóc như một đứa trẻ.

Sáng chủ nhật, Phong dậy sớm chuẩn bị bữa sáng. Bé Linh chạy xuống nhoẻn miệng cười, ôm ba.

– Ưm, con gái. Phong ôm con nựng nịu.

Phong nhìn lên lầu, Lam bước xuống, mặt mày make-up, diện váy lộng lẫy. Nếu như trước kia thì sau bữa sáng, cô cùng chồng dắt con đi chơi. Nhưng bây giờ thì Lam đi đâu? Câu hỏi đầy hoài nghi dấy lên trong lòng Phong, anh vẫn giữ hòa khí trước mặt con:

– Hôm nay em đi đâu?

Lam phớt lờ, xem Phong như tản đá, quay sang bế con:

– Ưm, con gái của mẹ. Đi chơi với mẹ không?

– Dạ đi, dạ đi! Gia Linh hớn hở. Ba đi nữa!

Lam ái ngại, liếc nhìn Phong rồi tiếp lời con:

– À… ờ…. Ba còn công việc của ba nữa. Mẹ con mình đi thôi con.

Phong nhìn theo bóng vợ cho đến khi chiếc taxi khuất dần. Anh đến gặp Ngọc để giải quyết dứt khoát: nếu cô ta mang thai thật, Phong sẽ nhận nuôi con và cầu xin Phương Lam tha thứ. Vừa đến trước cổng nhà Ngọc, Phong nghe tiếng cãi vã:

– Hắn không phải là thằng đàn ông háo sắc. Đêm đó, hắn say không biết trời đất gì. Miệng thì lảm nhảm: “Phương Lam ơi, Phương Lam ơi”, rồi nằm như xác chết. Mặc em muốn làm gì làm, em dựng hiện trường giả: “trần như nhộng” nên hắn đinh ninh cái thai này là của hắn. Ngọc nói.

– Hừ! Mày nói tao nghe, “cái bụng” này là của thằng nào? Gã đàn ông thô lỗ.

Ngọc trèo lên đùi, ôm vai, bá cổ gã:

– Còn của thằng nào, ngoài thằng này. Hey! Ngọc chỉ tay vào ngực gả, mơn trớn, khát dục.
Bất ngờ, gã xô và đạp thật mạnh vào người Ngọc, Ngọc té nhào, rồi tiếp tục buông tiếng chửi thề:

Móa! Mày chỉ là một con điếm! Thì sao tao chắc là mày có con với tao. Mày chỉ là “cây ATM” của tao. Cút đi!

Phong đứng bên ngoài, “máu dồn lên não”, hai tay ghì chặt, anh muốn đấm cho ả vũ nữ và gã giang hồ kia một trận nhưng nhìn thấy Ngọc “bầm dập”, Phong cũng chạnh lòng, không muốn đôi co dù sao anh cũng được minh oan.

Chiều hết giờ làm, Phong ghé qua trường đón con, anh định chở hai mẹ con đi ăn, rồi sẽ kể với Lam chuyện mình bị “dắt mũi”. Lam đã đón con từ trước, cứ tưởng Lam về nhà nên Phong hí hửng ra mặt. Lam gởi con cho bà ngoại rồi tiếp tục đi.

Khách sạn 175, nơi Lam thường lui tới. Có tiếng gõ cửa – Minh khoát nhẹ cái khăn lông trắng, cởi trần ra mở cửa. Và họ lao vào nhau như những con thú, đê mê, hoang dại. Một người đàn bà nóng bỏng như Lam, cô luôn khao khát được “yêu”, sự khao khát ấy lại đến từ sự tổn thương thì càng mãnh liệt. Minh lại là chàng trai mới lớn, “hừng hực”, đã biến Lam thành người phụ nữ lăng loàn dù cô vẫn rất yêu chồng. Sau mỗi lần “xung trận”, nước mắt Lam chảy dài. Minh an ủi:

– Tôi hiểu. Nhưng anh ta là người phản bội, chị không việc gì phải dằn vặt mình.

– Cảm ơn cậu nhưng cậu không hiểu đâu. Lam vỗ vai “tình trẻ”. Khi kết hôn rồi ngoài tình yêu, người ta còn sống vì trách nhiệm. Trách nhiệm của tôi và anh ấy là bé Linh.

Minh cười mỉa mai:

– Hừ, tôi chưa biết chồng chị, “tròn, méo” thế nào. Tiến sĩ Tâm lý hả? Mà để mất một người vợ tuyệt vời như Lam thì quá tồi!

Minh thay đổi cách xưng hô, Lam thoáng bất ngờ. Minh lại lao vào Lam, ôm hôn ngấu nghiến. Như lời sám hối của lương tâm, Lam xô Minh ra khỏi người mình. Minh lì lợm, anh vẫn tiếp tục hành động gợi tình. Lam dứt khoát, lời lẽ rắn rỏi:

– Minh! Cậu buông tôi ra! Tôi đã có chồng, mình chỉ là “ăn bánh trả tiền”!

– Nhưng tôi yêu Lam! Minh tiếp tục “điên rồ” như con thú hoang, lao vào người Lam. Lần này, Lam hết đường kháng cự nhưng không phải là hình ảnh của một người phụ nữ khát tình mà là một người bị cưỡng tình.

Cơn mưa lớn như nói hộ Lam nỗi ô nhục ê chề, thân xác rã rời, tóc tai rối bù, quần áo xốc xếch, cô bước đi như kẻ mất hồn. Lam về nhà thấy chồng ngồi đợi, cô lơ đi, bước lên lầu.

Khác với những lần khác, Hoài Phong tức giận, lay người Lam thật mạnh:

– Em nhìn thẳng vào mắt anh, em đi đâu, nói!

– Ừ, tôi đi khách sạn, được không? Lam hất mặt.

Đôi tay Phong ghì chặt, mắt “nổ đom đóm”:

– Vào khách sạn làm gì?

– Làm tình. Lam cười, trơ trẽn.

– Cô! Phong tát Lam. Đồ lăng loàn!

Lam ngước lên, vén mớ tóc rối như ổ quạ vì dầm mưa, nhìn chồng bằng ánh mắt căm phẫn, hờn tủi mà không lời phân bua hay trả đũa. Nước mắt tuôn như suối, tay che miệng để không bật thành tiếng. Lam chạy thật nhanh lên lầu.

Phong như “rơi tự do”, thẫn thờ, ngồi phịch xuống sofa, òa khóc như một đứa trẻ: “Hết thật rồi!” Phong ôm đầu, vật vã trong nước mắt, chẳng cần biết mình là “đấng trượng phu”.

***

Một thời gian sau…

Lam nôn ọe, nhìn que thử: 2 vạch. Trong khi từ ngày xảy ra chuyện, Lam toàn ngủ với bé Linh. Phong thì vẫn: “anh, em” trước mặt mọi người nhưng chẳng thiết tha gì: tất cả vì con thôi.

Ba mẹ Phong ở Mỹ về thăm con, sau thời gian đại dịch covid.

– A lô, ba mẹ về chơi 6 tháng. Tuần sau tụi con ra đón ba mẹ nha. Bà Nhã nói với Lam.

Lam lo lắng khi nhận tin của mẹ chồng. Tiếng xe Phong về tới. Anh xách cặp đi thẳng lên phòng thăm con; không nhìn Lam nhưng anh biết ánh mắt cô hướng về mình.

– Anh… em…

Phong lạnh lùng, đẩy tay Lam ra.

– Mẹ vừa báo tuần sau ba mẹ về, anh tính sao?

– Thì tiếp tục “đóng kịch” tới khi ba mẹ về Mỹ.

– Ba mẹ về chơi nửa năm, làm sao mà giả vờ hoài được?

– Chứ ý cô muốn sao, cô “dạy” tôi đi. Vì con và cũng vì… tôi đã chịu đựng, dồn nén như thế nào cô biết không?

Câu nói lấp lửng cùng với giọng nói run run, nghèn nghẹn của chồng giúp Lam hiểu rằng anh vẫn dành cho cô một tình yêu sâu đậm dù anh vẫn chưa đủ bao dung để ban cho cô lời tha thứ. Cảm giác tội lỗi lại trổi dậy, Lam cố nén nước mắt, trả lời chồng:

– Tùy anh thôi.

Lam bới một chén cơm cho Phong nhưng anh toàn ăn ngoài hoặc mua đồ hộp ra phòng khách ngồi ăn. Lam cứ bới ra rồi đổ lại vào nồi: cơm dư, bỏ tủ lạnh hoài, ố vàng, mốc meo. Lam chán, không nấu nữa, cô dắt con đi ăn ngoài thường xuyên. Hôm nay nhận được điện thoại của mẹ chồng, Lam mới đi chợ, nấu cơm để có cớ nói chuyện với Phong. Lam nhìn mâm cơm, lua một miếng, nước mắt tủi thân trào ra, cô gắp trúng miếng cá nên ói tơi tả, mới sực nhớ chuyện thử thai lúc nãy. Lam chạy vội vào nhà tắm, lấy que giấu đi. May là Phong chưa phát hiện. Thoát được lần này chứ làm sao thoát được cả đời? Lam nhìn xuống bụng, xoa xoa – vẫn là cảm giác thiêng liêng của tình mẫu tử nhưng lần này thì cảm giác dằn vặt, khó xử làm lòng cô như tơ vò.

Khi đối mặt cùng nhau, Phong tỏ vẻ khó chịu với Lam nhưng anh luôn thăm dò vợ qua con gái.

Phong chơi cùng con: “Ơ, cho tui tô hủ tiếu đi”, “dạ, ba ăn ớt hông?” Phong xoa đầu con gái, mỉm cười, khẽ gật đầu. Ôm con vào lòng, anh trầm ngâm:

– Bữa giờ, mẹ có nấu cơm cho con không, hay 2 mẹ con đi ăn gà rán?

– Dạ hông, mẹ dắt con đi ra quán ăn cơm chứ hổng có ăn gà rán. Mẹ nói, ăn gà rán là ba hổng thương con.

– À… ờ… vậy hả? Con phải nghe lời mẹ nha con.

– Dạ, mà sao ba mẹ không dắt con đi chơi? Đi với mẹ thì hổng có ba, đi với ba thì hổng có mẹ. Gia Linh thút thít.

Phong câm lặng, lau nước mắt cho con, đôi mắt bé Linh đỏ hoe, lòng anh quặn thắt, trách mình đã đánh mất của con bức tranh hạnh phúc.

Phong xuống nhà thấy Lam ói “xanh mặt”, anh ngần ngại đi về phía vợ. Thấy Phong, Lam ngượng ngùng, lẫn tránh. Phong dõi mắt nhìn Lam khi cô đi như chạy lên lầu.

Lam đến bệnh viện Phụ sản. Bác sĩ cho biết thai đã 2 tháng và phát triển rất tốt. Lam có ý bỏ đi đứa trẻ nhưng sau khi chứng kiến các bệnh nhân sẩy thai, đi thụ tinh qua ống nghiệm, cả một núi tiền mà chưa chắc sẽ có được một mụn con,… Lam quyết định giữ lại con: Mình sẽ nói hết với Phong, cùng lắm, ảnh ly hôn với mình thôi. Mẹ sẽ mạnh mẽ, đón con chào đời, con yêu! Lam xoa bụng và nói chuyện với đứa bé.

Tối đó, Lam lẳng lặng thu xếp hành lý, chuẩn bị tâm lý để nói hết mọi chuyện với chồng.

– Anh, em muốn nói chuyện.

– Nói đi.

– Em… em… đã có thai.

– Rồi sao?

– Anh,… anh không thắc mắc…?

Lam ngạc nhiên lẫn lo sợ với thái độ bình tĩnh của chồng.

Phong im lặng 1 phút, tiếp lời:

– Không. Có những chuyện không nên quá rạch ròi và lý trí, chỉ cần “một trái tim đủ lớn” để vẹn toàn cho tất cả, em à.

Lam ngỡ Phong sẽ tức giận, xỉ vả không tiếc lời. Nào ngờ….

– Anh nói vậy là sao? Đứa bé này không phải…

– Anh biết. Phong tiến lại gần Lam, nắm tay cô, cảm thông: “Em không cần phải nói đâu. Anh cũng có lỗi”.

Lam ôm chầm lấy chồng, nước mắt thẹn tủi được thay bằng sự cảm kích. Cô ngả vào lòng Phong, anh cũng nghe lâng lâng, anh thấy mình là một người chồng đúng nghĩa.

Đêm nay, trăng sáng, tròn vành vạch. Phong bế con, Lam thì tựa đầu vào vai chồng. Một đêm Trung thu thật êm đềm với tiếng cười sung sướng của bé Linh và tình yêu cao thượng của Hoài Phong.

Lam trở mình, nhìn chồng say giấc, cô lại len lén khóc. Lam càng dằn vặt mình mỗi khi được Phong ân cần.

– Ba mẹ ăn đi, món này Lam làm cho ba mẹ đó. Phong nói với ba mẹ.

– Ừm, để mẹ xem tài nấu nướng của con dâu xem. Bà Nhã, ông Hòa, trìu mến nhìn Lam.

Bà Nhã mới đưa tay gắp cá thì Lam đã nôn ọe. Bà Nhã cười tươi như hoa, nói với ông Hòa:

– Mình sắp có cháu rồi, ông hả?

Ông Hòa mỉm cười thật tươi còn Phong thì ỉu xìu, ngại ngùng, 2 mắt ngó dưới đất.

Lam hẹn Diệu Anh đi ăn cơm trưa. Diệu Anh phải chờ “dài cổ” mới gặp được Lam.

– Hey! Chào bồ! Hình như bồ có baby phải không? Chúc mừng nha. Diệu Anh “bia bia”, nói như sáo.

Lam thở dài, trầm ngâm:

Haiz! Mừng gì, mình khổ tâm lắm. Nếu chết được, mình cũng chết.

Lam trút hết lòng mình với Diệu Anh.

Diệu Anh vừa thương, vừa giận bạn: mà thôi đi, chuyện riêng của Lam, ắt bạn cũng đã mệt rồi, mình không thông cảm thì cũng không nên làm bạn nặng lòng. Diệu Anh nghĩ vậy, rồi nhích ghế ngồi gần Lam hơn, nhẹ nhàng, cô nói:

– Mình không biết nói gì. Mọi chuyện đã qua. Bồ cố gắng quên đi quá khứ, sống tốt ở hiện tại, không được nghĩ quẫn nghe chưa?

– Nhưng… Lam ngập ngừng.

– Mình hiểu nỗi day dứt của Lam. Anh Phong đã vượt qua tất cả để bao dung với bồ. Vì điều đó, hãy dùng tình yêu mà bù đắp cho ảnh. Diệu Anh nói.

Lam thấy nhẹ lòng với lời lẽ chân thành của bạn. Diệu Anh là người nhân hậu, sâu sắc hay dỗi hờn nhưng cũng rất dễ quên khi được dỗ dành. Với Lam, Diệu Anh rất dễ mến, cả 2 thân nhau ngót nghét 20 năm. Từ lúc mẹ Diệu Anh mất, Lam cùng các bạn chia nhau giúp đỡ. Có khi Lam bỏ cả một số tiền lớn để mua cho bạn những món đồ đắt đỏ, miễn là Diệu Anh thích.

– Ê, tui bắt đầu “thích” anh Phong rồi. Bà cứ ngại thì cho tui về làm của đi. Diệu Anh cười ranh mãnh.

– Thôi cha, mơ đi nha. Lam cười lớn.

Phong mân mê chai rượu, hớp một ngụm, nghĩ về chuyện gặp Minh tuần trước:

– Cậu là ai? Phong hỏi.

– Minh – cha đứa bé trong bụng Lam. Minh dõng dạc nói, “chẳng sợ trời đất”.

Phong tròn xoe mắt:

– Cậu còn dám… Phong toan đánh Minh.

– Sao? Đánh đi! Anh là thằng tồi! Tiền bạc, danh vọng với anh còn hơn cả cô ấy. Nếu anh không cần Lam nữa thì hãy trả tự do cho cô ấy. Tôi yêu Lam!

– Mày! Phong nghiến răng trèo trẹo, đấm Minh mấy phát, Minh “ngoan ngoãn”, không đáp trả, giống như một tên tử tội.

Buông Minh ra, Phong thẫn thờ, hóa ra một người đàn ông có địa vị cao không bằng một người chồng tinh tế. Trên đường về, khi chờ đèn đỏ; Phong thấy một shipper nói chuyện điện thoại:

– Em hả? Nay anh về sớm nên ghé qua đi chợ mua 1 con cá bông lau, xíu anh phụ em nấu cơm ha. À, anh tới trường đón con luôn…

Câu chuyện của anh shipper, thêm mấy lời mắng nhiếc của Minh khiến Phong ngộ ra: ” Cậu nói đúng, Minh à! Cám ơn cậu và cả anh shipper kia nữa. Tiền quan trọng nhưng tình cảm còn quan trọng hơn nếu mình thật sự biết yêu thương ai đó”. Nhưng nỗi đau bị vợ “cắm sừng” vẫn làm Phong đau như cắt khi tình yêu anh dành cho vợ càng lớn.

Công ty Xuất – Nhập khẩu Hoàng Gia, nơi Lam là Kiểm toán.

– Thủy ơi, em thống kê giúp chị số liệu các thông số của công ty Tài chính Fe-credit nha. Lam nói.

Lam nhận được cuộc gọi của giám đốc:

– Cô xem đi, tất cả các thông số thực tế và báo cáo của cô về các công ty đều không trùng khớp. Giải thích giúp tôi xem! Nữ giám đốc sùng.

– Xin lỗi chị. Hôm đi khảo sát, em hơi mệt, nên nhờ các bạn khảo sát giúp rồi báo cáo lại.

– Một Kiểm toán trưởng có chuyên môn cao, tôi không nghĩ cô lại có một lý do “rất hời” như vậy!

– Dạ… em xin lỗi. Lam cúi đầu, e ngại.

– Thôi, cô về làm lại báo cáo đi. Haiz!

Lam lại nôn ọe, cô chạy vội vào toillet, trượt chân, té. Đồng nghiệp đưa Lam vào viện. Lam sẩy thai, gọi cho Phong hơn 10 cuộc, anh say mèm chẳng nghe máy. Thủy gọi về nhà Lam; nghe tin con dâu, bà Nhã tức tốc đến ngay bệnh viện.

Lam mở mắt, thấy quanh mình là dây dẫn máu, máy kẹp mạch. Lam nhấc người nhưng đành bất lực, nhìn xuống bụng. Bà Nhã hiểu ý:

– Đứa bé… mất rồi, con à.

Nước mắt Lam tuôn ra như suối, dù biết đứa con này đến với cô ngoài mong đợi nhưng ai “cắt ruột” mà không đau? Bà Nhã ôm con dâu an ủi.

Phong tất tả chạy vào phòng bệnh:

– Em, anh xin lỗi.

– Anh không có lỗi, chẳng phải anh đang vui lắm à?

Bà Nhã nhìn con trai, Phong phân bua:

– À… ý cổ là trách con vì lúc trước con chưa muốn có thêm con. Giờ lại xảy ra chuyện đó mẹ.

– Con thật là… vậy nó trách con, làm sao mẹ bênh được hả?

Bà Nhã nói, rồi quay sang Lam:

– Mẹ hiểu. Nhưng chuyện cũng lỡ rồi. Con bỏ qua cho thằng Phong nha con.

Lam về nhà tịnh dưỡng, sức khỏe sớm phục hồi nhờ mẹ chồng một tay chăm sóc.

Tiếng gõ cửa, tưởng chồng về, Lam lau nước mắt: “Anh về hả?”. Là mẹ đây con, thằng Phong lại về trễ hả con? Mẹ không biết và cũng không can thiệp chuyện của các con. Nhưng đã là vợ chồng thì các con nên bao dung, cùng nhau sửa sai chứ không phải chỉ nắm tay nhau bước vào thiên đường. Bà Nhã nhẹ nhàng.

Bà Nhã về phòng ngủ. Lam xuống lầu, ngồi sofa chờ chồng. Phong say khướt, Lam dìu anh lên phòng, lau mặt và thay đồ cho anh. Phong hôn vợ ngấu nghiến, Lam xúc động và cô cũng không ngừng đáp trả.

Phong bị tai nạn, chấn thương sọ não, ngu ngơ như một đứa trẻ. Bác sĩ tiên liệu là Phong không hoặc rất khó phục hồi.

– Con à, chồng con giờ chẳng khác phế nhân. Con nên ly hôn để tìm hạnh phúc mới. Ông Hòa (ba Phong) nói với đôi mắt ươn ướt khi nghe bà Nhã nói mẹ Lam yêu cầu như thế.

– Không! Con xin ba mẹ, con không thể bỏ chồng con. Lam lấy hết can đảm thú tội về những sai lầm của mình và được Phong bao dung.

Bà Nhã tức giận, tát Lam như trời giáng:

– Cô xéo đi! Trước khi tôi mất hết bình tĩnh! Đi mau!

Ông Hòa can:

– Con vô phòng đi. Để ba nói chuyện với mẹ.

– Dạ. Lam sờ má và rời khỏi phòng khách.

Ông Hòa phân tích:

– Tôi hiểu lòng bà nhưng nếu thằng Phong chấp nhận tha thứ cho vợ nó ắt không phải là chuyện dễ dàng. Huống chi, giờ con mình ngu ngơ như một đứa trẻ. Bà hãy vì con mà cho qua mọi chuyên. Ông ân cần nắm tay vợ.

– Ông đó, nói chuyện có nghĩa, có tình vậy, sao tôi dám không nghe chứ.

– Thì chồng bà là luật sư mà. Khà khà.

Lam chạy thầy chạy thuốc, chỉ mong sao chồng sớm bình phục. Lam dắt chồng con về lại những nơi quen thuộc.

– Anh nhìn xem, có nhớ gì không anh?

– Ơ, ở đâu, ở đâu vậy? Phong ngu ngơ, làm đổ cả chén tương ớt lên chiếc váy trắng Lam.

Lam điên tiết:

– Trời ơi, tôi khổ quá! Anh đi chết đi! Lam đánh thùm thụp vào người chồng.

– Mẹ, đừng đánh ba. Bé Linh hứng đòn cho Phong. Con ghét mẹ!

Lam ôm chồng con, nghẹn ngào:

– Mẹ xin lỗi con gái. Em xin lỗi anh. Nhìn anh như thế này, thêm những gièm pha, trách mắng của mẹ. Em sợ mình không còn đủ sức để chịu đựng.

– Không còn đủ sức thì con bỏ nó đi. Thằng điên! Chỉ mỗi cái ăn hại, làm khổ con gái tao.

Bà Phương – mẹ Lam đã theo chân Lam từ lúc nào.

– Kìa mẹ! Lam chau mày khó chịu, nhìn mẹ

– Mẹ sao? Con định phí hoài tuổi xuân cho thằng khùng này hả?

– Ảnh không có khùng! Phong là chồng con! Nếu mẹ không giúp gì được cho con thì cũng đừng mạt sát anh ấy!

– Mày, mày! Đồ bất hiếu!

– Còn nữa, mẹ đừng gọi điện cho mẹ chồng con, bảo con ly hôn với anh Phong. Con nguyện dành cả đời để chăm sóc ảnh.

– Được! Vậy từ nay mày sẽ không có người mẹ này!

Bà Phương hằn hộc bỏ đi, Lam nhìn theo, cô cũng đau lắm nhưng không còn lựa chọn nào khác.

– Em vì anh mà từ bỏ gia đình nên anh phải cố gắng khỏe lại nha. Lam tựa đầu vào vai chồng.

– Bíp bíp! Tiếng còi xe hơi vang lớn. Bé Linh đứng sát đầu xe, Phong chạy ra chặn đầu xe đang thắng gấp.

– Bé Linh! Lam ôm con, chưa kịp hoàn hồn. Phong bị ngã xuống đường và ngất đi.

– Anh Phong! Tỉnh lại đi anh! Đừng bỏ mẹ con em! Lam òa khóc.

– Kêu xe cấp cứu đi! Máu ra nhiều quá. Ờ, ờ để tôi giúp cô,… Người đi đường nháo nhào, hiếu kỳ.

Tiếng còi xe cấp cứu ” hụ hụ”, gấp gáp như đốt cháy lòng người vợ trẻ, bé Linh khóc thét.

Lam an ủi con được một lúc thì cũng ngã quỵ vào lòng Phong.

Bệnh viện 115.

Phong trong tình trạng nguy kịch. Bác sĩ tập trung cao độ:

– Báo cáo, điện tâm đồ thấp, chỉ số canxi dưới 80, khả năng sinh tồn thấp!

– Máy trợ tim!

– Haiz! Bác sĩ trưởng khoa lắc đầu.

– Thử hô hấp nhân tạo lần nữa! Khẩn trương!

Phong không có một phản ứng nào. Tháo chiếc khẩu trang, bác sĩ buồn bã:

– Chúng tối đã cố gắng hết sức. Cô hãy vào gặp anh ấy lần cuối.

– Không! Lam không khóc được nhưng tâm can như người đã chết. Lam nắm tay con, chân đi mà như không bước. Cô òa khóc theo con khi nhìn chồng nằm im lìm. Nắm tay anh, cô nói:

– Anh ác lắm! Anh từng nói sẽ dùng cả đời mình để yêu em, mình sẽ có với nhau thật nhiều con, về già chúng mình sẽ đi du lịch, anh sẽ xoa chân cho em khi em mỏi,… Anh là đồ “hứa lèo”. Dậy đi anh! Em hứa sẽ vì anh mà làm mọi chuyện, miễn là anh vui. Nước mắt Lam giàn giụa.

Sự chân thành của Lam như một phép mầu. Phong tỉnh lại và khôi phục lại ký ức.

– Em, con gái! Sao 2 mẹ con khóc? Sao anh ở đây?

– Anh ra đường cản xe hơi sắp tông vào con…. Lam kể.

– À, anh nhớ rồi.

– Em tưởng mình không còn gặp nhau nữa. Anh làm mẹ con em sợ lắm, anh biết không?

– Gì mà sợ? Lâu lâu, anh “giỡn” xem em còn yêu anh không? Hì.

– Tào lao! Anh ít ác ha. Lam cười.

Vợ chồng ông Hòa chứng kiến hết cảnh hội ngộ của vợ chồng Phong:

– Bà thấy chưa? Thằng Phong bao dung với vợ nó, nó có mất gì đâu. Ông Hòa nói.

– Ờ. Thì ông nói đúng, được chưa? Bà Nhã chào thua.

Phong sớm hồi phục tinh thần và trở lại công việc. Trải qua biến cố, tưởng sẽ mất nhau mãi mãi; vợ chồng Phong chẳng ai bảo ai: họ biết trân trọng đối phương, đứng trên lập trường của nhau mà suy nghĩ. Một cuộc hôn nhân vững bền, ngoài tình yêu còn cần sự bao dung, “đồng cam cộng khổ”. Lam đi học thêm khóa Chuyên viên tâm lý để phụ với Phong, anh đùa:

– Làm cho đàng hoàng đó, lơ mơ là tui đuổi. Khà khà.

– Ờ, em biết lúc này anh ngon mà. Lam dỗi yêu.

Phong ôm vợ từ phía sau, đặt lên môi vợ nụ hôn say đắm.

– Anh… đây là phòng làm việc… Lam mắc cỡ.

Nhìn nàng trong bộ đầm ngủ sexy, màu đỏ, với làn da trắng nõn nà, đôi môi mọng, mắt to, mái tóc xoăn bồng bềnh. Trông Lam chẳng khác gái 18. Phong bế xốc vợ lên, thì thầm: Cho bé Linh làm chị đi em. Họ đê mê khóa môi nhau cho đến khi hai cơ thể hòa là một.

Ba mẹ Phong về lại Mỹ, Lam cũng có thai. Lần này cô sanh 1 trai, 1 gái.

– Không ngờ nhà mình đông vui ghê, em ha.

– Em cảm ơn anh.

– Haiz! Lại nữa rồi! Em họ “Khách”, tên “Sáo” hay sao mà suốt ngày cứ cảm ơn. Phong nói.

– Nhưng em tệ quá! Lam dằn vặt.

– Em đừng để quá khứ đè nặng lòng mình. Có sóng gió, tụi mình mới biết trân trọng hiện tại. Em chỉ cần biết: “I love you, OK?” Phong hài hước, trìu mến.

Lũ trẻ cười khúc khích khi thấy ba mẹ thể hiện tình cảm làm hai vợ chồng đỏ mặt. Vợ chồng Phong tham gia công tác thiện nguyện cho người già neo đơn và người khuyết tật. Hoài Phong cũng giúp cho Diệu Anh cộng tác với một Tạp chí truyện ngắn. Và cũng nhờ nơi đây, Diệu Anh tìm được bến đổ của đời mình – một chuyện mà cô thường nói với bạn bè là khó hơn bắt sao trên trời. Đám cưới của Diệu Anh không náo nhiệt nhưng ấm cúng. Khách mời là nhóm bạn “nối khố” thời Trung học. Sau lời dẫn của MC, thay cho hình ảnh cô dâu – chú rể khoác tay lên sân khấu là một cô dâu đèo theo “phụ kiện” – chiếc xe khung đi bên chú rể. Giọt nước mắt hạnh phúc xen lẫn nỗi nhớ thương người mẹ quá cố, dưới sân khấu là hình ảnh một người cha, mái đầu trắng xóa, chậm chạp bước lên sân khấu, giọng run run, ba Diệu Anh (ông Ân) nói: Cảm ơn tất cả đã đến tham dự Lễ Vu Quy của con gái tôi – Diệu Anh và con rể Quang Huy. Nắm tay 2 con, ông dặn dò: “Ba chỉ có con, ba biết ba không thể cho con sự ấm áp, bảo bọc như mẹ, làm con tủi thân và cô đơn. Nhưng ba muốn con gái ba phải làm được mọi thứ vì ba cũng như mẹ không thể chăm sóc con mãi. Thông cảm cho ba, con gái nha”. Ông Ân ôm con gái vào lòng. Diệu Anh khóc như mưa, đây là lần đầu tiên cô ôm ba từ ngày bước qua tuổi thiếu nữ. Cô quấn quýt với mẹ như sam, mẹ cô- người phụ nữ vĩ đại, có thể nói là một tượng đài lớn trong lòng cô. Bà luôn ủng hộ cô những việc mà bà biết cô không làm được, miễn nhìn cô cười là lòng mẹ ấm áp. Ba cô thì thực tế hơn, ông ghi nhận những gì con gái làm được; bằng không, là ông buông tay ngay. Vì vậy, tình cảm Diệu Anh dành cho mẹ rất sâu sắc. Hôm nay, trong ngày trọng đại của đời mình, nghe ba bộc bạch, Diệu Anh thương ba quá! Ông Ân quay sang con rể: “Huy à, ba gởi Diệu Anh cho con. Ba biết, con đã rất thiệt thòi khi chấp nhận làm chồng của Diệu Anh. Nhưng con hãy nhớ lại lý do mà 2 đứa đến với nhau. Diệu Anh rất dễ tủi thân, mặc cảm vì được không hoàn thiện. Những lúc 2 đứa cãi nhau hay nó có lỡ vuột tay làm bể thứ con thích. Con hãy bao dung với nó nha con”. Quang Huy: ” Dạ, con biết, ba yên tâm nha ba. Con sẽ chăm sóc cho ba và Diệu Anh”. Ông Ân gật đầu, khóe mắt cay cay, mừng hạnh phúc của 2 con.

Quan khách vỗ tay và cũng không cầm được xúc động. Một bất ngờ nữa là Phi – người bạn thân thiết cũng vừa xuống máy bay là đến chung vui cùng Diệu Anh ngay.

– Chúc mừng bà! “Cục nợ đời” của tui. Ha ha.

– Cảm ơn ông, bất ngờ lắm luôn!

– Chứ sao! Cho bà té xỉu chơi.

Không khi nhà hàng nóng dần lên, với các tiết mục văn nghệ.

HẾT.

T.K.L

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Bến nguyện – Truyện ngắn của Ninh Giang Thu Cúc
Bước chậm chậm, Dã Quỳ để mặc cho làn mưa bụi hắt vào mặt những sợi nước li ti mát lạnh, gió xuân mơn man vuốt nhẹ từng lọn tóc thả hững hờ trên đôi vai tròn trịa, chiếc áo dài bằng lụa màu tím than ôm sít sao dáng vóc gợi cảm của người thiếu phụ.
Xem thêm
Quy cố hương - truyện ngắn Châu Đăng Khoa
Để anh nhớ xem. Mẹ vẫn gọi là loài trên cạn em à. Tín hiệu mẹ cài trong đầu mình đó, em tìm lại xem. Gọi gì cũng được, mình cứ gọi theo tổ tiên thôi.
Xem thêm
Người của buôn làng - truyện ngắn của Phạm Minh Mẫn
Rút từ tập truyện ngắn GIẢI NOBEL THỨ BẢY của tác giả.
Xem thêm
Cô bé có đôi bàn tay kỳ diệu
Nguồn: Mẹ - tập truyện ngắn của Lê Thanh Huệ, Nhà xuất bản Công an nhân dân, in năm 1997; trang 221.
Xem thêm
“Ông Ba Hay” – Truyện ngắn của Phan Đức Nam
“ÔngBa Hay” – Truyện ngắn của Phan Đức Nam
Xem thêm
Những trang sách cũ
Mẹ tôi kể là trong ngày sinh nhật đầu tiên, gia đình đã bày trước mắt tôi một cây bút, một quyển sách, một tờ giấy bạc, một chiếc hàn thử biểu và một cái muổng gỗ dùng để nấu ăn. Chọn thứ nào sẽ là dự báo tương lai cho cuộc đời tôi.
Xem thêm
Làng Nủ thân thương
Tác giả Bỉ Hao tên thật là Nguyễn Phúc Bảo Huy sinh năm 2007 (17 tuổi), tại Đăk Lăk. Hiện đang là học sinh Trường Trung học phổ thông Krông Bông. Em viết truyện ngắn, bút ký, tản văn và cả sáng tác thơ. Có thể nói các tác phẩm của em đang được ví như một viên ngọc nhỏ thô sơ còn cần thời gian gọt dũa, mài sáng, nhưng tôi tin rằng, trong thời gian tới, khi ở tuổi trưởng thành, em sẽ tiến bộ nhiều hơn nữa. Văn chương TP.HCM trân trọng giới thiệu tản văn Làng Nủ thân của Bỉ Hao đến với bạn đọc.
Xem thêm
Bạn cấp ba – Truyện ngắn của Nguyễn Văn Phúc
Phòng đã tắt hết đèn, ánh sáng từ điện thoại chiếu vào mặt tôi, hắt sáng tạo thành cái bóng hình đầu người in trên tường. Đây! “Carl Jung” của tôi đây rồi, tôi cười như một thằng dở người giữa buổi tối tĩnh mịch, hiu hiu gió và tiếng ve hở chút lại réo lên.
Xem thêm
Những ngày nông nỗi - Truyện ngắn Thúy Dung
Con tàu to lớn cập bến Sầm Sơn, (nay là cảng cá Lạch Hới, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa), bước chân lên đất liền, Hiệp quá mệt mõi vì hành trình hơn một tuần lễ trên biển. Mặc dù chiếc tàu của Ba Lan rất to lớn nhưng lần đầu tiên ra biển quả là chới với, chưa hết hồi hộp. Cái cảnh tàu chồng chành, khi nó nghiêng bên phải, cả bạn con gái lăn qua, khi nghiêng bên trái, bọn con trai bị lăn lại thì say sóng là điều không tránh khỏi. Thậm chí, có vài em nhỏ sức yếu, không sống nổi khi lên được bờ.
Xem thêm
Đường vòng - Truyện ngắn
Nguồn: Để sống bình yên – tác giả Lê Thanh Huệ, Nhà xuất bản Phụ nữ
Xem thêm
Nơi Bão Đi Qua - VOV
Truyện Bích Ngân
Xem thêm
Miền gió - Truyện ngắn của Viên Kiều Nga
Từ trong góc khuất, một tên khủng bố nhắm bắn Ngạn vì cho rằng cô là “con mồi” đơn độc, yếu ớt nhất và không có khả năng phản kháng. Hắn giương họng súng hướng về phía cô và bắt đầu lên đạn. Dường như có một dự cảm không lành, Hoàng đột nhiên lao tới. Anh đứng chắn ở phía trước và ôm chầm lấy Ngạn. Bất chợt có tiếng súng nổ ở cự ly rất gần. Mọi thứ diễn ra chỉ trong vài tích tắc.
Xem thêm
Con trâu - Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Con trâu đủng đỉnh bước. Bình minh Đồng Tháp Mười mát lạnh. Hương tràm, hương thảo mộc hòa với gió quyện hơi nước sông Vàm Cỏ Tây mát lạnh. Con Khỏe vơ vội mấy nhánh cỏ ven đường đẫm sương đêm.
Xem thêm
Lứa đôi - Truyện ngắn Lê Thanh Huệ
Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Xem thêm
“Bến nước” cơ quan | Truyện ngắn Lại Văn Long
Tôi đang đứng trước gương trong nhà tắm rộng rãi, ốp đá Italia cầu kỳ với la bô, bồn cầu, bồn tắm nhập từ Nhật Bản có bộ điều khiển điện tử và máy nghe nhạc cực chuẩn, để tự vấn.
Xem thêm