TIN TỨC
  • Tư liệu văn học
  • Một trại viết hồi sinh sau covid giàu năng lượng và cảm hứng sáng tác

Một trại viết hồi sinh sau covid giàu năng lượng và cảm hứng sáng tác

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-11-13 17:12:04
mail facebook google pos stwis
685 lượt xem

Ngay sau khi Thành phố chuyển trạng thái “bình thường mới”, Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những đơn vị đầu tiên xuất quân, phát tín hiệu hồi sinh cho một thành phố năng động, giàu nhân ái. Với sự giúp đỡ của Công ty Du lịch Sao Việt, tại khu nghỉ dưỡng Đồi Thơm (Tuy Hòa- Phú Yên), 30 nhà văn thuộc Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh đã vượt qua chặng đường trên 500 cây số, thực hiện đầy đủ quy định phòng, chống dịch khai mạc trại sáng tác văn học năm 2021.
Sau hơn một tuần vừa thực tế, vừa sáng tác, các nhà văn đã bước đầu cho ra đời các tác phẩm hừng hực hơi thở cuộc sống, đậm đặc nhân văn; trong đó có những tác phẩm nói về lực lượng tuyến đầu chống dịch, những chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến chống Covid chưa có tiền lệ này.
Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài phát biểu tổng kết, bế mạc trại viết của nhà văn Trầm Hương, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng ban tổ chức trại viết này.


Đại tá nhà văn Trần Thế Tuyển, Chủ tịch Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh
tham dự trại sáng tác văn học năm 2021 tại Phú Yên.

Thoạt nghe tiêu đề có vẻ hơi kêu nhưng cũng không tìm ra cụm từ nào thích hợp hơn để nói về trại sáng tác do Hội Nhà văn TP.HCM, tổ chức tại Khu du lịch sinh thái Sao Việt – Núi Thơm, tại thành phố Tuy Hoà, Phú Yên vào đầu tháng 11 này. Sau một tuần, Trại sáng tác đã có được những kết quả thật đáng khích lệ:
– Đó là sự hồi sinh của các nhà văn TP.HCM sau đại dịch, được trở về với nắng, gió nơi đất Phú trời Yên, được hít thở không khí trong lành, được gặp nhau, truyền cảm hứng nghề nghiệp cho nhau sau nhiều tháng Thành phố đóng cửa vì dịch bệnh.
– Một toạ đàm mang tính chia sẻ, tâm tình “Nhà văn viết gì thời Covid”, với nhiều đóng góp ý kiến về sự khốc liệt của dịch bệnh, về những bất cập trong chống dịch, về dũng khí Sài Gòn, về tỉnh người, về số phận con người… Toạ đàm có cả tiếng lòng của những nhà thơ về dịch bệnh, về nước mắt đa cảm của người lính trước trận chiến với kẻ giấu mặt, có cả những vấn đề khó của người cầm bút khi báo chí đông cứng, nhiều nhà văn lớn tuổi xa lạ với mạng xã hội; số phận nhà văn do tác động dịch bệnh, có cả những ý kiến trái chiều, những cái nhìn đa diện… Nhưng tất cả đều gặp nhau ở câu hỏi: Chúng ta sẽ viết gì và liệu có tác phẩm hay, tầm cở về Covid? Liệu khi viết đến tận cùng nỗi đau, tác phẩm có được in? Chúng ta sẽ thích ứng thế nào trước thảm hoạ do tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu, dịch bệnh và  trận chiến này đâu phải trận cuối cùng. Là người viết kịch bản cho toạ đàm đề tài này, tôi tin sau cú “liễng xiễng” vì Covid (Theo cách nói của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn), hoàn hồn lại, có một độ lùi thời gian; tác phẩm viết về thân phận, nỗi đau, khát vọng mưu sinh, kiếm tìm hạnh phúc; cuộc chiến không chỉ với kẻ thù giấu mặt mà còn là cuộc chiến chống lại bệnh thành tích, vô cảm, duy ý chí, những trái khoáy, nghiệt ngã… là tiền đề cần cho những nhà văn có tâm huyết, tài năng viết nên những tác phẩm lay động trái tim con người. Nói một cách khác, biến động Covid giúp những nhà văn có được cơ hội lịch sử đề viết nên tác phẩm tầm vóc. Điều quan trọng là tài năng, tâm huyết. Văn chương luôn có những nhân tố bất ngờ và chúng ta có quyền tin vào điều bất ngờ đó.

Chỉ trong một tuần, đoàn nhà văn với nhiều lứa tuổi khác nhau, đầy ắp năng lượng, đã gởi đến trại viết hàng chục tác phẩm, đủ thể loại: Thơ, truyện ngắn, tản văn và hàng chục bài báo đưa tin nhanh chóng, kịp thời các hoạt động trại sáng tác. Nhà thơ Trần Thế Tuyển với một truyện ngắn về hậu Covid, bài thơ “Đất Phú trời Yên” và đề cương Trường ca mẹ mang sinh khí ngay trong ngày khai mạc trại. Nhà văn đại tá Nguyễn Minh Ngọc với bút ký “Tuy Hoà ngày trở lại”; nhà văn Trầm Hương với ký chân dung “Người mẹ vọng phu” về Bà mẹ VNAH Lê Thị Huệ ở huyện Tây Hoà, Phú Yên; “Bến Vũng rô và người anh hùng tàu không số”; nhà văn Bích Ngân với truyện ngắn Còn người như một xác tín con người là sinh vật đẹp đẽ nhất, còn người lửa sự sống sẽ được nhen lên, bóng tối sẽ bị đẩy lùi cho ánh sáng đề hồi sinh; nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ với tản văn “Đến Tuy Hoà mà nhớ Tuy Hoà” và ba bài thơ: Về Tuy Hoà, nhớ thương, Đêm Tuy Hoà ai nhớ?, Em và thành phố ngày mai; nhà văn Tiểu Quyên với các truyện ngắn: Nước ngàn năm, Đi hết miền đồi; tạp văn “Thanh âm của bình minh” và  bút ký “Mùa thương biển mặn”; nhà văn đại tá Đỗ Viết Nghiệm với bút ký “Chỉ cách nhau một khoảng trời”; nhà văn Lại Văn Long với truyện ngắn “Đêm mộng Tuy Hoà”; nhà thơ Hương Thu vối hai bài thơ: “Phú Yên ơi!”, “Chiều hoa vàng”; nhà văn Đặng Thị Kim Thanh vẫn không nguôi trăn trở về “Nhà văn viết gì thời Covid” và bài thơ “Tình Phú Yên”; nhà văn Minh Phong với sự nhạy bén báo chí đã có ngay một phỏng vấn thú vị: “Trò chuyện với Giáo sư Trình Quang Phú”, bút ký “Một thoáng Phú Yên”. Không dừng lại ở vai trò một nhà báo, chuyến đi này anh có quá nhiều rung cảm để viết nên truyện ngắn “Bạn tốt của nhau”. Tác giả Lê Công Sơn khi đến với Núi Thơm thoát ra khỏi sự vụ báo chí thường ngày đã trở nên tươi trẻ, lãng mạn không ngờ với hai bài thơ “Ngang triền dốc nhớ em”, “Ở nơi cỏ xanh hoa vàng”; nhà báo Hồ Huy Sơn lãng mạn thả hồn với bài thơ “Gió từ đồi thơm” và một tản văn trăn trở thời Covid. Nhà thơ, biện kịch Ngô Thị Hạnh với sự đa cảm khi trở về với thơ ca đã gởi đến Trại sáng tác hai bài thơ đầy ắp cảm xúc:  “Phải lòng con gái Phú Yên” và “Ngày biển gọi”. Nhà thơ Lương Định dẫu không còn trẻ nữa nhưng luôn rộng mở tâm hồn đón nhận thiên nhiên để tặng cho Núi Thơm hai thi phẩm “Đêm tĩnh lặng đổi thơm”, “Bình minh ở Đồi thơm”, “Đến Phú Yên”. Và với anh, Phú Yên thật sâu lắng, đong đầy cảm xúc khi nhớ về một nhà thơ tài năng ngã xuống cho Tổ quốc để bật lên bài thơ tưởng niệm: “Đến Phú Yên nhớ Nguyễn Mỹ”. Nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên với bút ký “Nơi chốn bình yên” và nhất định gởi đến Trại viết ít nhất một bài thơ. Nhà thơ Nguyên Trân với bài thơ “Bình an Tuy An” với lòng biết ơn sâu thẳm về một miền đất an lành. Nhà văn Hoà Bình ngay khi về Sài Gòn đã đặt bút viết truyện ngắn “Hạ cánh miền cổ tích” và bút ký “Người khai sinh Núi Thơm”. Đặc biệt, nhà văn Trình Quang Phú gởi đến trại viết câu chuyện về Phú Yên với góc nhìn mới. Phú Yên là quê hương, nơi ông dốc hết tâm lực khai phá, đặt những viên gạch đầu tiên làm nên khu du lịch sinh thái nổi tiếng nhưng ông với ông, Phú Yên luôn mới mẻ để khám phá và yêu thương…

Nhiều thành viên trong đoàn được truyền cảm hứng sáng tạo, đang ấp ủ đề tài sáng tác, hẹn gởi tác phẩm đến trại viết sau khi về Sài Gòn. Nhiều nhà báo trong đoàn đã đưa tin về trại sáng tác khởi đầu sau giãn cách của Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh – một trại viết chạy đua với dịch Covid, gởi tín hiệu lạc quan về một Sài Gòn hồi sinh, tràn đầy năng lượng và cảm hứng sáng tác.
Trại viết có được kết quả tốt đẹp, ngoài sức mong đợi này là nhờ ờ nhiều tấm lòng, nhiều yếu tố thiên thời, địa lợi nhân hoà.

Chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực kết nối, tận tuỵ, đầy lòng kiên nhẫn, kiên định để tổ chức trại sáng tác ngay sau ngày Sài Gòn bỏ lệnh giãn cách dù tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.
Xin đựợc nói lời cảm ơn chân thành đến 27 thành viên trong đoàn đã tham gia trại sáng tác với tinh thần của chiến binh dũng cảm, đồng cảm, đồng lòng để làm nên sự thành công của Trại sáng tác



Chân thành cảm ơn Hãng hàng không Bamboo đã hỗ trợ cho Trại sáng tác Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh với 27 thành viên vé máy bay Sài Gòn Phú Yên cả chuyến đi và về.
Cho phép chúng tôi được bày tỏ lòng biết ơn đến Công ty du lịch sinh thái Núi Thơm đã dành cho đoàn tình cảm đặc biệt, đón tiếp chúng tôi bằng sự nồng ấm, cho chúng tôi cảm giác nơi đây là một đại gia đình. Đến Núi Thơm, chúng tôi thật đồng cảm được nghe Giáo sư Tiến sĩ, đại tá nhà văn Trình Quang Phú kể về sự ra đời khu du lịch sinh thái với những nhọc nhằn bước khởi đầu, những khó khăn phải đối mặt và khao khát đóng góp cho quê hương. Vâng, thật biết ơn những nhát cuốc khai phá đầu tiên, những giọt mồ hôi, nước mắt, những trăn trở đổ xuống đồi trọc hoang vu để có được khu sinh thái năm sao ngày hôm nay mà chúng tôi được thụ hưởng trong tuần qua.

Chân thành cám ơn lãnh đạo Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân và các anh chị em văn nghệ sĩ Hội văn học nghệ thuật tỉnh Phú Yên đã tham dự, đồng hành cùng Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt hành trình trại sáng tác; tạo mọi điều kiện cho chúng tôi hiểu đất và người Phú Yên, đã  đón tiếp chúng tôi bằng tất cả sự nồng ấm…
Và lời cám ơn sâu thẳm tự đáy lòng xin được gởi đến Bà mẹ thiên nhiên Phú Yên đã phù hộ cho đoàn đến đất Phú trời Yên được bình an, tràn đầy năng lượng sống và cảm hứng sáng tạo để viết nên những tác phẩm cho ấn phẩm đặc biệt có ý nghĩa sẽ xuất bản vào năm 2022, ghi dấu sự gắn kết Hội nhà văn Thành phố HCM và vùng đất địa linh nhân kiệt Phú Yên. Mẹ thiên nhiên cũng sẽ phù hộ cho các nhà văn có sức lực, dũng khí, lòng kiên nhẫn để viết nên những tác phẩm hay, mang lại những giá trị tích cực, được độc giả đón nhận,

Vâng, lòng biết ơn nói mãi cũng chẳng thể cạn lời…

Khu du lịch sinh thái Sao Việt – Núi Thơm, Phú Yên, 11/11/2021
Trầm Hương
Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết liên quan

Xem thêm
Những hình ảnh đẹp, ấn tượng và ý nghĩa về Anh hùng Điện Biên Phùng Văn Khầu
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, trong bảng tổng kết sau đó, trong thời gian 36 ngày đêm trên đồi E1, khẩu pháo 75 ly của Phùng Văn Khầu đã phá hủy 5 khẩu pháo 105 ly, 6 đại liên, 1 lô cốt, 1 kho đạn, diệt hàng trăm tên địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho bộ binh chiến đấu giành thắng lợi…
Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam xuân Giáp Thìn tại TPHCM – Những điều đọng lại
Văn chương TPHCM trân trọng giới thiệu bản tổng kết của Ban tổ chức Ngày thơ cùng các clip hình ảnh tiêu biểu về lễ hội đầu xuân này.
Xem thêm
Đi tìm đồng bạc con cò trong câu hát xưa
Cách gọi đồng bạc hoa xòe cũng chính là dựa vào hình hoa văn dập nổi trên một mặt của đồng xu mà mặt kia là hình con cò.
Xem thêm
Phùng Khắc Khoan - Thái độ của kẻ sĩ trước thời cuộc
Sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam” do học giả Ngô Đức Thọ chủ biên, mục 1503 trang 481 có ghi: “Phùng Khắc Khoan (1528-1613) người xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, nay là thôn Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.
Xem thêm
Báo Quân giải phóng miền Nam - Một công trình khoa học trân quý
Ra đời trong bão táp và xu thế phát triển tất yếu của cách mạng Miền Nam nói chung, các LLVT GP MNVN nói riêng, cách đây tròn 60 năm, báo Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam- cơ quan ngôn luận của Quân ủy và Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam ra đời.
Xem thêm
Một số videoclip tư liệu về cuộc tọa đàm “Nhà thơ Đỗ Nam Cao - Ký ức còn mãi”
Sáng ngày 12-10, Hội Nhà văn TPHCM, Tạp chí Văn hiến Việt Nam và gia đình đã phối hợp tổ chức rất thành công cuộc tọa đàm “Nhà thơ Đỗ Nam Cao - Ký ức còn mãi”.
Xem thêm
Người đi tìm hương sắc văn chương
Nguyễn Thanh có tư chất nhà trí thức lớn của Nam Bộ ở phương diện tư duy phản biện, cụ thể: viết về danh nhân đúng, minh bạch và ông không viết một chiều, mà đưa ra một số góc nhìn cho độc giả, ta gọi là tư duy phản biện.
Xem thêm
Tìm đường đi cho những hạt phù sa
Nguồn: “Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam” số 6 ra ngày 25/9/2023
Xem thêm
Trái tim thành nhịp cầu tri âm…
Bài viết nhân sự kiện Việt - Mỹ nâng quan hệ ngoại giao lên Đối tác chiến lược toàn diện
Xem thêm
55 năm “Đi trong hương tràm”
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Tấm “Giấy thông hành” văn chương
Bài đăng báo Văn nghệ số 35+36/2023
Xem thêm
Bài thơ ĐI HỌC được viết khi tác giả mới 15 tuổi
Hôm qua em đến trườngMẹ dắt tay từng bước...
Xem thêm
Bạn văn ở quê
Đọc Mai Tiến Nghị ( MTN) những năm gần đây, tôi quý giọng văn mộc mạc, chân quê của người vùng chân sóng. Tại trại viết Phú Yên do tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức, tôi gặp Mai Tiến Nghị. Nhà văn quê hương vốn là lính thời chống Mỹ hẹn hò, dịp nào về quê gặp nhau.
Xem thêm
Thấy gì ở nghệ thuật… xấu?
Bài đăng Văn nghệ số 34/2023
Xem thêm
Xuân Oanh - cánh chim Oanh của mùa Xuân Cách mạng! (Phần 2)
Hồi đó ai chẳng thế, Xuân Oanh thường nói vậy mỗi khi các con hỏi vì sao ông theo Cách mạng.
Xem thêm
Xuân Oanh - cánh chim Oanh của mùa Xuân Cách mạng! (Phần 1)
Đây là bài viết mà sinh thời anh Châu đã âm thầm chuẩn bị với mong muốn một ngày nào sẽ kể lại cho họ hàng, bạn bè và mọi người biết thêm về một người vừa là nhân chứng lịch sử, vừa là một chiến sỹ ở tuyến đầu trong cuộc cách mạng vô tiền khoáng hậu của Dân tộc
Xem thêm
Thú vị Bảy nổi ba chìm kiểu Nguyễn Bắc Sơn
Vấn đề không phải là Hồi kí thuần túy, mà là tự truyện.
Xem thêm