TIN TỨC

Ký ức và phẩm hạnh của người dân Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-08-09 16:58:24
mail facebook google pos stwis
490 lượt xem

BÍCH NGÂN

Trong sự nỗ lực với bộn bề việc cho sự phục hồi tinh thần và vật chất sau đại dịch Covid-19, nhiều thuận lợi và không ít khó khăn, Cuộc vận động viết về đề tài phòng chống dịch Covid -19 do Ban tuyên giáo Thành ủy, Ban Dân vận Thành ủy cùng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM tổ chức và phát động, chỉ trong thời gian trên dưới một năm, đã được nhân dân thành phố hưởng ứng tích cực và rộng khắp. Các tác giả tham gia cuộc vận động viết, không chỉ viết bằng con chữ, bằng bài viết mà còn bằng cả tấm lòng, bằng niềm tin, bằng sự biết ơn và tri ơn cuộc đời với cả những được - mất của nó.


Ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. HCM tham dự , phát biểu và trao giải thưởng cho tác giả Nguyễn Bích Vàng và tác giả Trần Nguyễn Ngọc Phượng, đoạt giải nhất Cuộc vận động viết về Phòng chống Covid-19 do Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ban Dân vận Thành ủy củng UBMTTQ Việt Nam Tp.HCM phối hợp tổ chức

Từng làm thành viên Ban giám khảo của không ít cuộc vận động sáng tác và những cuộc thi văn chương của thành phố, cũng như khu vực và cả nước, nhưng chưa lần nào tôi và các thành viên khác của BGK lại được tiếp nhận một khối lượng bản thảo đồ sộ (bài viết và hình ảnh nhân vật, sự việc kèm theo) với số lượng tác giả nhiều như cuộc vận động viết này. Và với thể tài “người thật việc thật” nên tác giả các bài viết đều là người (trực tiếp hay gián tiếp) có mặt trong cuộc chiến phòng chống dịch Covid -19.

Và có lẽ, cũng chưa có cuộc vận động viết nào mà người tham gia đa dạng, phong phú từ nhiều ngành, nhiều nghề, nhiều tầng lớp nhân dân đến vậy, từ thầy cô giáo, y bác sĩ, người tu hành đến đội ngũ cán bộ viên chức của hệ thống chính trị các cấp, từ xã, phường, quận, huyện đến thành phố.


Ông Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo trao giải nhì cho các tác giả


Bà Trần Kim Yến, Chủ tịch UBMTTQVN TP.HCM trao giải thưởng cho các tác giả 

245 bài viết trong số hàng ngàn bài viết hưởng ứng cuộc vận động được vào vòng chung khảo. Đa số bài viết đều ngắn, gọn và mộc mạc và đó là những ghi chép, hay đơn giản chỉ kể câu chuyện được - mất của mình, của người thân, của người quen biết, của những người tham gia công tác phòng chống Covid-19 ở địa phương mình sinh sống…nhưng chan chứa yêu thương và lay động lòng người, bởi từng con chữ được viết bằng sự rung động của trái tim.


Cô giáo Nguyễn Thị Bích Vàng xúc động nhắc nhớ về người chồng chưa cưới đã mất sau 5 ngày tham gia chống dịch ở tuyến đầu

Do là cuộc vận động viết và có trao giải, nên Ban giám khảo đã cân nhắc và chọn 48 bài viết của 48 tác giả (chiếm phần nhiều tác giả là thầy cô giáo, có lẽ bởi thế mạnh sử dụng câu chữ cho trang viết) từ 245 bài viết vào vòng chung khảo để trao giải trong buổi tổng kết được tổ chức vào sáng hôm nay.

48 bài viết của 48 tác giả đã góp phần tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động với nhiều gam màu: sáng, tối, đau thương, mất mát, nghị lực và đầy ắp tin yêu ở con người, ở cuộc sống tươi đẹp hơn.


Nhà văn Bích Ngân với hai tác giả đều là người công giáo.

Điều đặc biệt, hết sức đặc biệt ở cuộc vận động viết này, là các tác phẩm đã làm bật lên ký ức đáng nhớ và phẩm hạnh cao quý của người dân Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh. Ký ức và Phẩm hạnh được hiện diện bằng nỗi niềm sâu lắng, bằng cảm xúc trí tuệ - biết nhớ và cũng biết quên, bằng nghĩa cử, bằng việc làm cứ ngỡ như quá đổi bình thường.

Hầu hết các bài viết của cuộc vận động này, phản ảnh ở diện rộng, vào từng đơn vị cơ sở trường học, y tế, từng cơ quan, nhất là ở cấp phường xã, thậm chí từng ngõ ngách, từng khóm, từng ấp để thấy rõ hơn lòng tốt và vẻ đẹp tâm hồn của người dân Sài Gòn -  TP Hồ Chí Minh. Vẻ đẹp bình dị của người dân thành phố mang tên Bác, bất cứ lúc nào cũng có và bất cứ ở đâu cũng gặp. Cái đẹp của tấm lòng, của phẩm hạnh hiện diện mọi lúc mọi nơi. Tôi xin nêu những dẫn chứng cụ thể:

Cô Nguyễn Thị Diệu dạy học ở Quận 8, với bài viết đặt tên là “Ổng”. “Ổng” không tên tuổi, không có những hành động quả cảm phi thường nhưng vẫn đem cho người đọc sự cảm kích về một con người chân thành, lạc quan, tận tụy với cộng đồng nhất là trong những ngày khốn khó. Hình ảnh “Ổng” như trở thành một nhân vật tiêu biểu cho lòng tốt, lặng lẽ sống, lặng lẽ tận hiến trong thời khắc khốc liệt của đại dịch mà Thành phố HCM và cả nước, chống chọi.

Nguyễn Thị Hương, một cô giáo khác ở Thủ Đức viết về một phụ huynh của trường tiểu học Tam Bình - anh Trần Tiến Nguyên, người đã dùng chiếc xe là phương tiện sinh sống trước dịch để vận chuyển sách giáo khoa và đem thực phẩm, cũng từ những đồng tiền chắt chịu của gia đình, để tiếp sức cho nhiều gia đình đang chống chọi dịch bệnh. Cô giáo Hương xúc động, viết: “Anh là con người bình thường mà sao quá đỗi phi thường. Anh đã tiếp thêm niềm tin, niềm lạc quan vào cuộc sống tươi đẹp cho bản thân tôi”.

Hay cô giáo Trương Thị Kiều Oanh với bài viết “Kí ức Covid- 19, Quận 8 vượt qua tâm dịch”, kể về những học sinh bơ vơ khi cha mẹ ông bà mất đi giữa đại dịch. Cô giáo chia sẻ: “Đến từng nhà, ngồi lại bên những em học trò nhỏ, mình lặng đi, có lúc không biết nói gì, làm gì để vơi bớt nỗi đau thương trong lòng của các con. Mình rời đi rồi để mặc cho nước mắt rơi.”.

Rồi bài viết của Nguyễn Thanh Hà, giáo viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, của Phạm Thị Nga, giáo viên trường PTTH Nguyễn Thị Minh Khai… và nhiều tác giả cũng đứng trên bục giảng khác, hưởng ứng cuộc vận động viết và kể chuyện, những câu chuyện giản dị về lòng người về tình người thật xúc động và thật đẹp biết bao!     

Và, đó là những người làm công việc độc hại là xử lý triệt để chất thải có nguy cơ lây nhiễm ở công trường Đông Thanh với sức nóng hầm hập và mui hóa chất đậm đặc mà họ phải làm việc liên tục nhiều giờ qua bài viết “Nơi cuối cùng sử lý mầm bệnh” của Cao Tuấn, làm việc ở Công ty TNHHMTV Môi trường đô thị TP.HCM.

Hay từ góc nhìn của Nguyệt Nga, một thỉnh sinh núi An Thiên Chúa Giáo, sau 2 tháng tham gia cùng đội ngũ chống dịch bệnh ở một bệnh viện dã chiến Thủ Đức, nhận ra mình thật nhỏ nhoi trước những lớn lao của những con người bình thường, tác giả viết: “Nhìn thấy bà lão cố gắng ăn hết hạn cơm cuối cùng để có thể khỏe để có thể về với con cháu, tự nhiên tôi muốn khóc, khóc vì mình được quá nhiều mà không biết, khóc vì tôi cảm nhận được trong cơ thể gầy gò nhỏ bé của bà có một trái tim rộng lớn, khát khao…”

Và đây, cảm nhận của PGS.TS Phạm Thị Dung, Trưởng đoàn công tác Trường ĐH Y Dược Thái Bình, một đoàn công tác đặc biệt với 5 thầy cô và 245 sinh viên, đã tiếp sức cho Tp.HCM suốt 2 tháng trong tâm dịch. Tác giả bài “Chyến công tác đặc biệt trong đời’ viết: “…nhưng vượt lên tất cả, dấu ấn chúng tôi không thể nào quên. Đó là tính cách hào sảng, tấm chân tình của người Sài Gòn mà chúng tôi gặp mọi lúc, mọi nơi. Có ai đó từng nói “người Sài Gòn tánh kỳ” cứ thấy ai khó là giúp, dù mình chẳng dư giả gì nhiều. Không ồn ào, phô trương, những tấm lòng nhân ái cứa âm thầm lan tỏa, cùng vực nhau vượt qua đại dịch nhưng vẫn luôn rực rỡ ngọn lửa tình người, của trách nhiệm xã hội, của nghĩa đồng bào…”. Rồi bài “Mỗi phường xã là một pháo đài” của tác giả Trần Nguyễn Ngọc Phượng đang công tác ở MTTQ phường 15 Quận 8, cũng ít nhiều phản ảnh được vai trò, trách nhiệm của cả một mặt trận dân quân trong chiến dịch chiến đấu với dịch bệnh tràn tràn khắp các đạ bàn dân cư.

 Còn nhiều, rất nhiều những tấm gương thầm lặng mà kiên cường, tận tụy của đội ngũ bác sĩ, y tá, điều dưỡng, lao công ở các bệnh viện, nhất là các bệnh viện dã chiến để giành lại sự sống cho bệnh nhân và cả những sinh linh còn trong bụng mẹ, cũng như những hoạt động bền bỉ 24/24 của cả một hệ thống chính trị từ xã phường, quận huyện đến thành phố giúp cho người dân trong suốt thời gian chống chọi và vượt qua đại dịch.

Và bây giờ, như một nén hương, qua các bài viết của nhiều tác giả còn để tưởng nhớ những người đã ra đi trong đại dịch. Họ là những nạn nhân của dịch bệnh, họ là những tình nguyện lao vào các công việc cứu người rồi nhiễm bệnh và vĩnh viễn ra đi để lại biết bao tiếc thương.

Đó là bác sĩ Trịnh Hữu Nhẫn, người sắp về hưu làm việc ở bệnh viện thuộc Nhà Bè, đã lao vào chữa trị bệnh nhân nhiễm Covid -19 và chết trọn vẹn một chữ tâm đối với nghề và đối với đời qua bài viết của Nguyễn Thị Mỹ Trinh, công tác ở MTTQ huyện Nhà Bè. Và trước đó, ngay trong đại dịch, Hội nhà văn TP.HCM tổ chức Cuộc thi thơ mang tên “Nhân nghĩa đất phương Nam”, bài thơ “Tưởng niệm” của Tự Hàn (một bác sĩ ở một bệnh viện tuyến đấu, viết khi biết tin bác sĩ Trịnh Hữu Nhân mất vì nhiễm Covid - 19) là một bài trong chùm thơ 3 bài đoạt giải nhất cuộc thi. “Tưởng niệm” có những câu: “Anh ơi!/Mai này Tổ quốc ghi tên anh/mai này Sài Gòn nhớ về anh/người liệt sĩ trong thời bình có xác có thân mà không được về đất mẹ/người anh hùng áo trắng/xin thắp nén nhang lòng bái vọng tâm y”

“Ranh giới mong manh” là bài viết đầy xúc động của cô giáo Nguyễn Thị Bích Vàng ở trường Tiểu học Hội An, Gò Vấp viết về nỗi tiếc thương người chồng chưa kịp cưới của mình, “một chiến sĩ áo xanh” đã hy sinh trong tuyến đầu chống dịch.

Rồi bài viết “Ước mơ của em là gì” với lòng biết ơn vô biên của em học sinh lớp 10 Nguyễn Nam An đang học trường THPT Tam Phú, Thủ Đức khi kể về cô sinh viên Dương Thị Anh trường ĐH Kỹ Thuật Y Tế, Hải Dương đã nuốt nước mắt vọng tang cha vì khi ấy em đang tham gia chống dịch tại thành phố chúng ta.

Những hy sinh thầm lặng mà lớn lao như thế trong đại dịch khó có thể kể hết, dù chỉ qua bài viết của các tác giả hưởng ứng cuộc vận động viết do Ban tuyên giáo Thành ủy, Ban Dân vận Thành ủy cùng UBMTTQ Thành phố tổ chức.  

Qua nhiều, rất nhiều bài viết hưởng ứng cuộc vận động viết về phòng chống Covid -19, đã một lần nữa, cho chúng ta thấy rõ hơn những vất vả, gian lao, khốc liệt, tang thương trong đại dịch và sự gắn kết, đùm bọc, sẻ chia, yêu thương của đồng bào, của các cấp chính quyền, cũng như trân quý sự tận tụy hy sinh quá đỗi lớn lao và khát vọng vươn lên của người dân, của cả hệ thống chính trị của thành phố và cả nước mà tôi không thể nào nào dẫn ra hết trong khuôn khổ bài viết có giới hạn này. Dẫu biết, hàng ngàn bài viết hưởng ứng từ cuộc vận động viết của những người viết có mặt và vắng mặt hôm nay cũng chỉ là một phần rất nhỏ trong cơn bão thương đau và đại dương yêu thương để chúng ta vượt qua và hướng tới tương lai của triệu triệu người Sài Gòn -TP. Hồ Chí Minh.

Nhưng, với những gì mà cuộc vận động viết về phòng chống Covid - 19, một đề tài tưởng chừng khô khan, khó viết nhưng đã thu hút hàng ngàn bài viết và trong số đó có đến gần 50 bài viết có giá trị được trao giải thưởng là một cuộc vận động thành công, thành công hơn cả mong đợi của những người tổ chức.

Giá trị mà các bài viết đem lại còn như là cách lưu giữ ký ức, những ký ức không thể lãng quên trong thử thách nghiệt ngã và còn là ký ức đáng nhớ của thành phố trong giai đoạn chống chọi và vượt qua đại dịch.

Và, đó còn là trang sử bi hùng trong quyển lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, những trang sử vừa thương đau vừa đẹp đẽ bởi phẩm hạnh cao quý mà mỗi chúng ta cần nâng niu, giữ gìn và phát huy. 

 Sáng 8/8/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm
Đứa con không về | Truyện ngắn của Bích Ngân
Người sung sướng nhất hẳn là nội tôi. Thoạt đầu bà không tin người đàn ông cao lớn, để ria, mang kính cận đang ôm chầm lấy bà lại chính là thằng Sang sún, người tròn như củ khoai đã rời bà lên tàu ra Bắc khi vừa lên tám.
Xem thêm
Nguyễn Trường Thanh - Chùm thơ dự thi
Hành quân ghềnh thác cheo leoMột thời vượt suối, băng đèo, lội sôngNằm trên võng ngửa mặt trôngNhững sông cùng suối mênh mông bốn bề 
Xem thêm
Sau HIFF, TP.HCM cần cơ chế thật thoáng để điện ảnh cất cánh
Từ ngày 6 đến 13-4, Liên hoan phim quốc tế TP.HCM (HIFF) lần đầu tiên diễn ra. Tọa đàm quốc tế về phát triển điện ảnh tại TP.HCM với sự tham dự của đại sứ Mỹ, tổng lãnh sự Pháp, các nhà điện ảnh quốc tế và trong nước... rất được chú ý.
Xem thêm
Mạc Uyên Linh ra mắt tập thơ Ta như thác lũ mưa nguồn
Sáng ngày ngày 14 tháng 4 năm 2024, tại cà phê Đà Lạt Phố, số 153 đường Huỳnh Mẫn Đạt, P8, Quận 5, TPHCM, nhà thơ Mạc Uyên Linh sẽ ra mắt tập thơ “Ta như thác lũ mưa nguồn”. Đây là tập thơ thứ 7 của anh trong suốt quá trình sáng tác.
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Văn Hồng làm phong phú thêm dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam
Sáng nay, 12/4/2014, Hội Nhà văn TPHCM tổ chức Tọa đàm về tác phẩm của Đại tá Nhà văn Nguyễn Văn Hồng, nhân dịp ông chuẩn bị sang tuổi bát tuần.
Xem thêm
Tạp chí Văn nghệ TP. HCM công bố kết quả cuộc thi “Thơ hay năm 2023”
Tạp chí Văn Nghệ TP.HCM vừa công bố kết quả cuộc thi Thơ hay năm 2023. Tác giả trẻ Nhiên Đăng đoạt giải nhất với chùm thơ “Đảnh lễ mùa màng”, “Nằm mơ giữa ngày”, “Ngả lưng vào ghế”.
Xem thêm
Phạm Đình Phú - Chùm thơ dự thi
Bao năm dằng dặc nỗi mong chờĐêm ngờ ngợ bàn tay Anh gọi cửa…Không còn tin Anh sẽ về được nữaKhăn trắng gấp điEm vẫn đợiVẫn chờ
Xem thêm
Thông báo gia hạn thời gian nộp tác phẩm dự thi chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh - 50 năm tự hào bản anh hùng ca”
Ngày 25 tháng 3 năm 2024, Ban tổ chức cuộc vận động vừa có thông báo gia hạn thời gian nộp tác phẩm dự thi đến 30/6/2024, thay vì 30/4/2024. Xin được đăng toàn bộ nội dung thông báo để quý vị và các bạn cùng biết.
Xem thêm
Thương tiếc nhà thơ Lê Thanh (tức Lê Thanh Hùng)
Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, Hội viên Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Hương Tràm - Chùm thơ dự thi
Con có vềnhư giọt nắng mùa khônhư đám lửa ngày đốt đồng xưa ấythiêu rạ rơm sưởi gian nhà trống trảikhói bồng bềnh, khắc khoải dáng hoàng hôn
Xem thêm
Danh nhân - Ông tổ nghề Thêu Lê Công Hành, thân thế, cuộc đời và sự nghiệp
Vừa qua, ngày 10 - 3 -2024, trong không khí trang nghiêm tại Hội trường Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín, trước anh linh, công trạng của các bậc danh thần, danh nhân, trong đó có danh nhân Lê Công Hành
Xem thêm
Nhà thơ Lê Giang nhận huy hiệu 75 năm tuổi Đảng
Đảng ủy khối Dân - Chính - Đảng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ trao huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho nhà thơ Lê Giang và huy hiệu 45 tuổi Đảng cho nhạc sĩ Lư Nhất Vũ.
Xem thêm
Lê Hoàng Anh - Chùm thơ dự thi
Biển Đông Kết chuỗi thang âmTạo thành những nốt trầm cây đàn Thạch SanhBay lên tỏa sóng bạc đầu
Xem thêm
Khởi động cuộc thi “Sách – người thầy, người bạn”
Cuộc thi “SÁCH – NGƯỜI THẦY, NGƯỜI BẠN” không chỉ đơn giản là một nơi để chia sẻ những cuốn sách hay, những câu chuyện ý nghĩa về sách mà còn là dịp để thể hiện sự trân trọng những giá trị văn hóa đọc, chia sẻ suy nghĩ, mong muốn lan tỏa và truyền cảm hứng đọc sách trong cộng đồng.
Xem thêm
Vĩnh Biệt GS -TS, nhà văn Mai Quốc Liên
Thông tin từ gia đình cho biết, nhà văn Mai Quốc Liên vừa qua đời lúc 1h05, ngày 10/03/2024.
Xem thêm