TIN TỨC

Giao lưu cùng nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai nhân buổi ra mắt tập thơ “Hòa âm đêm”

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2024-08-08 07:53:02
mail facebook google pos stwis
237 lượt xem

Sáng ngày 7-8-2024, tại Hội trường Liên Hiệp Các Hội VH-NT TPHCM, nhà thơ, nhạc sĩ Trương Tuyết Mai ra mắt tập thơ Hòa âm đêm (NXB Hội Nhà văn) nhân dịp sinh nhật lần thứ 80 và đón nhận Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2023.

Nhà văn Bích Ngân, nhà văn Trầm Hương thay mặt BCH Hội Nhà văn TPHCM tặng hoa chúc mừng nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai

Đến dự buổi giao lưu có nhà văn Trịnh Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM; Nhà văn Trầm Hương, Phó chủ tịch và các Uỷ viên BCH Hội Nhà văn TPHCM cùng đông đảo bạn bè đồng nghiệp và gia đình của nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai.

Hòa âm đêm là tập thơ thứ 7 sau các tập thơ đã ra mắt từ trước như: Một nửa cho anh (2006), Lá vỡ (2008), Nghe trăng (2009), Gọi thầm (2013), Mắc cạn (2018), Gập ghềnh khúc đau (2000). Vào năm 2014, bà từng ra mắt hồi ký Lật từng mảnh ghép, ghi lại những trang hồi ức về hạnh phúc và đau khổ, về niềm vui và sự khốn cùng, về đam mê và những mộng mị hư ảo…

Nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM phát biểu, mở màn buổi giao lưu

Nhận xét về quá trình hoạt động và sáng tác của nhà thơ, nhạc sĩ Trương Tuyết Mai, nhà văn Bích Ngân nói: “80 năm cuộc đời, nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai đã có có hơn 60 năm đồng hành cùng với với đất nước, cùng với dân tộc từ trong khói lửa chiến tranh đến ngày thống nhất và xậy dựng đất nước, bằng sự nỗ lực sáng tạo miệt mài, bằng những nỗ lực âm thầm, không ngưng nghỉ, ngay ở tuổi 80 chị vẫn tiếp tục sáng tác vừa ca khúc, vừa thơ. Đúng như chị bộc bạch bằng tất cả cõi lòng ở đầu tập thơ “Hòa âm đêm”…Thanh âm, giai điệu, ngôn từ quyện với máu huyết tâm hồn làm nên một Trương Tuyết Mai độc nhất vô nhị với một trái tim say đắm tình người tình đời mà năm tháng và tuổi tác dường như không chạm được vào tâm hồn như mãi trẻ trung nơi chị”.

Nhóm Thi sĩ của thương yêu tặng hoa chúc mừng tác giả

Đặc biệt, không chỉ làm thơ, Trương Tuyết Mai còn sáng tác nhạc với nhiều ca khúc được công chúng yêu mến như Huế tình yêu của tôi, Xe ta ơi! Lên đường!, Thừa thắng ta đi, Ơi anh giao liên, Hành khúc công nhân, Nụ cười chiến thắng… Bằng hoạt động sôi nổi, năm 2023, nhà thơ nhạc sĩ Trương Tuyết Mai là gương mặt nữ duy nhất trong giới sáng tác âm nhạc được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

Ở tập thơ vừa ra mắt, nhà thơ Trương Tuyết Mai có ý chọn những bài thơ tâm đắc, trong đó có nhiều bài thơ ngắn nhưng lại mang đến nhiều ý nghĩa. Tập thơ gồm 4 phần: Chút nhện giăng, Nồng nàn lời yêu, Lặng thầm lời thương và Mini thơ.

Đọc Hòa âm đêm, nhà thơ Bùi Phan Thảo bày tỏ: “Thơ Trương Tuyết Mai sâu sắc, trí tuệ mà vẫn trẻ trung, vẫn ăm ắp nữ tính. Nhà thơ chọn phong cách thơ kiệm lời, lấy ý chuyển tải tình. Hầu hết các bài thơ trong tập này đều cô đọng, súc tích, như những khúc thức đẹp trong âm nhạc, đặc biệt rất gần gũi, hòa mình vào thiên nhiên, vườn xanh cây lá, tiếng chim hót, ánh trăng khuya…Ấn tượng Trương Tuyết Mai để lại trong tập thơ này là hầu hết các bài thơ đều viết ngắn, ý tứ mới lạ và câu thơ mạnh mẽ, bật tung cảm xúc của người đọc”.

Nhà nghiên cứu phê bình Phạm Xuân Nguyên từ Hà Nội vào tham dự và phát biểu tại buổi giao lưu

Nhạc sĩ, nhà thơ  Trương Tuyết Mai, sinh năm 1944 tại Hải Phòng , quê hương chị ở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Sau Hiệp định Giơnevơ 1954, chị được tập kết ra miền Bắc để học tập ở trường Học Sinh Miền Nam, Hải Phòng. Khả năng âm nhạc của chị được phát huy từ đó cũng nhờ vốn quý của cha mẹ truyền dạy cho từ rất nhỏ. Năm 1965, tốt nghiệp Trường Âm nhạc Việt Nam, về công tác tại Dàn nhạc Đài Phát thanh Giải phóng (CP.90). Năm 1974, phục vụ tại chiến trường  Trị Thiên và Liên Khu V trong Đoàn Ca Nhạc Đài Phát thanh Giải phóng. Từ năm 1975 đến năm 1981, làm việc tại Dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam, sau chuyển làm công tác biên tập. Từ 1981, làm công tác biên tập âm nhạc tại Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đến khi về nghỉ hưu.

Về âm nhạc ; Gia tài âm nhạc của chị đến nay đã có hơn 300 ca khúc và hợp xướng. Là một nữ nhạc sĩ nổi tiếng, một trong những con chim đầu đàn của nữ nhạc sĩ Việt Nam, những ca khúc thành công nhất của chị là những ca khúc phổ thơ như Huế, tình yêu của tôi – phổ thơ của nhà thơ Đỗ Thị Thanh Bình, Xe ta ơi, lên đường, phổ thơ của nhà thơ Huy Cận, Đừng nhìn em như thế, phổ thơ của nhà thơ Lê Thị Kim vv….

Về nhạc chị đã xuất bản các album;

Tuyển tập Huế – tình yêu của tôi,  6 ca khúc Trương Tuyết Mai, 10 tình khúc Trương Tuyết Mai Sao anh không là, tuyển tập Rừng với tình em, Album Từ ngày ấy.

Với bề dày sáng tác và thành tựu cống hiến của mình, năm 2023, nhạc sĩ Trương Tuyết Mai được Chủ tịch nước trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

 

Phùng Hiệu

Bài viết liên quan

Xem thêm
Phóng sự hình ảnh buổi ra mắt sách “Bác sĩ phẫu thuật” của PGS-TS, nhà văn Nguyễn Hoài Nam
Đây là tác phẩm thứ 10 của nhà khoa học, nhà quản lý, nhà văn Nguyễn Hoài Nam, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
PGS.TS. Ngô Minh Oanh: Anh muốn làm lá biếc
Bài viết của nhà thơ Ngô Đức Hành
Xem thêm
Nhà văn Trần Công Tấn qua đời
Nhà văn Trần Công Tấn là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Phượng Hồng - Tiếng thơ sâu nặng ân tình nhà giáo
Sáng 07/9/2024, CLB Thơ Ca của Hội Cựu giáo chức quận Gò Vấp đã tổ chức ra mắt tập thơ “Phượng Hồng”. Đây là tập thơ đầu tay của CLB, gồm 29 tác giả với 120 bài thơ. Một cuốn sách xinh xắn và có chất lượng.
Xem thêm
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong Lục bát chân mây
Tôi thích thơ Lục bát của Miên Trường từ khi còn chưa biết chị. Những vần thơ Lục bát êm mượt với cấu tứ lạ và cách sử dụng ngôn từ đặc biệt khi diễn tả cảm xúc của chị đã cuốn hút tôi. Sau này khi đã có dịp tiếp xúc và hiểu nhau, tôi lại càng thán phục chị hơn ở nghệ thuật sử dụng con chữ khi viết về cuộc đời và con người, viết về chính thân phận mình, người đàn bà đa đoan. Và tất cả những suy tư, trải nghiệm, những buồn vui về thân phận cuộc đời của người đàn bà làm thơ ấy được khắc họa rõ nét trong tập thơ mới nhất của chị là Lục bát chân.
Xem thêm
Ra mắt tập thơ ‘Lục bát chân mây’ của nhà thơ Võ Miên Trường và những ghi nhận
Sáng ngày 4/9/2024, tại số 81 Trần Quốc Thảo, Q3, TPCM, Ban Nhà văn nữ Hội Nhà văn TPHCM đã tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Lục bát chân mây” của nhà thơ Võ Miên Trường.
Xem thêm
Dấu ấn 3 nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: Sài Gòn Giải phóng
Xem thêm
Nhà thơ Trần Quang Châu qua đời
Nhà thơ Trần Quang Châu qua đời, thọ 82 tuổi
Xem thêm
Ra mắt tập sách “Ba ngàn thế giới thơm” – “Nhật Chiêu viết những điều phức tạp nhất nhưng giản dị nhất”
Ngày 3.8, tại ĐHKHXHNV - ĐHQG TP.HCM, Khoa Văn học phối hợp với Nhã Nam tổ chức buổi ra mắt sách Ba nghìn thế giới thơm của nhà văn - nhà giáo Nhật Chiêu.
Xem thêm
Tưởng nhớ TBT Nguyễn Phú Trọng
Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khi tôi từ báo Quân khu 7 về làm báo QĐND thì đồng chí Nguyễn Phú Trọng làm Uỷ viên Ban Biên tập rồi làm Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản - Cơ quan lý luận chính trị của BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy chúng tôi có dịp gặp nhau trong các sự kiện chính trị đặc biệt của đất nước và của nghềnghiệp.
Xem thêm
7 tác phẩm văn học tranh Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7
Nhà xuất bản Văn học vừa công bố 7 tác phẩm gửi tham dự Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7.
Xem thêm
Thông báo của Ban tổ chức Cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” lần 2
Ban tổ chức Cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” đã thống nhất rút ngắn thời gian 2 tháng
Xem thêm
Hình ảnh ra mắt tập thơ “Lục bát ru em” và... Yêu em nữa cho khờ dại thôi
Sáng 30/7/2024, Hội Nhà văn TPHCM phối hợp cùng nhà thơ Từ Xuân Lãnh tổ chức ra mắt tập thơ Lục bát ru em (NXB Tổng hợp TPHCM, 2024).
Xem thêm
Tổng thống Joe Biden mượn thơ Nguyễn Du tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tại cuộc gặp với Chủ tịch nước Tô Lâm, Ngoại trưởng Mỹ đã chuyển lá thư chia buồn của Tổng thống Joe Biden bày tỏ tiếc thương và trân trọng đóng góp của Tổng Bí thư trong củng cố, vun đắp quan hệ Việt Nam – Mỹ.
Xem thêm
Hội hỗ trợ gia đình Thương binh liệt sĩ TPHCM: Nhiều hoạt động thiết thực, lan tỏa tinh thần đền ơn đáp nghĩa
Hội Hỗ trợ gia đình Thương binh liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 1445/QĐ-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Điều lệ của Hội được UBND TP.HCM phê duyệt tại Quyết định số 3266/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2020; ghi rõ: “Hội Hỗ trợ gia đình Thương binh liệt sĩ TP.HCM là tổ chức xã hội của các tổ chức, cá nhân có nguyện vọng hỗ trợ các gia đình liệt sĩ, tự nguyện thành lập, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”; mục đích hoạt động của Hội là hỗ trợ các gia đình liệt sĩ tiếp cận, thực hiện và thụ hưởng các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước; tìm kiếm hài cốt liệt sĩ còn thất lạc hoặc thiếu thông tin chưa xác định được danh tính; hỗ trợ tri ân liệt sĩ và gia đình liệt sĩ.
Xem thêm