TIN TỨC

Hình ảnh ra mắt tập thơ “Lục bát ru em” và... Yêu em nữa cho khờ dại thôi

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-08-01 11:00:51
mail facebook google pos stwis
740 lượt xem

Sáng 30/7/2024, Hội Nhà văn TPHCM phối hợp cùng nhà thơ Từ Xuân Lãnh tổ chức ra mắt tập thơ "Lục bát ru em" (Nxb Tổng hợp TPHCM, 2024). đây là tập thơ thứ 4 của nhà nghiên cứu, nhà thơ Từ Xuân Lãnh. Bên cạnh 4 tập thơ, ông cũng đã công bố cuốn Phong tục đất phương Nam, một tập sách hay được HTV và một số kênh nghe nhìn giới thiệu. Buổi ra mắt sách đã diễn ra thật sinh động với nhiều bài tham luận sâu sắc và thấm đẫm tình thơ, tình người. Văn chương TPHCM xin đăng tải các clip giới thiệu tác giả - tác phẩm thơ Từ Xuân Lãnh và hình ảnh buổi ra mắt cùng bài viết của PGS-TS Ngô Minh Oanh, đã được nhà thơ Trần Hà Yên đọc tại buổi ra mắt sách do tác giả bài viết vắng mặt vì bận việc. Mời quý vị và các bạn cùng xem.


Giới thiệu Tác giả - Tác phẩm

Dựng clip: Nguyên Hùng - Đọc thơ: Trần Mai Hường
 

Hình ảnh buổi ra mắt sách

Hình ảnh: Nguyên Hùng, Trần Quang Khánh  - Dựng clip: Nguyên Hùng


VÀ YÊU EM NỮA CHO KHỜ DẠI THÔI

NGÔ MINH OANH
(Đọc tập thơ Lục bát ru em của nhà thơ Từ Xuân Lãnh)

Nhà giáo, nhà thơ Từ Xuân Lãnh là một người viết sung sức, anh đã trải nghiệm nhiều thể loại viết từ thơ cho đến nghiên cứu, chân dung nhân vật. Anh đã có các tập Mắt nghìn trùng (Thơ,2004) đến các tập Phong tục Đất Phương Nam (nghiên cứu (2019), Tứ tuyệt hoài cảm (Thơ, 2021), Lục bát hoài cảm (Thơ, 2024). Nếu như các tập thơ trên của anh chú trọng khắc họa chân dung về các nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa và các hòa thượng thì đến tập thơ Lục bát ru em anh đã dành trọn cho những cảm nhận và suy tư về tình cảm, tình yêu. Tập thơ có 53 bài thơ và những bài cảm nhận của “những tâm hồn đồng điệu” về thơ anh. Đọc 53 bài thơ với những cung bậc cảm xúc của tác giả ta như hòa vào những nỗi niềm tâm sự của anh trước mênh mông vô hạn của trời đất và sự hữu hạn của cuộc đời, hữu hạn của tình yêu.

Tình yêu của nhà thơ đã dành cho em – một nửa của tình yêu, nhưng cái em trong thơ anh anh rất ít những hình ảnh thật cụ thể về người con gái đắm say mà tạo hóa đã ban tặng như da trắng, môi hồng, mắt biếc, người yểu điệu… Cái nhân vật em trong thơ anh đã được khái quát và hình tượng hóa cao độ. Ai đọc tập thơ này chắc cũng không khỏi ám ảnh với những thi ảnh mà nhà thơ đã gắn với nhân vật em. Đó là hình ảnh mái tóc và nụ cười. Nhiều lần hình ảnh mái tóc được lặp lại trong thơ anh với những góc nhìn khác nhau: “Từ em áo trắng tinh khôi/Tóc biêng biếc thả tình trôi vật vờ”, “Đưa tình lên đỉnh sơn khê/Ngàn năm mắt ngó tóc thề gió bay”, “Em từ nắng gió chiêm bao/Gọi mây ướp tóc tình xao đất trời”.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                            Hay: “tóc em xanh mướt trời xanh/gió xao xuyến đỡ làm anh ngẩn người”, “tóc em thả xuống hồn anh/làm xao động cả ngọn ngành tồn sinh”… Trong tình yêu nhiều khi vì yêu một lúm đồng tiền mà người trai yêu cả một cô gái. Và nhà thơ Từ Xuân Lãnh phải chăng vì một làn tóc người thương mà để rồi đắm say, để rồi gắn bó, chung tình đến quên mình: Yêu em hãy ngủ đi thôi/Có ngàn năm nữa anh ngồi ru em/Hồn anh thả xuống câu thơ/Ru em trắng cả đôi bờ trần gian (Ngủ đi em), Đàn không bắt nhịp cầu đôi/thì anh cứ đứng bên đời chờ em (Tiếng đàn khuya), Đợi em từ thuở hồng hoang/Thiên thu rớt mộng bên đàng tồn sinh. Một tình yêu rộng lớn, ôm cả không gian (Đôi bờ trần gian), dài cả thời gian (thiên thu/ngàn năm) thì thật là sắt son, bền chặt của thi sĩ đất Phú Yên, vùng đất mà Tản Đà đã từng khái quát Đa tình con mắt Phú Yên thì quả không sai.

Với tình yêu, trong thơ Từ Xuân Lãnh cũng nhắc nhiều đến nụ cười, cả thảy có bốn bài thơ về nụ cười là: Nụ cười, Để rơi nụ cười, Tiếng cười ngất ngư và bài Tiếng khóc nụ cười và có đến 15 lần nhắc đến nụ cười trong các bài thơ khác. Phải chăng tình yêu với nụ cười là người bạn song hành không thể thiếu nhau, nhưng nụ cười trong Lục bát ru em sao mà có nhiều sắc thái và cung bậc đến vậy. Đầu tiên là nụ cười thời hoa mộng: Anh xin em một nụ cười/Cho đời vẫn mãi hoa tươi bốn mùa, Anh từ phiêu lãng rong chơi/ Kiếp nào đã gặp nụ cười như mơ (Trên Cô Phong đỉnh), Yêu em từ thuở nguyên trinh/ Anh nghe cười khóc lung linh giữa đời (Tiếng khóc nụ cười). Tình yêu mơ mộng và thăng hoa, thi sĩ coi một nửa của mình như ở cõi tiên để mà nhắn gửi: Về trần ươm nụ cười tươi/Em ơi, mắt biếc đừng rơi lệ sầu (Rong chơi tình đầu). Nhưng rồi nào có gì vĩnh viễn, trời đất xoay vần, kể cả tình yêu cũng thế, nên nụ cười bây giờ với anh lại: Nụ cười bỏ lửng mai sau/nàng đi thương nhớ bạc màu thời gian (Bên kia hàng dậu); Nụ cười đắng hết hai môi/Tình đem gửi gió mây trời lang thang (Hạt bụi), Đá ngồi gục mặt khóc cười/Sương ngần ngại ướt, mắt đời nhìn nhau.

Tình yêu với thi sĩ phải đâu lúc nào cũng hoa mộng, viên mãn mà đôi khi cái oái ăm, bi kịch cũng thường xãy ra: Em thì lỡ chú lỡ anh/ Buồn trong mắt biếc rơi thành lệ hoa/Nghe con ve gọi xót xa/ngày thương nắng xuống ngại tà áo bay (Mùa hoa phượng nở). Tình yêu đã xa vời và người thơ tự vấn: Ngó lên khẽ hỏi ông trời/sao ông lơ đễnh để rơi nụ cười. Rồi cũng là nụ cười đó thôi mà chàng thi sĩ lại: Tàn canh tỉnh cuộc bể dâu/Tôi về thắp nến đêm thâu ngồi cười, Anh tìm một chút bình yên/Ôm tình nhân thế ngửa nghiêng ngồi cười (Ngửa nghiêng ngồi cười). Nghe sao mà xa xót đến nao lòng! Nhà thơ đã ngộ ra quy luật của cuộc đời, quy luật của thời gian luôn luôn vận động và dịch chuyển, quy luật biện chứng của triết học đã được thể hiện trong thơ Từ Xuân Lãnh. 

Trong một bức thư nhà thơ Từ Xuân Lãnh gửi cho một bạn thơ, anh đã viết: Trước những gì thiên nhiên và cuộc sống diễn ra và con người cảm nhận được nó, có thể là một sự biến động “vô thường” không ngừng nghỉ. Có lẽ với cái nhìn này mà thơ tôi hay phảng phất ít nhiều nỗi ngậm ngùi, xót xa… Phải chăng từ trong sâu thẳm, con người đã cảm nhận được sự mong manh của thân phận trước cái còn, cái mất, cái sinh, cái diệt, cái có, cái không, cái thịnh, cái suy để từ đó mà có một thái độ hợp lý với nó mà vươn lên trong sự sinh tồn đáng yêu của cuộc sống” (trang 108).  

Đây là tập thơ tình, tất nhiên phần lớn các bài thơ đều có nội dung về tình yêu, nhưng nhà thơ Từ Xuân Lãnh đã đặt cái nồng nàn, cái xao xuyến và cả những nỗi niềm trong bối cảnh chung của cuộc đời rộng lớn với những suy tư về nhân tình thế thái. Với “Lục bát Tiên Điền”, nhà thơ chia sẻ: Lời vàng ai để ai mua/Người đem tâm sự bùi ngùi vào thơ/”Trống canh” ngày đó bây giờ/Còn vang tiết điệu vật vờ nhân gian. Với “Chiếu gon tình mộng”, nhà thơ đã thấu cảm nỗi oan trái người xưa mà thốt lên: Bão dông nổi trận vu vơ/Đem chi oan án làm ngơ sự tình!/Nhân gian rơi lệ đưa người/Ngậm ngùi thế sự khóc cười đảo điên/Chiếu gon tình mộng nào yên/Chén hồng chưa cạn mà nghiêng nửa đời. Tất cả các bài thơ trong tập Lục bát ru em đều là thể thơ lục bát được gieo vần một cách uyển chuyển, nhiều bài có tứ thơ độc đáo với nhiều câu thơ hay, ngôn từ giản dị, chân thật cho phép nhà thơ trải hết các cung bậc tình cảm trong tình yêu, những thăng trầm của đời sống vốn luôn thay đổi in dấu ấn vào thơ anh những hoài vọng, những nuối tiếc và thậm chí cả xót xa với tình yêu và nhân thế. Nhưng may thay với tâm cảm Phật giáo, chất thiền trong thơ anh đã giúp anh cân bằng lại cuộc sống, cân bằng lại cho thơ: Từ khi hạt bụi vào đời/Ta theo hạt bụi về chơi cõi trần (Hạt bụi); Bước chân lạc mất thiên đường/Đành thôi cát bụi vô thường ngó theo (Phương trời rã mộng). Có lẽ vì thế mà dẫu trải những bao nỗi nhân quần, nhà thơ Từ Xuân Lãnh vẫn: Anh yêu trời đất mang mang/Và yêu hết cả thế gian mơ hồ/Yêu hoa, yêu bướm, yêu thơ/Và yêu em nữa cho khờ dại thôi.  

TP. Hồ Chí Minh, 28.7.2024.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Hành trình về Chiến khu Đ
Bài và videoclip về chuyến về thăm Chiến khu Đ của các văn nghệ sĩ thành phố.
Xem thêm
Văn nghệ Giải phóng họp mặt nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin và videoclip về buổi họp mặt của cán bộ, nhân viên và văn nghệ sĩ Tiểu ban Văn nghệ Khu Sài Gòn – Gia Định/T4 và báo Văn nghệ Giải phóng.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh cùng giới văn nghệ sĩ cả nước vô cùng thương tiếc báo tin: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, đã từ trần.
Xem thêm
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan) tạ thế.
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan), nguyên giảng viên Trường Đại học Đà Lạt, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà văn Khuất Quang Thụy
Trong khoảng 30 năm quân ngũ, tôi có khá nhiều kỷ niệm sâu sắc với nhà văn Khuất Quang Thụy, người vừa vĩnh biệt chúng ta để trở về với thế giới của người hiền.
Xem thêm
Phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức”
Cựu chiến binh Sư đoàn 315 đã phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức” lần thứ IV, dành cho tất cả các cựu chiến binh ở các sư đoàn, đơn vị chiến đấu trên chiến trường K và thân nhân của các đồng đội. Tác phẩm dự thi hợp lệ là hồi ức, hồi ký, giới hạn trên 1.500 từ và không quá 2.000 từ, chưa đăng tải trên bất kì cơ quan thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào…
Xem thêm
Nhà văn Khuất Quang Thụy đã về phía bên kia thềm nắng
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và người thân của nhà văn Khuất Quang Thụy
Xem thêm
Cánh chim cô độc – Hồi ức một điệp viên chiến trường
Tin ảnh về Tọa đàm giao lưu ra mắt sách Gãy cánh điệp viên của cựu điệp viên Hồ Duy Hùng
Xem thêm
Hồng Quang – Em gieo con chữ trên đồi núi
Lúa ngô nắng thức nương đồiVáy hoa nắng ngủ tay người dệt thêuVi vu nắng gọi sáo diềuNắng cài mây tím đón chiều trăng lên
Xem thêm
Thể lệ Giải thưởng Thơ 1-2-3 lần thứ I
Kể từ khi thể thơ 1-2-3 ra đời vào mùa thu năm 2018 đến nay, ngoài hàng trăm tác giả trong và ngoài nước sáng tác thể nghiệm, đã có nhiều tập thơ 1-2-3 được xuất bản, chưa kể những bài thơ 1-2-3 in chung với các thể loại thơ khác trong các tập thơ. Đó là thành quả chung của những người yêu thơ và làm thơ 1-2-3.
Xem thêm
HTV và VTV nói gì về Ngày thơ Việt Nam 2025?
Vài chương trình của HTV và VTV xung quanh chủ đề Ngày thơ Việt Nam Nguyên tiêu Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam 2025 Tại TP. HCM: Vang vọng Bài ca thống nhất
Tin tổng hợp và các videoclip hình ảnh chọn lọc về Ngày thơ 2025 tại TPHCM.
Xem thêm
Bài ca thống nhất trong Dòng chảy thơ phương Nam
Phát biểu khai mạc Ngày thơ 2025 của nhà văn Trịnh Bích Ngân, Ủy viên Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn TP. HCM
Xem thêm
Nhiều hoạt động trong Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 12/2, Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh đã chính thức khai mạc với chủ đề “Bài ca thống nhất”. Đông đảo bạn yêu thơ đã cùng hội tụ tại Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh để nhìn lại dòng chảy thơ ca sau nửa thế kỷ Bắc - Nam sum họp.
Xem thêm
Khai mạc Ngày thơ Việt Nam 2025 tại TPHCM
Ngày 12/2/, tại số 81 Trần Quốc Thảo, Q3, TPHCM, Hội Nhà văn TPHCM khai mạc “Ngày thơ Việt Nam 2025” với chủ đề “Bài ca thống nhất”.
Xem thêm