TIN TỨC

Câu đối trong đền thờ liệt sĩ Điện Biên Phủ

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2024-05-05 22:47:35
mail facebook google pos stwis
556 lượt xem

Tổng giám đốc ngân hàng cổ phần Bưu điện Liên Việt ( LienVietbank ) gọi điện xin ý kiến tôi về việc sử dụng câu đối : “Thân ngã xuống thành đất đai Tổ quốc/ Hồn bay lên hóa linh khí Quốc gia” tại đền thờ liệt sĩ Điện Biên Phủ. Tôi đồng ý và cảm ơn vì đã tạo cơ hội cho tôi góp phần nhỏ bé tri ân các anh hùng liệt sĩ, trong đó có các bậc tiền bối thuộc Trung đoàn 174 của tôi.

                                                                                                                                                                                                               Đại tá, nhà thơ Trần Thế Tuyển

Nhớ lại hơn hai chục năm trước, từ miền nam, lần đầu tiên tôi được đến thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên. Vùng đất bảo tàng với chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đánh dấu sự chấm hết của thực dân Pháp trên đất nước ta; giải phóng một nửa đất nước đã thắm biết bao xương máu của đồng chí, đồng bào; trong đó có hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 174.

Trung đoàn 174, một trong những Trung đoàn chủ lực đầu tiên của quân đội ta được thành lập ngày 19 tháng 8 năm 1949 trên cơ sở hợp nhất các đơn vị bộ đội địa phương của ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn ( đoàn Cao - Bắc - Lạng ). Ngay sau khi thành lập, Trung đoàn được giao đánh cứ điểm Đông Khê (1950). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thị sát trận đánh này.
Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954, Trung đoàn 174 vinh dự được Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp giao nhiệm vụ đánh chiếm đồi A1, mở đường tiến xuống cánh đồng Mường Thanh .... Chuỗi bộc phá ngàn cân do cán bộ chiến sĩ Trung đoàn thực hiện đã góp phần quan trọng vào chiến thắng lịch sử cắm cờ trên nóc hầm tướng Đờ Cát ngày 7 tháng 5 năm 1954.
Tại nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên hôm ấy, tôi lần theo từng hàng mộ chí mà không sao cầm được nước mắt. Bên cạnh phần mộ các liệt sĩ anh hùng như Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót… có nhiều phần mộ chưa xác định được danh tính, chỉ ghi thuộc Trung đoàn 174. Mắt tôi nhoè đi trong cái nắng như thiêu như đốt. Như có ai mách bảo, tôi tự nói với chính mình: Thế là thân thể các liệt sĩ đã tan biến vào cỏ cây, đất nước.

Hai Câu đối của nhà thơ Trần Thế Tuyển được khắc trong đền thờ Liệt Sĩ Điện Biên


Sau khi hoàn thành nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Lào, tháng 3 năm 1967, với phiên hiệu đoàn A1 hơn 7000 cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 174 rời đội hình Sư đoàn 316 vượt Trường Sơn vào chiến trường Nam Bộ. Đến mặt trận Tây Nguyên giữa lúc cuộc Tổng công kích chiến lược Xuân Mậu Thân 1968 nổ ra, Trung đoàn 174 được bổ sung vào Sư đoàn 1 tham gia giải phóng Đắc Tô- Tân Cảnh. Chiến đấu trực tiếp với Lữ đoàn dù mang phiên hiệu 173 khét tiếng của quân đội Mỹ, hàng trăm cán bộ chiến sĩ của Trung đoàn đã ngã xuống trên đất Đắc Tô.


Mùa hè năm 2020 chúng tôi trở lại chiến trường xưa tìm kiếm thông tin và xây dựng bia ghi danh liệt sĩ Trung đoàn 174 tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Đắc Tô (Kon Tum). Năm tháng qua đi hài cốt của hơn 200 liệt sĩ đã tan biến vào đất đai của Tổ quốc. Tìm mãi chúng tôi chỉ sưu tầm được danh tính hơn 50 liệt sĩ để khắc trên đá hoa cương đặt tại nghĩa trang liệt sĩ Đắc Tô.


Năm 1968, rời Tây Nguyên Trung đoàn 174 hành quân vào Miền Đông Nam Bộ bổ sung cho Sư đoàn 5. Chiến dịch Nguyễn Huệ mùa hè 1972, Trung đoàn được giao mũi chủ công giải phóng Lộc Ninh, mở rộng vùng giải phóng, xây dựng thủ phủ của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Tháng 6 năm ấy, Trung đoàn được lệnh cấp tốc hành quân về Đồng bằng sông Cửu Long; giải phóng chi khu Long Khốt và các đồn bót ngụy quân dọc biên giới Tây Nam. Từ năm 1972 đến tháng 4 năm 1975, chúng tôi đã cùng đồng đội “quần nhau với giặc” dọc vùng biên giới chiến lược này. Thêm gần 1000 cán bộ chiến sĩ Trung đoàn và đơn vị bạn đã nằm lại nơi đây.


Tháng 4 năm 2008, chúng tôi vận động đồng đội và nhân dân xây dựng ngôi đền thờ liệt sĩ đầu tiên ở Long Khốt (Vĩnh Hưng - Long An). Với sự ủng hộ của các doanh nhân cựu chiến binh : Lê Văn Kiểm, Hoàng Minh Sơn, Trình Tự Kha…, chúng tôi xây đền và đúc quả chuông đồng đặt tại đền thờ. Đêm thả hoa đăng trên dòng sông biên giới nơi hàng trăm đồng đội chúng tôi nằm lại,
như có ai mách bảo đầu tôi vang lên bốn câu thơ :
Thân ngã xuống thành đất đai Tổ quốc
Hồn bay lên hóa linh khí Quốc gia
Ngàn năm mãi mãi ngân nga
Tiếng chuông Long Khốt gấm hoa dâng đời.
Bốn câu thơ ấy được khắc lần đầu trên quả chuông đặt tại đền thờ liệt sĩ Long Khốt năm 2008.
Tôi không ngờ hai câu thơ đầu đã trở thành đôi câu đối được nhiều đơn vị, địa phương trong cả nước chọn khắc trên hoành phi, chuông đồng tại các đền thờ, nhà tưởng niệm và nghĩa trang liệt sĩ; đó là các đền thờ, bia tưởng niệm liệt sĩ : Bến Tắt (Quảng Trị), Long Đại (Quảng Bình), Ngọc Hồi (Kon Tum); Long Khốt ( Long An ); Phú Quốc ( Kiên Giang ); Bảo tàng Phú Yên ; Thanh An ( Bình Dương )…


Tiến tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đôi câu đối này được chọn đặt ở vị trí trang trọng trong đền thờ liệt sĩ Điện Biên.
Hạnh phúc vỡ oà, lòng ấm lạ. Tôi thầm nghĩ đã góp phần nhỏ bé tri ân đồng đội - những người con ưu tú của đất nước để cho dân tộc ta, tổ quốc ta có ngày hôm nay.

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                           Tháng 4 năm 2024
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                             Đại tá, nhà thơ Trần Thế Tuyển

Bài viết liên quan

Xem thêm
Hyền thoại cánh diều Hải Thượng Lãn Ông
Bài viết phục vụ Lễ Kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông (1724-2024) và vinh danh Người Danh nhân văn hóa thế giới vào tháng 12/2024
Xem thêm
Tài ứng đối của Mạc Đĩnh Chi khiến triều Nguyên nể phục
Mạc Đĩnh Chi là vị trạng nguyên nổi tiếng thông minh uyên bác. Sinh thời, ông để lại nhiều giai thoại hay, thể hiện tài ứng đối hơn người.
Xem thêm
Trương Tuyết Mai - Nàng thơ mắt ghe bầu & Ra mắt sách Hòa âm đêm
Videoclip hình ảnh tổng hợp về buổi Gặp gỡ, giao lưu với nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai
Xem thêm
Nguyễn Trọng Tạo – Không chỉ là Cõi Nhớ
Phóng sự hình ảnh Lễ khánh thành Khu tưởng niệm nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo và chương trình nghệ thuật thơ nhạc “Nguyễn Trọng Tạo – Cõi nhớ”.
Xem thêm
Nhật ký trong tù bằng tiếng nước ngoài và một số bản dịch chưa được biết đến ở Việt Nam
Cho đến nay có thể nói Truyện Kiều của Nguyễn Du và Nhật ký trong tù của chủ tịch Hồ Chí Minh là hai trong số những tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài nhiều nhất. Thế nhưng, cho đến nay số ngôn ngữ đã dịch và số bản dịch được xuất bản của hai tác phẩm này vẫn chưa được biết đến một cách đầy đủ và thống nhất.
Xem thêm
Chuyển hoá thế trận trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Bài viết của Trung tướng, PGS, TS NGUYỄN ĐỨC HẢI, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng/BQP
Xem thêm
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản lĩnh, trí tuệ, sức mạnh đại đoàn kết
Bài trả lời phỏng vấn của Trung tướng, PGS, TS Nguyễn Đức Hải, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng
Xem thêm
Theo chân VietNamNet về thăm lại chốn xưa: Bến Tre, Tiền Giang
Báo VietNamNet vừa tổ chức hành trình xuôi dòng Mekong bên lề cuộc thi “Chuyện của những dòng sông”.
Xem thêm
Những hình ảnh đẹp, ấn tượng và ý nghĩa về Anh hùng Điện Biên Phùng Văn Khầu
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, trong bảng tổng kết sau đó, trong thời gian 36 ngày đêm trên đồi E1, khẩu pháo 75 ly của Phùng Văn Khầu đã phá hủy 5 khẩu pháo 105 ly, 6 đại liên, 1 lô cốt, 1 kho đạn, diệt hàng trăm tên địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho bộ binh chiến đấu giành thắng lợi…
Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam xuân Giáp Thìn tại TPHCM – Những điều đọng lại
Văn chương TPHCM trân trọng giới thiệu bản tổng kết của Ban tổ chức Ngày thơ cùng các clip hình ảnh tiêu biểu về lễ hội đầu xuân này.
Xem thêm
Đi tìm đồng bạc con cò trong câu hát xưa
Cách gọi đồng bạc hoa xòe cũng chính là dựa vào hình hoa văn dập nổi trên một mặt của đồng xu mà mặt kia là hình con cò.
Xem thêm
Phùng Khắc Khoan - Thái độ của kẻ sĩ trước thời cuộc
Sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam” do học giả Ngô Đức Thọ chủ biên, mục 1503 trang 481 có ghi: “Phùng Khắc Khoan (1528-1613) người xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, nay là thôn Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.
Xem thêm