TIN TỨC
  • Tư liệu văn học
  • Trương Tuyết Mai - Nàng thơ mắt ghe bầu & Ra mắt sách Hòa âm đêm

Trương Tuyết Mai - Nàng thơ mắt ghe bầu & Ra mắt sách Hòa âm đêm

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-08-08 20:13:46
mail facebook google pos stwis
886 lượt xem

Sáng 7/8/2024, Hội Nhà văn TPHCM phối hợp cùng gia đình, đã tổ chức buổi Gặp gỡ, giao lưu với nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai nhân dịp ra mắt tập thơ mới HÒA ÂM ĐÊM, chúc mừng nữ nhạc sĩ với GIẢI THƯỞNG NHÀ NƯỚC về VHNT, đồng thời mừng sinh nhật lần thứ 80 của bà. Văn chương TP. Hồ Chí Minh trân trọng giới thiệu bài tham luận của Nhà PBVH Phạm Xuân Nguyên đến từ Hà Nội và videoclip hình ảnh tổng hợp về sự kiện vui này. Mời quý vị và bạn đọc cùng xem.


 

Nàng thơ mắt ghe bầu


PHẠM XUÂN NGUYÊN

Đây là thơ của một Nàng Thơ có mắt ghe bầu mẹ cho.

Bạn đã bao giờ nghe nói mắt ghe bầu của người nữ chưa? Ở phương Tây người ta hay ví mắt phụ nữ như “mắt bò cái”. Ấy là để nói người nữ hấp dẫn, đáng yêu, quyến rũ. Một ví von lạ, bất ngờ, dễ thương. Thì đây, một phụ nữ Việt, một nàng thơ, đã cấp cho ta một hình ảnh, một ví von khác về cặp mắt của mình cũng rất lung linh chuyển động – mắt ghe bầu. Nó là sao nhỉ, cặp mắt ấy? Có phải ghe bầu là loại ghe to tròn thuôn dài về hai đầu. Vậy mắt ghe bầu là cặp mắt to tròn thuôn dài về đuôi mắt. Đó là một cách ví von rất dân giã Việt Nam. Người có mắt ghe bầu hình như cũng là người đa tình, và… đa đoan.


Nhà Phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên

Nàng Thơ đã sung sướng mang cặp mắt ghe bầu mẹ cho ấy đi giữa cuộc đời với một tâm hồn phập phồng nhạy cảm trước mọi thanh âm, màu sắc của nhân gian, của trời đất. Một tia nắng chiếu, một giọt mưa rơi, một chiếc lá bay, một tiếng chim hót, một giọng người nói, tất cả đều vang động trong tâm hồn Nàng thành nhạc, thành thơ. Nhạc chắp cánh cho thơ. Thơ mang giai điệu nhạc. Nàng dâng cho đời thơ nhạc lòng mình nhiều cung bậc mà trầm nhiều hơn bổng, lắm điệu buồn hơn điệu vui. Có phải đấy là vì mắt ghe bầu nhìn đâu cũng đăm đắm nên đã không ít tội tình vì đôi mắt ấy. Nàng tự thú. Nhưng Nàng không tiếc nuối, ân hận, vẫn yêu vô cùng vốn quý – cặp mắt mẹ cho. Thu cho tận mà vẫn lặng im lướt sóng / Thi thố cùng thời gian / Vẫn đôi mắt to tròn.

Giờ đây Nàng lắng lại tất cả những cái đã thấy, đã nghe, đã trải thành những chiêm nghiệm của một người và của một đời. Trong đêm tối nàng lắng nghe bản hoà âm của tiếng lá xạc xào, tiếng dế nỉ non, tiếng trăng ngân thương. Đêm không chỉ của không-thời gian mà còn của không-thời niệm. Bản hoà âm không chỉ của ngoại cảnh mà còn của nỗi lòng. Thực ra đó là bản hoà âm của tâm tư Nàng. Cho nên chiếc gối ngủ của Nàng không đẫm nước mắt, mà là đẫm những giấc mơ, mà mơ thì làm sao nắng hong khô được. Nàng biết có gối đầu lên chiếc gối mơ ấy cũng không thể kéo thời gian trở lại, có chăng là kéo dài thêm ra một khoảng thời gian sống hoài niệm cho mình. Nhưng dẫu Ly đời uống cạn đã lâu thì Nàng vẫn say nghiêng ngửa vẫn sầu đầy vơi. Vì Nàng đã sẵn tâm thế buông thân mình như chiếc lá xanh biết không còn xanh được nữa thì nhẹ nhàng rơi cho những chồi non xanh mới mọc lên. Một tâm thế Thiền. Thực thì thiền cũng là đời thôi. Mà đời thì Nàng đã chưng cất thành Rượu đời, thứ rượu được ủ bằng men làm bằng sợi tình vương vất / cho vào ngực. Ai được uống/uống được say ngất ngây thứ rượu đời ấy cùng Nàng. Rượu đó đã thành thơ này. Đọc thơ Nàng là uống rượu của Nàng, cùng Nàng.

Thơ mắt ghe bầu hồn nhiên có lúc tự nhiên. Bản hoà âm thơ của Nàng vang vọng nhiều âm điệu, giai điệu từ mọi việc mọi vật phản chiếu trong cặp mắt ghe bầu làm Nàng rung động cõi lòng. Thơ đó có chuyện thời sự đất nước, xã hội, có ấm lạnh nhân tình thế thái. Nhưng chủ âm thơ Nàng là thương mình mà xót cho người. Thấy một cô gái bán dạo, – hỡi ôi, bán dạo đây không phải bán một món hàng gì mà là đem thân bán dạo.  – Nàng xót xa đau đớn phải kêu lên “Về đi em”. Nàng khuyên cô gái: Hãy là cô bé ngoan hiền / Về nhà với mẹ / Ngồi thiền cho xong. Quả người thơ có tấm lòng nhân hậu thương người nhưng cũng rõ là ngây thơ, đơn giản một lời thơ. Một chữ thiền buông ra thì nhẹ nhưng thực nặng vô cùng, nặng đến không thể nào ai mang nổi, chịu nổi. Khó làm sao giữ được hương con gái thơm hoài trên trần đời. Cô gái không biết đến tấm lòng của nhà thơ. Người đọc thơ thì biết. Nhưng cả cô gái, cả nhà thơ, cả người đọc thơ đều còn phải loay hoay vì một cái lòng tốt đó giữa hoàn cảnh xã hội hiện nay. Tập thơ này cũng là một sự loay hoay như vậy của Nàng, cả bên trong và bên ngoài. Nhưng mắt ghe bầu dẫu có giảm nhìn qua năm tháng thì Nàng vẫn-chỉ-biết-nhìn-một-hướng - Mẹ ơi!

Hướng đó mở tập thơ này bạn sẽ thấy mắt ghe bầu.

Hướng đó đọc tập thơ này bạn sẽ gặp Nàng mắt ghe bầu.

Hướng đó Nàng đã tự mở mình cho bạn: Tôi mở tôi bằng tôi / Thiên đàng / Địa ngục / Phơi / Mắt đêm vời vợi…

Mắt ấy là mắt ghe bầu. Thơ ấy là thơ mắt ghe bầu. Nàng ấy là Nàng mắt ghe bầu, - nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai.

Hà Nội, 12.7.2024

PXN.

Hình ảnh tổng hợp buổi Giao lưu

Hình ảnh và dựng clip: Nguyên Hùng


 

Nhạc sĩ - nhà thơ TRƯƠNG TUYẾT MAI

Sinh năm: 1943 tại thành phố Hải Phòng

Quê quán: Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên

Nghề nghiệp: Nhạc sĩ sáng tác

Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh

Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam

Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.


TÁC PHẨM

Các tập văn thơ:

  • Một nửa cho anh (Thơ, Nxb Văn nghệ, 2006)
  • Lá vỡ (Thơ, Nxb Văn nghệ, 2008)
  • Nghe Trăng (Thơ, Nxb Văn học, 2009)
  • Gọi thầm (Thơ, Nxb Hội Nhà văn, 2013)
  • Lật từng mảnh ghép (Hồi ký, Nxb Hội Nhà văn, 2014)
  • Mắc cạn (Thơ, Nxb Hội Nhà văn, 2018)
  • Gập ghềnh khúc đau (Thơ, Nxb Hội Nhà văn, 2020)
  • Hòa âm đêm (Thơ, Nxb Hội Nhà văn, 2024).


Các tập nhạc:

  • Huế - Tình yêu của tôi (Nxb Cửu Long, 1996)
  • Sao anh không là (Nxb Âm nhạc, 1990)
  • Rừng với tình em (NXB Âm Nhạc, 1995)
  • Trương Tuyết Mai - Tập ca khúc (NXB Văn Nghệ, 2004).
  • Tình yêu của tôi - Tuyển tập nhạc Trương Tuyết Mai (NXB Hội Nhà Văn, 2014).

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nguyễn Trọng Tạo – Không chỉ là Cõi Nhớ
Phóng sự hình ảnh Lễ khánh thành Khu tưởng niệm nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo và chương trình nghệ thuật thơ nhạc “Nguyễn Trọng Tạo – Cõi nhớ”.
Xem thêm
Nhật ký trong tù bằng tiếng nước ngoài và một số bản dịch chưa được biết đến ở Việt Nam
Cho đến nay có thể nói Truyện Kiều của Nguyễn Du và Nhật ký trong tù của chủ tịch Hồ Chí Minh là hai trong số những tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài nhiều nhất. Thế nhưng, cho đến nay số ngôn ngữ đã dịch và số bản dịch được xuất bản của hai tác phẩm này vẫn chưa được biết đến một cách đầy đủ và thống nhất.
Xem thêm
Chuyển hoá thế trận trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng/BQP
Xem thêm
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản lĩnh, trí tuệ, sức mạnh đại đoàn kết
Bài trả lời phỏng vấn của Trung tướng, PGS, TS Nguyễn Đức Hải, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng
Xem thêm
Câu đối trong đền thờ liệt sĩ Điện Biên Phủ
Nhớ lại hơn hai chục năm trước, từ miền nam, lần đầu tiên tôi được đến thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên. Vùng đất bảo tàng với chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đánh dấu sự chấm hết của thực dân Pháp trên đất nước ta; giải phóng một nửa đất nước đã thắm biết bao xương máu của đồng chí, đồng bào; trong đó có hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 174.
Xem thêm
Theo chân VietNamNet về thăm lại chốn xưa: Bến Tre, Tiền Giang
Báo VietNamNet vừa tổ chức hành trình xuôi dòng Mekong bên lề cuộc thi “Chuyện của những dòng sông”.
Xem thêm
Những hình ảnh đẹp, ấn tượng và ý nghĩa về Anh hùng Điện Biên Phùng Văn Khầu
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, trong bảng tổng kết sau đó, trong thời gian 36 ngày đêm trên đồi E1, khẩu pháo 75 ly của Phùng Văn Khầu đã phá hủy 5 khẩu pháo 105 ly, 6 đại liên, 1 lô cốt, 1 kho đạn, diệt hàng trăm tên địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho bộ binh chiến đấu giành thắng lợi…
Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam xuân Giáp Thìn tại TPHCM – Những điều đọng lại
Văn chương TPHCM trân trọng giới thiệu bản tổng kết của Ban tổ chức Ngày thơ cùng các clip hình ảnh tiêu biểu về lễ hội đầu xuân này.
Xem thêm
Đi tìm đồng bạc con cò trong câu hát xưa
Cách gọi đồng bạc hoa xòe cũng chính là dựa vào hình hoa văn dập nổi trên một mặt của đồng xu mà mặt kia là hình con cò.
Xem thêm
Phùng Khắc Khoan - Thái độ của kẻ sĩ trước thời cuộc
Sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam” do học giả Ngô Đức Thọ chủ biên, mục 1503 trang 481 có ghi: “Phùng Khắc Khoan (1528-1613) người xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, nay là thôn Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.
Xem thêm
Báo Quân giải phóng miền Nam - Một công trình khoa học trân quý
Ra đời trong bão táp và xu thế phát triển tất yếu của cách mạng Miền Nam nói chung, các LLVT GP MNVN nói riêng, cách đây tròn 60 năm, báo Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam- cơ quan ngôn luận của Quân ủy và Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam ra đời.
Xem thêm
Một số videoclip tư liệu về cuộc tọa đàm “Nhà thơ Đỗ Nam Cao - Ký ức còn mãi”
Sáng ngày 12-10, Hội Nhà văn TPHCM, Tạp chí Văn hiến Việt Nam và gia đình đã phối hợp tổ chức rất thành công cuộc tọa đàm “Nhà thơ Đỗ Nam Cao - Ký ức còn mãi”.
Xem thêm
Người đi tìm hương sắc văn chương
Nguyễn Thanh có tư chất nhà trí thức lớn của Nam Bộ ở phương diện tư duy phản biện, cụ thể: viết về danh nhân đúng, minh bạch và ông không viết một chiều, mà đưa ra một số góc nhìn cho độc giả, ta gọi là tư duy phản biện.
Xem thêm
Tìm đường đi cho những hạt phù sa
Nguồn: “Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam” số 6 ra ngày 25/9/2023
Xem thêm
Trái tim thành nhịp cầu tri âm…
Bài viết nhân sự kiện Việt - Mỹ nâng quan hệ ngoại giao lên Đối tác chiến lược toàn diện
Xem thêm