Nhà thơ, Nghệ nhân Văn hoá Ẩm thực
HỒ ĐẮC THIẾU ANH
Họ và tên khai sinh: Hồ Đắc Thiếu Anh
Ngày tháng năm sinh: 23-09-1950
Quê quán: An Truyền - Thừa Thiên - Huế
Dân tộc: Kinh
Hiện thường trú tại: 141/9 Nguyễn Công Hoan, Phường 7, Quận Phú Nhuận, Tp. HCM
Là Hội viên Hội Nhà văn TP. HCM năm 2003
Là Kỷ lục gia thuộc Hội Kỷ lục Việt Nam
Là Hội viên Liên hiệp các Hiệp hội Unesco Việt Nam
Là Hội viên Hiệp hội Văn hoá Ẩm thực Việt Nam
Là Thành viên Hội đồng xác lập Kỷ lục VietKings.
VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC
- Là cựu học sinh Trừơng Nữ TH Đồng Khánh Huế, tốt nghiệp ngành nghề Kinh tế -Tài chính đựơc thừa gien thơ văn của Bọ và ẩm thực của Mạ.
- Thuở ấy cụ thân sinh Thiếu Anh thường tụ họp các bạn thơ cứ Huế đến nhà ngâm thơ vịnh nguyệt, nghe các cụ xướng hoạ Thiếu Anh cũng lén hoạ lại rồi sau đó đem khoe với Bọ.
- Bài thơ đầu tiên lúc 13 tuổi là một bài họa thơ Đừơng có chủ đề “Đứa ăn mày” (1963), đựơc các thi hữu tiền bối tán thửơng, Bọ dặn làm thơ phải có khẩu khí và ý trong sáng, đừng làm thơ trầm trệ buồn sẽ vận vào đời mình.
- Bản thân xem thơ như một cái nghiệp, là điểm tựa của tâm hồn để gởi gắm không chỉ là nỗi nhớ, kỷ niệm mà mỗi bài thơ, mỗi giai đọan sáng tác còn chứa đựng một thông điệp tình người, tình yêu quê hương.
- Bài thơ giới thiệu trong Tủ sách Nhớ Huế (Ban chủ biên Tủ sách nhớ Huế từ 1998- 2012)
- Ngoài 5 tác phẩm chính đã xuất bản, có thơ in chung trong nhiều tuyển tập.
- Đã phát hành 5 Album thơ phổ nhạc: Sông mùa Trẻ lại, Hưong chùm kết, Sao không là ngày xưa, Khúc vàng phai, Mẹ Trùng Dương.
- Gần 70 bài thơ được 21 nhạc sĩ phổ thành ca khúc.
TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
THƠ:
- Mênh mông chiều (Thơ, NXB Trẻ, 1992)
- Giọt buồn nghiêng (Thơ, NXB Trẻ, 1998)
- Mưa rêu (Thơ, NXB Trẻ, 2003)
- Mùa lá chín (Thơ, NXB Trẻ, 2007)
- Nơi có nhiều mây tím (Thơ, NXB Phụ nữ VN, 2020).
VĂN HÓA ẨM THỰC:
- An lạc mùa chay - Món chay dâng mẹ (NXB Phụ nữ, 2014)
- Mứt Việt - Vị ngọt Tết xưa (NXB Phụ nữ VN, 2015)
- Bộ sách Nấu ngon ăn lành (NXB Phụ nữ VN, 2017)
- Món cuốn xanh - Gói yêu thương trong dinh dưỡng lành (NXB Phụ nữ VN, 2019)
- Bánh Việt Truyền thống mùa lễ hội (NXB Phụ nữ VN, 2020).
SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN
Tôi vẫn thường nghĩ gọi văn thơ là NGHỀ hay là NGHIỆP cho đúng khi ngừơi cầm bút vì cảm xúc, vì đam mê vận vào ngừơi để tạo ra những tác phẩm tuyệt vời bằng chính ngôn ngữ tử tế của riêng họ?
Không ai nghĩ rằng viết văn, làm thơ để kiếm sống cả nhất là những người cầm bút có tư cách coi trọng hồn vía con chữ thì họ bước lên văn đàn bằng nghệ thuật của một giá trị nhân văn trải nghiệm sâu sắc trong trường đời.
Họ chắt chiu tình yêu văn chương để đem hạnh phúc và vẻ đẹp cho cuộc sống mà không màng lợi danh, cho nên tôi vẫn không nghĩ văn thơ là một NGHỀ mà gọi là NGHIỆP có lẽ đúng hơn.
ẢNH & VIDEO TƯ LIỆU
TINH HOA ẨM THỰC CHAY XỨ HUẾ - NGHỆ NHÂN VHAT HỒ ĐẮC THIẾU ANH
...
Bài đã đăng lên website: