TIN TỨC

Hang ổ của bóng tối

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-12-23 10:35:39
mail facebook google pos stwis
719 lượt xem

NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

Trong thơ, hang ổ của bóng tối là chỗ chỉ có cảm giác, thuần cảm giác với cảm giác, ngự trị. Vào thơ, đôi khi là vào khám phá sào huyệt của bóng tối bằng sự buông thả tất cả mọi giác quan.
 


Hai tập thơ mới nhất của Nguyễn Phúc Lộc Thành


(Những trích dẫn trong bài là từ thơ của Nguyễn Phúc Lộc Thành, chúng không phải công cụ, chúng có mặt bởi không thể vắng mặt, vì thế chúng khước từ mọi đòi hỏi lí tính).

Bóng tối, linh thể duy nhất chứng kiến sự khởi nguồn và lụi tàn của các thế giới. Bóng tối đứng ngoài mọi giới hạn, hang ổ của nó giăng khắp nơi, không ngoại trừ thơ.

Trong thơ, hang ổ của bóng tối là chỗ chỉ có cảm giác, thuần cảm giác với cảm giác, ngự trị. Vào thơ, đôi khi là vào khám phá sào huyệt của bóng tối bằng sự buông thả tất cả mọi giác quan.

"Bện trời/ vào mấy sợi câm/ Bện tôi mấy sợi/ phù vân vào chiều".

Những câu thơ cảm giác chỉ gọi mời những tiếp nhận thuộc về cảm giác. Trước hang ổ bóng tối, lí tính dừng lại, không sấn tới được, dù bản chất của nó là suồng sã, bặm trợn và luôn tìm cách khuynh loát thế giới.

Chẳng sự phân tích lí tính nào có thể làm hiện hình chính xác hang ổ bóng tối, ngược lại, thậm chí còn làm cho nó trở nên méo mó, xa lạ.

Độ thẳm sâu khiếp đảm của thơ nằm ở hang ổ bóng tối, và "loài thi sĩ" (chữ của một thi nhân bị hủi), thăng lên chói lói hay chìm đắm thê thảm cũng từ chính cái hang ổ ấy. Tính ma mị, quỷ khốc của thơ sinh sôi, nảy nở cũng ở đấy. Có bóng tối, thơ chứa vẻ uy nghi rợn ngợp của vũ trụ và chứa sự bí ẩn sinh động của cơ thể sống.

"Em đi / tiếng nắng như tà/ Tiếng mưa âm quỷ/ cứ đà đà ngân".

"Mẹ nằm/ mặc cả thiên thu/ Tôi cùng rơm rạ/ hoang vu một bầy".

Bóng tối, thứ đánh nhịp cho những bước đi ngoạn mục và mạo hiểm nhất để con người đích thị là con người, để thế gian đích thị là thế gian. Thiếu chiếc áo lãng mạn kỳ bí của bóng tối, con người chỉ là động vật trụi trần. Những vì sao sáng nhờ bóng tối, và mặt trăng, cái khối tròn đầy nghi vấn về nguồn gốc kia, sẽ chẳng biết để làm gì nếu không được bóng tối nôn nao vây bọc. Giữa ánh sáng, cây là cây, không xa lạ, không nhân rộng, thế nhưng một cái cây nhúng vào bóng tối, lập tức là thế giới khác, là linh thể. Trong bóng tối, ngôn ngữ là ngôn ngữ khác và những va chạm dù của bất cứ vật chất nào cũng trở thành va chạm giữa da thịt với da thịt.

Nhờ bóng tối mà những "xác mấy ngọn đồi",  những "lũ gió", "lũ mây", những "chồi biếc câm", những "địa đàng thịt da", "nước mắt thùa thêu", và những "quành quạnh rơi" mới xuất hiện, tồn tại để rồi trở thành chính cõi lòng của bóng tối.

"Đêm nay/ gió núi khoả thân/Tôi đi tìm lũ/ mầm xuân lạc chồi".

Thơ sẽ chạm tới kích thước của bản nguyên hoang sơ khi nó có bóng tối bên trong. Hết bóng tối, thơ chỉ là vần điệu và kỹ thuật cộng với một chút mướt mát, vậy thôi, không hơn.

Bóng tối, thứ lẩn quất giữa những câu chữ, những hình ảnh, những trạng thái, nó kết dính mọi thứ và là bản mệnh của thơ. Chính bóng tối khiến thơ không phải là văn xuôi và văn xuôi mãi mãi không thể hoá thơ. Nói cách khác, bóng tối là dưỡng chất bảo đảm tính bền vững cho thơ nhưng có thể trở thành chất kịch độc khiến văn xuôi quỵ bại.

Bản chất của ánh sáng là vận động, luôn phải nỗ lực, trong khi bóng tối ở một chỗ nhưng lại bao trùm, vì thế xét cho cùng bóng tối chính là đích mà ánh sáng vươn tới. Thơ không có đích, nó chính là đích. Thơ không phản ánh đời sống, nó chính là đời sống. Văn xuôi không dung chứa nổi thế gian, nhưng thơ thì đã bao hàm cả thế gian trong đó, đơn giản vì nó có bóng tối.

"Tôi cơn bão đói bời bời/ Tháng ba ngày tám em vời vợi thơm".

Không nhân nhượng, càng không sòng phẳng, bóng tối có luật lệ riêng, ngoài mọi luật lệ thường tình, bởi thế chẳng có chỗ cho đúng sai. "Gieo chiều xuống ruộng phù vân" là hiển nhiên, "vết sẹo mùa ấy/ đã thanh tân rồi" là hiển nhiên, hiển nhiên cả "khoảng mênh mông ấy/ cứ bần bật run".

 Bởi bóng tối vô sắc nên thơ mãi mãi là thơ, với tất cả những gì ngạo nghễ nhất.

"Mưa như kinh kệ gào gầm/ trời như khóc tận xa xăm khóc về".

Cá nhân con người, với thân phận mong manh đầy xước xát của nó, ngẫm ra, cũng chỉ là một hạt mưa được bóng tối liên kết với các hạt mưa khác để kéo dài thêm ý nghĩa. Nhưng trên lộ trình của mình, mỗi hạt mưa mong manh kia sẽ cố gắng để lại dấu vết như một di ngôn thiêng liêng.

"Chiều đi cun cút/ một người/ Gót giày/ giấu một/ đoá cười nhân gian".

Không có hang ổ bóng tối, chắc chắn không có những nụ cười bí ẩn vô tiền khoáng hậu.

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Hành trình về Chiến khu Đ
Bài và videoclip về chuyến về thăm Chiến khu Đ của các văn nghệ sĩ thành phố.
Xem thêm
Văn nghệ Giải phóng họp mặt nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin và videoclip về buổi họp mặt của cán bộ, nhân viên và văn nghệ sĩ Tiểu ban Văn nghệ Khu Sài Gòn – Gia Định/T4 và báo Văn nghệ Giải phóng.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh cùng giới văn nghệ sĩ cả nước vô cùng thương tiếc báo tin: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, đã từ trần.
Xem thêm
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan) tạ thế.
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan), nguyên giảng viên Trường Đại học Đà Lạt, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà văn Khuất Quang Thụy
Trong khoảng 30 năm quân ngũ, tôi có khá nhiều kỷ niệm sâu sắc với nhà văn Khuất Quang Thụy, người vừa vĩnh biệt chúng ta để trở về với thế giới của người hiền.
Xem thêm
Phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức”
Cựu chiến binh Sư đoàn 315 đã phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức” lần thứ IV, dành cho tất cả các cựu chiến binh ở các sư đoàn, đơn vị chiến đấu trên chiến trường K và thân nhân của các đồng đội. Tác phẩm dự thi hợp lệ là hồi ức, hồi ký, giới hạn trên 1.500 từ và không quá 2.000 từ, chưa đăng tải trên bất kì cơ quan thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào…
Xem thêm
Nhà văn Khuất Quang Thụy đã về phía bên kia thềm nắng
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và người thân của nhà văn Khuất Quang Thụy
Xem thêm
Cánh chim cô độc – Hồi ức một điệp viên chiến trường
Tin ảnh về Tọa đàm giao lưu ra mắt sách Gãy cánh điệp viên của cựu điệp viên Hồ Duy Hùng
Xem thêm
Hồng Quang – Em gieo con chữ trên đồi núi
Lúa ngô nắng thức nương đồiVáy hoa nắng ngủ tay người dệt thêuVi vu nắng gọi sáo diềuNắng cài mây tím đón chiều trăng lên
Xem thêm
Thể lệ Giải thưởng Thơ 1-2-3 lần thứ I
Kể từ khi thể thơ 1-2-3 ra đời vào mùa thu năm 2018 đến nay, ngoài hàng trăm tác giả trong và ngoài nước sáng tác thể nghiệm, đã có nhiều tập thơ 1-2-3 được xuất bản, chưa kể những bài thơ 1-2-3 in chung với các thể loại thơ khác trong các tập thơ. Đó là thành quả chung của những người yêu thơ và làm thơ 1-2-3.
Xem thêm
HTV và VTV nói gì về Ngày thơ Việt Nam 2025?
Vài chương trình của HTV và VTV xung quanh chủ đề Ngày thơ Việt Nam Nguyên tiêu Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam 2025 Tại TP. HCM: Vang vọng Bài ca thống nhất
Tin tổng hợp và các videoclip hình ảnh chọn lọc về Ngày thơ 2025 tại TPHCM.
Xem thêm
Bài ca thống nhất trong Dòng chảy thơ phương Nam
Phát biểu khai mạc Ngày thơ 2025 của nhà văn Trịnh Bích Ngân, Ủy viên Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn TP. HCM
Xem thêm
Nhiều hoạt động trong Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 12/2, Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh đã chính thức khai mạc với chủ đề “Bài ca thống nhất”. Đông đảo bạn yêu thơ đã cùng hội tụ tại Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh để nhìn lại dòng chảy thơ ca sau nửa thế kỷ Bắc - Nam sum họp.
Xem thêm
Khai mạc Ngày thơ Việt Nam 2025 tại TPHCM
Ngày 12/2/, tại số 81 Trần Quốc Thảo, Q3, TPHCM, Hội Nhà văn TPHCM khai mạc “Ngày thơ Việt Nam 2025” với chủ đề “Bài ca thống nhất”.
Xem thêm