TIN TỨC

Có một người thơ nấu ăn được xác lập kỷ lục

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-10-04 10:55:43
mail facebook google pos stwis
795 lượt xem

Nhà thơ - nghệ nhân, kỷ lục gia ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh, mùa Phật đản vừa qua chị về Huế hai lần để tham gia vào chương trình ẩm thực chay chủ đề “Suối nguồn từ bi”.

Nhà thơ, nghệ nhân, kỷ lục gia Hồ Đắc Thiếu Anh

Không phải đây là lần đầu tiên, mà từ gần hai mươi năm qua, mỗi mùa hè, mùa bão lụt, lễ, tết, nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh đều có những đợt tặng quà thiện nguyện cho người nghèo ở Thừa Thiên Huế. Chị vừa góp công, góp của, vừa kêu gọi con cháu, bà con, bạn bè cùng đóng góp, hỗ trợ. Hình ảnh chị in trong lòng mọi người là một phụ nữ Huế xinh đẹp, vui vẻ, xuất thân trong gia đình khoa bảng, danh tiếng - họ Hồ Đắc làng Chuồn (làng An Truyền) - ở Sài Gòn gần 50 năm, vẫn nói giọng Huế chay, luôn mặc áo dài, đội nón lá và đi khắp nơi, từ Nam Đông, A Lưới đến các làng quê miền biển, đầm phá, ruộng đồng để xây nhà tình nghĩa, tặng quà cho bà con. Sự nhiệt tình, lăn xả vào công việc của chị là nguồn lực hấp dẫn nhiều chị em phụ nữ, ca sĩ, họa sĩ, dịch giả ở Sài Gòn, ở Huế tham gia cùng với chị. Chuyện chị vừa tặng quà xong là cùng các chị trong đoàn hát, đọc thơ tặng bà con nghe không còn xa lạ. Hát và đọc thơ dưới mưa, chân ngâm nước lụt là chuyện bình thường. Chị đi đến đâu là nụ cười rộn lên đến đó. Mưa gió xứ Huế, bão lụt xứ Huế, bùn lầy trơn trượt, nắng nóng “hoa cả mắt”, quê nhà đó, lớn lên từ nhỏ, chị quen hết, chẳng có chi xa lạ nhưng cảnh ấy, người xa quê quá lâu, ở vùng đất thời tiết thuận lợi thì cũng phải làm quen lại và đôi khi thành trở ngại nhưng với chị, chẳng có gì phải làm quen, vì thương nên mọi chuyện trở nên đơn giản, bình thường. Cũng vì thương nên chị muốn làm được gì cho quê hương là làm, việc nhỏ cũng làm, càng nhiều càng tốt, càng quý. Đã trải qua hơn nửa cuộc đời, cũng đã trải qua gần như hầu hết mọi cảnh, giàu sang phú quý, thành công, mất mát, ốm đau thập tử nhất sinh, chị hiểu và có lẽ chị biết quỹ thời gian của mỗi người đều có hạn nên chị muốn dành nhiều hơn cho đời, để trả ơn đời, như chị hằng chia sẻ. Và chị trả ơn đời bằng thơ, bằng món ăn, bằng tình thương trao đi.

Những món ăn do nhà thơ, kỷ lục gia Hồ Đắc Thiếu Anh chế biến

Mỗi món chay mà chị cùng con gái - Nguyễn Hồ Tiếu Anh, cũng là một cô giáo dạy nấu ăn - “đệ tử chân truyền” của chị - trình diễn hay phục vụ ở Huế các mùa lễ lạt nhiều năm qua, mọi người nhìn thấy đẹp, độc đáo và nếu thưởng thức thì khen ngon nhưng có biết thêm chút “chuyện bếp núc” để nấu những món ăn đó mới hiểu được tấm lòng của chị. Với chị, nấu ăn là một công việc nghiêm túc, nấu cho đàng hoàng, tử tế, người ăn cũng như mình ăn và đó cũng là điều chị dạy con gái, dạy học trò, là điều chị làm gương cho mọi người khi nấu ăn cùng chị, hiểu để chia sẻ và có trách nhiệm với mỗi món ăn mà mình nấu ra. Vậy nên, có mùa festival, chị chuyển mấy cái tủ đông từ Sài Gòn ra Huế (trong chất đầy nguyên liệu), nấu xong tặng luôn tủ đông. Mỗi chuyến chị đi Huế tham gia các chương trình ẩm thực là lỉnh kỉnh nào nguyên liệu, xoong nồi, dụng cụ nhà bếp. Ra Huế, nấu ăn, quảng diễn, tham gia hội thảo, dạy nghề, đọc thơ, tặng quà từ thiện... dày đặc các chương trình, “trút” gần hết sức lực là chị trở về lại Sài Gòn dưỡng sức, làm việc, tiết kiệm tiền để ra Huế “chơi” lại.

Là nhà thơ, chị Hồ Đắc Thiếu Anh đã xuất bản nhiều tập thơ, trong đó có nhiều bài thơ được phổ nhạc và được “trích dẫn” trong những câu chuyện kể về Huế, mưa, nắng, tình yêu. Là nghệ nhân ẩm thực, châm ngôn nấu ăn của chị dễ hiểu như những đầu sách ẩm thực chị đã xuất bản (nhuận bút sách được dành tặng hết cho người nghèo): “An lạc mùa chay”, “ Ẩm thực: ngon và lành”, “Ẩm thực xanh”, “ Bánh Việt truyền thống mùa lễ hội”...

“Mỗi món ăn chị nấu, chị đều gửi những lời nguyện cầu bình an, mạnh khỏe vào trong đó, vừa nấu vừa niệm, chị cũng luôn dạy con gái và học trò chị như vậy, có những điều không thấy được bằng mắt, không nghe được bằng tai nhưng hiển hiện trong cuộc sống này”. Tôi tin lời chị, bởi mạ tôi cũng từng dạy như thế, mọi bà mạ Huế đều dạy con mình như thế “nấu ăn bằng cái tâm, nấu ăn bằng tình thương”.

XUÂN AN/TTH

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà văn Phương Huyền: Khuyến đọc cũng là một phần trách nhiệm của nhà văn
Trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, Sở TT-TT TPHCM đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc TPHCM nhiệm kỳ 2024-2025, trong đó có nhà văn Phương Huyền - người có nhiều hoạt động khuyến đọc trong thời gian qua. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trò chuyện cùng chị.
Xem thêm
Một bút pháp mới lạ qua truyện ngắn Khai khẩu
Nguồn: Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
GS Mai Quốc Liên – Người đất Quảng cương trực
Tôi gặp GS-TS Mai Quốc Liên tại nhiều sự kiện của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương. Trong các cuộc họp, mỗi khi đăng đàn, ông sang sảng chất giọng Quảng đậm đà, khảng khái, thẳng thắn, thậm chí có lúc tranh luận khá gay gắt, chẳng cần rào trước đón sau, mà cũng chẳng ngại va chạm, có thể hơi làm “nghịch nhĩ” ai đó, nhưng tư duy logic, liên tưởng, liên kết các vấn đề mạch lạc. 
Xem thêm
Để thơ không “thất lạc nhau” nữa
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 9/2024
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: 350.000 tỉ đồng chấn hưng văn hóa vẫn là con số rất ít
Chiều 29.02 phát biểu tại buổi gặp mặt giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước với trí thức, nhà khoa học, văn nghệ xuân Giáp Thìn 2024, Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã dành thời gian nói về vấn đề xây dựng văn hóa.
Xem thêm
Quyển sách là chữ nghĩa...
Quyển sách là chữ nghĩa. Mà chữ nghĩa của một quyển sách phải kết hợp vừa từ trí tuệ vừa từ trái tim.
Xem thêm
Nhà thơ Từ Quốc Hoài để lại “Khu vườn kí ức”
Từ Quốc Hoài, đến với thơ ca khá sớm. Ông là nhà thơ cùng thời với những tên tuổi quen thuộc: Trần Vũ Mai, Thanh Quế, Thanh Thảo, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh… cũng từng vào chiến trường khói lửa. Nhưng với con đường thơ ca, ông bước chậm, thận trọng, dè dặt. Cho tới tuổi hơn 80 ông chỉ cho ra mắt độc giả sáu tập thơ. Tập thơ thứ 5, “Sóng và khoảng lặng” (2010) đoạt giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam. Kỹ tính, khó tính (trong thơ và có lẽ cả trong cuộc sống), trăn trở, tìm tòi nên thơ Từ Quốc Hoài không lẫn, tự do, phóng khoáng, lần dò khám phá chiều sâu nội tâm.
Xem thêm
Im lặng- ngôn ngữ đặc biệt của văn chương
Nhà văn đoạt giải Nobel Văn chương 2023 – Jon Fosse vừa có một buổi gặp gỡ và đọc diễn từ của mình tại Oslo
Xem thêm
Quyền lực thơ ca và quyền uy thi sĩ
Bài đăng báo Văn nghệ của nhà văn Bích Ngân; Thơ và ảnh của nhà thơ Nguyên Hùng...
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Đình Thi: “Một chút trắng hồng dào dạt vàng”
Bài viết của nhà báo Nguyễn Thế Khoa nhân 99 năm ngày sinh nhà văn hóa lớn Nguyễn Đình Thi ,20/12/1924-20/12/2023
Xem thêm
Nguyễn Du bàn về sáng tác văn chương
Bài viết rất bổ ích của nhà thơ Vương Trọng
Xem thêm
Thử nêu cách chữa “chứng lười đọc sách” – Tác giả: Nhà văn Nguyễn Khắc Phê
“Dạy con từ thuở còn thơ”; “Uốn cây phải uốn khi non”… là những điều ai cũng biết, nhưng đã có những thời đoạn do bận rộn mưu sinh và vô số sự xô đẩy, lôi kéo khác nữa, nên rất nhiều người và gia đình đã quên hoặc sao nhãng bài học giản dị và chí lý đã có tự cổ xưa. Có phải những biểu hiện tha hóa trong xã hội hiện nay chủ yếu bắt nguồn từ đó? Thiết nghĩ, cuộc vận động sáng tác văn học hướng đến lớp trẻ và thiếu nhi do Hội Nhà văn Việt Nam phát động đầu năm 2022 là một hoạt động thiết thực của văn giới nhằm góp phần chấn hưng đạo đức xã hội nói chung và góp phần bồi đắp tâm hồn cho lớp trẻ nói riêng.
Xem thêm
Làm mới cải lương – con dao hai lưỡi
Gần đây, cải lương được đưa lên mạng với một số hình thức mới: kết hợp rap, trang phục ma mị… Nhiều người cho rằng cải lương cần phải được “làm mới” để phù hợp với thời đại, với lớp trẻ. Nhưng làm mới cách nào để không bị mất chất, để người xem vẫn còn “nhìn ra” cải lương là câu hỏi không dễ giải đáp.
Xem thêm
“Vua phóng sự” Vũ Trọng Phụng làm gì khi cuốn sách về gái điếm bị đá vào xó tường?
Nguyễn Vỹ lặng lẽ đưa mũi giày đá luôn quyển “Lục Xì” vào trong xó tường. Quyển sách vừa xuất bản, hãy còn mới tinh, nằm xơ xác bên chân tủ.
Xem thêm
Văn học dân gian Đồng Nai trong bối cảnh văn học dân gian Nam Bộ từ 1945 đến nay
Công tác sưu tầm và in ấn các tuyển tập văn học dân gian Việt Nam nói chung đã được các nhà Nho thực hiện từ cuối thế kỷ XVIII với các sưu tập bằng chữ Nôm, chữ Hán. Sang đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, cùng với sự phổ biến của chữ quốc ngữ thì các sưu tập văn học dân gian được phát hành phổ biến nhiều hơn nữa. Tuy nhiên trong giai đoạn này phần lớn vẫn là các sưu tập miền Bắc hay ở một số tỉnh thành miền Trung, ở Nam Bộ việc sưu tầm và phổ biến văn học dân gian dưới dạng các tuyển tập in ấn vẫn còn chưa được coi trọng đúng mức, do vậy không gian nghiên cứu văn học dân gian vùng miền cũng đồng thời bị bỏ ngỏ.
Xem thêm
Nhà thơ thì chơi với ai?
Nguồn: Website Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm