TIN TỨC

Lưu Quang Vũ từng say đắm 3 Nàng Thơ

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
515 lượt xem

 

 Thiếu Nhơn

Công chúng ngưỡng mộ nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (1948-1988) không chỉ bởi những vở diễn “Tôi và chúng ta”, “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, “Tin ở hoa hồng”, “Lời thề thứ 9”, “Hoa cúc xanh trên đầm lầy”, “Lời nói dối cuối cùng”... có sức rung động mạnh mẽ, mà còn bởi trái tim đa cảm mà ông thổ lộ trong thơ “đã có lần tôi muốn nguôi yên/ khép cánh cửa lòng mình cho gió lặng/ nhưng vô ích làm sao quên được/ những yêu thương khao khát của đời tôi”.

Nhà thơ, nhà biên kịch Lưu Quang Vũ

Tác phẩm sân khấu có thể kết tinh từ quan sát và chiêm nghiệm, còn tác phẩm thi ca chính là biên bản tâm hồn của tác giả. Tất cả những vui buồn riêng tư của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đều phơi bày qua thơ. Cho nên, từ thơ Lưu Quang Vũ có thể nhận diện ba nàng thơ từng khiến ông mơ màng và say đắm.

Nàng thơ thứ nhất là diễn viên Tố Uyên. Cùng tuổi với Lưu Quang Vũ, nhưng Tố Uyên đã nổi tiếng từ thời niên thiếu với vai chính trong bộ phim “Con chim vành khuyên” của đạo diễn Nguyễn Văn Thông. Bài thơ “Hơi ấm bàn tay” được Lưu Quang Vũ viết năm 1967 để tặng Tố Uyên: “Phút đưa nhau ta chỉ nắm tay mình/ Điều chưa nói thì bàn tay đã nói/ Mình đi rồi hơi ấm còn ở lại/ Còn bồi hồi trong những ngón tay ta/ Như hai dòng sông gặp gỡ đổi phù sa/ Nhập luồng nước, hoà nhau màu sắc/ Trao cảm thương hay bàn tay nắm chặt/ Nghe máu mẹ cha chuyển giữa mỗi tay mình”.

Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ và diễn viên Tố Uyên làm đám cưới năm 1969. Cuộc hôn nhân của họ kéo dài được 3 năm và có một con trai là Lưu Minh Vũ. Khoảnh khắc chia tay cũng được Lưu Quang Vũ ký thác ở bài thơ “Nói với con cuối năm” nghẹn ngào: “Con ơi, con hãy tha thứ cho cha/ Cha chẳng thể nào sống cùng mẹ được/ Đời cha nắng gắt/ Mẹ con cần suốt mát của đồng vui/ Con khôn lớn trên đời/ Hãy yêu thương mẹ/ Và hãy hiểu cho cha”.

Nàng thơ thứ hai là nữ sĩ Xuân Quỳnh. Thuở nhỏ, Lưu Quang Vũ vẫn thường xưng hô “cô Quỳnh” với nữ sĩ Xuân Quỳnh lớn hơn 6 tuổi. Họ đến với nhau vào năm 1973, sau khi Lưu Quang Vũ ly dị diễn viên Tố Uyên và nữ sĩ Xuân Quỳnh ly dị người chồng đầu tiên.

Bài thơ “Và anh tồn tại” được Lưu Quang Vũ viết tặng Xuân Quỳnh: “Anh lạc bước, em đưa anh trở lại/ Khi cằn cỗi thấy tháng ngày mệt mỏi/ Em là sớm mai là tuổi trẻ của anh/ Khi những điều giả dối vây quanh/ Bàn tay ấy chở che và gìn giữ/ Biết ơn em, em từ miền cát gió/ Về với anh, bông cúc nhỏ hoa vàng/ Anh thành người có ích cũng nhờ em/ Anh biết sống vững vàng không sợ hãi/ Như người làm vườn, như người dệt vải/ Ngày của đời thường thành ngày ở bên em”.

Tai nạn giao thông khủng khiếp ngày 29/8/1988 đã cướp đi sinh mạng vợ chồng Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh và đứa con chung của họ là Lưu Quỳnh Thơ. Bài thơ cuối cùng Lưu Quang Vũ dành tặng Xuân Quỳnh có tên gọi “Thư viết cho Quỳnh trên máy bay” đề ngày 7/5/1988, với nhiều câu day dứt: “Có phải vì mười lăm năm yêu anh/ Trái tim em đã mệt/ Cô gái bướng bỉnh/ Cô gái hay cười ngày xưa/ Mẹ của các con anh/ Một tháng nay nằm viện/ Chiếc giường trắng, vách tường cũng trắng/ Một mình em với giấc ngủ chập chờn/ Thương trái tim nhiều vất vả lo buồn/ Trái tim lỡ yêu người trai phiêu bạt/ Luôn mắc nợ những chuyến đi, những giấc mơ điên rồ, những ngọn lửa không có thật/ Vẫn là gã trai nông nổi của em/ Người chồng đoảng của em/ 15 mùa hè chói lọi/ 15 mùa đông dài”.

Nàng thơ thứ ba là họa sĩ Nguyễn Thị Hiền. Lớn hơn nhà viết kịch Lưu Quang Vũ 2 tuổi, họa sĩ Nguyễn Thị Hiền là con gái của nhà văn Kim Lân. Hoạ sĩ Nguyễn Thị Hiền từ nhỏ đã được ca ngợi như một thần đồng mỹ thuật. Giai đoạn yêu họa sĩ Nguyễn Thị Hiền, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã có những vần điệu mà ông gọi là “Thơ tình về một người đàn bà không có tên”.

Tình yêu Lưu Quang Vũ và họa sĩ Nguyễn Thị Hiền chỉ thăng hoa giữa khoảng trống hai cuộc hôn nhân của Lưu Quang Vũ với diễn viên Tố Uyên và nữ sĩ Xuân Quỳnh. Thế nhưng, mối tình với họa sĩ Nguyễn Thị Hiền để lại cho Lưu Quang Vũ nhiều câu thơ hay đến mức ám ảnh.

Bài thơ “Lá thu” mà Lưu Quang Vũ viết tặng hoạ sĩ Nguyễn Thị Hiền khi ông nhìn người yêu đang vẽ tranh, có thể xem là một trong những bài thơ tình hay nhất của ông: “Những lá thư không biết gửi về đâu/ Những hải cảng không có tàu cập bến/ Quen thất vọng, tôi hồ nghi mọi chuyện/ Tìm trong mắt em náo động những chân trời/ Ngõ phố dài hôm ấy mưa rơi/ Đã xa vắng trên mặt đường sắc lạnh/ Tóc em rối và áo em đỏ thắm/ Những bức tranh nổi gió ở trên tường/ Thế giới xanh xao những sự thật gầy gò/ Em đã đập vỡ ra từng mảnh/ Giấu sôi sục trong những đường nét lạnh/ Em đi tìm thế giới của riêng em/ Tình yêu và nỗi khổ của riêng em/ Niềm tin lớn giữa cuộc đời vô lý/ Nghĩ về em bao buổi chiều lặng lẽ/ Tìm trong em bao khát vọng không ngờ”.

L.T.N/NNVN

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Người trẻ thử sức với phê bình
Được biết “Những phức cảm phận người” (NXB Hội Nhà văn, 2023) là tập phê bình văn học (PBVH) đầu tay của cây bút Lê Hương, nên tôi đọc với một tâm thế trân trọng và chờ đợi.
Xem thêm
Người chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Thiện Thuật - Mùa hoa ban đẹp mãi
Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta hôm nay, cái tên Điện Biên Phủ đã như một dấu mốc luôn hiện lên sừng sững mỗi khi nhắc đến. Ai cũng rưng rưng xúc động bởi máu xương của cha anh, của nhân dân đã đổ xuống để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không thể đo đếm hết được.
Xem thêm
Những trang văn phảng phất mùi thuốc súng
Bài tham luận của nhà văn Đỗ Viết Nghiệm
Xem thêm
Di cảo thơ Chế Lan Viên: Khi thơ là thuốc, là lời kinh kệ
Chế Lan Viên là người mà sự nghĩ ngợi vận vào thơ như thể thơ cũng là thuốc, thơ chẩn ra được cái bệnh đau của kiếp người, và “Có vào nỗi đau mới có ích cho người”.
Xem thêm
Cảm hứng sinh thái trong thơ Đặng Bá Tiến
 Là một nhà báo, nhà thơ mấy chục năm gắn bó với vùng đất Đắk Lắk, Đặng Bá Tiến đã sáng tác thành công về thiên nhiên, con người và văn hoá Tây Nguyên với nhiều tác phẩm: Lời chân thành với cỏ (Thơ, 2009), Rừng cổ tích (Trường ca, 2012), Hồn cẩm hương (Thơ, 2017), Linh hồn tiếng hú (Thơ, 2020). Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tây Nguyên đương đại, một nhà thơ “thứ thiệt”[1] có bản sắc riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật trong sáng tác của anh là những tác phẩm viết về rừng, về sinh thái văn hoá và nhân văn.      
Xem thêm
Sức bền của ngòi bút
Nguồn: Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 116, ngày 21/3/2024
Xem thêm
Nguyễn Bính ở phương Nam
Nguyễn Bính (1918-1966), tên thật là Nguyễn Trọng Bính (có lúc tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở Nam Định nhưng sống khắp ba miền đất nước. Ông có phong cách một nhà thơ lãng tử, sáng tác về chủ đề tình cảm làng quê và tình yêu, tổ quốc. Thơ tình cảm mộc mạc của ông được rất nhiều người thuộc. Tác phẩm gồm 26 thi tập trong đó có : + 1 kịch thơ : Bóng giai nhân (1942): + 3 truyện thơ : Truyện Tỳ Bà (1942); Trong bóng cờ bay (1957); Tiếng trống đêm xuân (1958): + 1 vở chèo : Người lái đò sông Vỹ (1964) và rất nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được nhạc sĩ phổ thành ca khúc : Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, Quốc Hương ca);  Cô hái mơ (Phạm Duy); Ghen (Trọng Khương), Cô lái đò (Nguyễn Đình Phúc); Chân quê (Minh Quang). Hiện nay, nhiều thành phố có những con đường mang tên ông. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2000) cùng với Hoài Thanh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Quang Sáng, …
Xem thêm
“Đánh thức mình bằng chân lý vô ngôn”
Tôi biết Nguyễn Minh Thuận (nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp Đắk Lắk) làm thơ đã lâu, dễ hơn ba chục năm trước, thỉnh thoảng anh vẫn đọc cho tôi nghe và rải rác anh cho đăng trên facebook Trương Thị Hiền - vợ anh (TS, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên).
Xem thêm
Đọc “Thơ mười năm” của Hoàng Đình Quang
Bài viết của nhà thơ Trần Quang Khánh
Xem thêm
Hoàng hôn chín – chín mọng yêu thương
Về tập thơ in chung của Võ Miên Trường và Triệu Kim Loan
Xem thêm
Thơ Phan Hoàng trong hành trình ngược lối – Tiểu luận của Mai Thị Liên Giang
Tập thơ “Chất vấn thói quen” của Phan Hoàng từng nhận được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012, sau đó tập thơ này được trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube năm 2023 của Hungary. Ngoài ra tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của ông cũng được Ủy ban nhân dân TPHCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM 5 năm lần thứ II. Để hiểu thêm về hành trình sáng tạo thi ca của nhà thơ Phan Hoàng, xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà lý luận phê bình văn học Mai Thị Liên Giang.
Xem thêm
Những giải mã thú vị, khoa học của một người đọc tri âm
Với kiến văn sâu rộng, sự nghiên cứu cẩn trọng mang tính học thuật cao, khai thác nhiều vấn đề tri thức lý luận mới mẻ; Trần Hoài Anh đã đem đến những trang viết tinh tế, khai mở nhiều điều lý thú và bổ ích.
Xem thêm
Hồn xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Nhà thơ Trung Quốc Viên Ưng đã nhận định sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trí tuệ lớn, một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn”.
Xem thêm
“Trung thực và quả cảm” trong sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật
Bài viết của nhà thơ Mai Nam Thắng trên Văn nghệ số 4/2024
Xem thêm
Nguyễn Quang Thiều với ‘Nhật ký người xem đồng hồ’
Bài viết của Nguyễn Văn Hòa về tập thơ Nhật ký người xem đồng hồ của Nguyễn Quang Thiều
Xem thêm
Nửa lo giá chợ nửa ngây vì trời
Nguồn: Báo Văn nghệ số 4, ra ngày 27/1/2024.
Xem thêm
Dòng kinh yêu thương
Tháng 8 năm 1969, chương trình Thi văn Về Nguồn góp tiếng trên Đài phát thanh Cần Thơ vừa tròn một tuổi. Nhân dịp nầy, cơ sở xuất bản về Nguồn ấn hành đặc san kỷ niệm. Đặc san tập họp sáng tác của bằng hữu khắp nơi, với các thể loại như thơ, truyện, kịch… và phần ghi nhận sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Tây trong một năm qua. Trong đặc san này, chúng tôi in một sáng tác của nhà thơ Ngũ Lang (Nguyễn Thanh) viết ngày 24/8/1969, gởi về từ Vị Thanh (Chương Thiện), có tựa đề “Đưa em xuôi thuyền trên kinh Xà No” Hơn nửa thế kỷ trôi qua với bao nhiêu biến động, ngay cả tác giả bài thơ chắc cũng không còn nhớ. Xin được chép lại trọn bài thơ của anh đã đăng trong Đặc san kỷ niệm Đệ nhất chu niên Chương trình Thi văn Về Nguồn, phát hành vào tháng 8 năm 1969.
Xem thêm