TIN TỨC
  • Tư liệu văn học
  • Ngày thơ Việt Nam xuân Giáp Thìn tại TPHCM – Những điều đọng lại

Ngày thơ Việt Nam xuân Giáp Thìn tại TPHCM – Những điều đọng lại

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-03-04 13:21:27
mail facebook google pos stwis
386 lượt xem

Ngày thơ Việt Nam 2024 tại TPHCM đã khép lại nhưng những dư âm của sự kiện này vẫn còn đọng lại. Văn chương TPHCM trân trọng giới thiệu bản tổng kết của Ban tổ chức Ngày thơ cùng các clip hình ảnh tiêu biểu về lễ hội đầu xuân này.
 


Ông Nguyễn Phước Lộc, Phó bí thư Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM, đánh trống khai mạc Ngày Thơ Nguyên Tiêu 2024 tại TPHCM.
 

Ngày Thơ Giáp Thìn với chủ đề “Thành phố này tôi đến tôi yêu”, diễn ra trong hai ngày 23 và 24/2, nhằm ngày 14, 15 tháng Giêng Giáp Thìn, tại khuôn viên Liên hiệp các Hội VHNT TP HCM, 81 Trần Quốc Thảo, quận 3, TP HCM.

Sự kiện này đem lại niềm vui lớn, đáp ứng lòng mong mỏi của đa số hội viên Hội Nhà văn TP HCM và những người yêu thơ, chứng tỏ sức sống bền bỉ của thi ca trong đời sống đương đại; là ngày hội thơ đúng nghĩa, là sân chơi chan hòa tình cảm, đầy sự thấu hiểu, sẻ chia và niềm hứng khởi.

Năm nay, lần đầu tiên Chương trình Ngày Thơ Việt Nam tại TP.HCM do Hội Nhà văn Thành phố thực hiện phối hợp cùng Sở Văn hóa Thể thao, trở thành một trong những hoạt động của Ngày Lễ lớn của TP.HCM.

Một điểm nhấn sáng tạo của Ngày thơ năm nay là chương trình sân khấu biểu diễn chuyên nghệp của Nhà hát ca múa nhạc Bông Sen biểu diễn những tác phẩm thơ phổ nhạc đi vào lòng công chúng, tôn vinh thơ phổ nhạc được thiết kế với nội dung hấp dẫn, các trình diễn được sân khấu hóa với tính chuyên nghiệp mà vẫn giữ chất thơ, giữ cá tính sáng tạo từng phong cách tác giả. Chủ đề “Thành phố này tôi đến tôi yêu” trong phần lễ ngày 15 tháng Giêng tại sân khấu chính được thể hiện rõ qua nhiều tiết mục biểu diễn thơ, ca gồm 6 bài hát đi vào lòng người được phổ  từ những bài thơ hay (bài hát “Tiếng hát từ thành phố mang tên Người” (thơ Đăng Trung, nhạc Cao Việt Bách); Diễn văn khai mạc của Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM nhấn mạnh tinh thần bài thơ Nguyên Tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Phát biểu chúc mừng của lãnh đạo TP.HCM, đánh trống khai hội thơ của đồng chí Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM; Bài ca Đất phương Nam” - Thơ Lê Giang, nhạc Lư Nhất Vũ; đọc thơ “Dư đồ Tổ Quốc - thơ Bảo Định Giang; Bài hát “Người mẹ Bàn Cờ”, thơ Nguyễn Kim Ngân, nhạc Trần Long Ẩn,  giao lưu với nhà thơ Hoài Vũ, người có nhiều bài thơ phổ nhạc; bài hát “Đi trong hương tràm”, thơ Hoài Vũ, nhạc Thuận Yến; Đọc thơ “Tôi đến tôi yêu” - thơ Hải Như; bài hát “ Thành phố tình yêu và nỗi nhớ - Thơ Nguyễn Nhật Ánh, nhạc Phạm Minh Tuấn; Tam tấu thơ nữ những bài thơ về sức trẻ thành phố mang tên Bác; bài hát “Những ngày Sài Gòn” (thơ Lâm Xuân Thi, nhạc Nguyễn Ngọc Thiện).


Nhà thơ Phạm Trung Tín diễn ngâm bài thơ "Dư đồ Tổ quốc" của nhà thơ Bảo Định Giang.

Chương trình khai mạc Ngày thơ Việt Nam với chủ đề “Thành phố này tôi đến tôi yêu” cho thấy được giá trị của thơ ca đối với đời sống tinh thần của nhiều thế hệ cùng những tâm tư, khát vọng vươn tới tương lai, khát vọng bình yên, khát vọng yêu thương với sự góp mặt của nhiều thế hệ nhà thơ tiếp nối, từ kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ đến ngày hòa bình thống nhất và xây dựng đất nước.

Bước vào không gian của Ngày thơ, nổi bật là đường thơ. Người yêu thơ đi bên những poster trang nhã và ấn tượng, vinh danh những nhà thơ có tác phẩm thơ phổ nhạc đi vào lòng công chúng như Nguyễn Nhật Ánh với Thành phố tình yêu, nỗi nhớ, Lệ Bình với Tia nắng hạt mưa, Bế Kiến Quốc với Lý qua cầu… với những đoạn trích những tác phẩm điển hình.

Cùng chủ đề với Đường Thơ năm nay là Hội thảo “Thơ và Nhạc, tương sinh hay tương khắc?”. Chương trình của Hội Nhà văn Thành phố phối hợp Hội Âm nhạc, cùng chia sẻ về những vấn đề xung quanh Thơ phổ nhạc. Hội thảo thu hút được 70 khách mời hầu hết là nhà thơ và nhạc sĩ tên tuổi, được giới chuyên môn và người yêu thơ nhạc đánh giá cao và nhiều cơ quan truyền thông quan tâm.


Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn phát biểu tại Hội thảo “Thơ và Nhạc, tương sinh hay tương khắc?


NS Trương Tuyết Mai phát biểu tại Hội thảo “Thơ và Nhạc, tương sinh hay tương khắc?

Năm nay, lần đầu tiên Ngày thơ dành nhiều sân chơi cho Sân Thơ Thiếu nhi, khai mạc bằng tọa đàm “Thơ với tuổi thơ lớn lên cùng thành phố” do Ban Văn học thiếu nhi thực hiện thu hút sự quan tâm góp mặt, trình bày nhiều ý kiến sâu sắc của nhiều thế hệ nhà thơ, nhà văn, lý luận phê bình viết và quan tâm tới văn học thiếu nhi. Chương trình thu hút gần 60 học sinh, giáo viên của 3 trường tiểu học, cấp 2 đến tham dự tọa đàm. Chương trình nhận được sự ủng hộ của Nhà xuất bản Kim Đồng, Báo Tuổi Trẻ (chuyên san Mực Tím, Nhi Đồng, Khăn Quàng Đỏ) nên có 60 phần quà giá trị khoảng 300.000 đồng mỗi phần gồm sách báo, thú bông, bánh kẹo để gửi tặng khách mời là những độc giả nhỏ tuổi yêu văn chương. Sân Thơ thiếu nhi được các đơn vị truyền thông đánh giá là một trong những điểm nhấn của chương trình Ngày Thơ năm nay.


Tọa đàm "Thơ với tuổi thơ lớn lên cùng thành phố".


Nhà văn Bích Ngân tặng quà cho các em thiếu nhi dự Tọa đàm.

Bên cạnh đó là sân thơ trẻ với chủ đề “Hòa âm Thành phố Trẻ” trưng bày poster chân dung 12 nhà thơ, nhà văn trẻ nổi bật của thành phố, trưng bày tác phẩm đoạt giải của Hội Nhà văn VN và Hội Nhà văn TP.HCM; các nhà thơ trẻ giao lưu kí tặng sách.


Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân, Thư ký Bí thư Thành ủy TPHCM, tại sân thơ Trẻ trong Ngày Thơ.

Hai pano tôn vinh tác phẩm tác giả thơ: Pano tôn vinh 4 nhà thơ được truy tặng Giải Cống hiến của Hội Nhà văn TP.HCM: Hải Như, Nguyễn Vũ Tiềm, Đỗ Nam Cao, Đoàn Vị Thượng; Pano tôn vinh những tác giả tác phẩm thơ đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn TP.HCM


Cũng tại Ngày thơ, họa sĩ nổi tiếng Lê Sa Long đã vẽ ký họa chân dung tặng các nhà thơ.

Cũng như mọi năm, Ngày thơ không thể thiếu sự tham gia của các Câu lạc bộ (CLB) thơ trên toàn TP. Hòa trong dòng chảy thi ca TP, hoạt động thơ của các CLB đem lại diện mạo, sắc thái riêng, đóng góp đáng kể, làm phong phú tình cảm của người yêu thơ. Nhiều CLB có bề dày hoạt động, có thành viên là hội viên Hội Nhà văn TP HCM, Hội Nhà văn Việt Nam, những sinh hoạt CLB đều có chất lượng chuyên môn tốt, tạo động lực cho từng cá nhân phát huy năng lực sáng tạo, có những tác phẩm chất lượng ngày càng nâng cao…

Lần này, 11 CLB đăng ký tham gia, dựng 18 gian thơ, bài trí nhiều phong cách, hầu hết bám sát chủ đề “Thành phố này tôi đến tôi yêu” với dấu ấn sáng tạo riêng. Từ chiều 14 tháng Giêng, các CLB đã tham gia trình diễn thơ, ca nhạc, múa với khí thế sôi nổi, tươi vui. Cuộc thi biểu diễn văn nghệ của các Câu lạc bộ năm nay được nâng về chất lượng và cách tổ chức của Ban tố chức ngày thơ.

Một điểm nhấn được đông đảo nhà thơ, người yêu thơ quan tâm là phát động cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” lần 2. Tiếp nối thành công của cuộc thi thơ lần 1, trong điều kiện dịch diễn biến bất thường, tạm thời cách ly xã hội và phòng chống dịch, thơ vẫn đến với công chúng, lan tỏa tình yêu thành phố và đất nước, lần 2 sẽ khắc họa rõ tinh thần, ý chí, cốt cách của người dân thành phố mạnh mẽ trỗi dậy, xứng đáng là đầu tàu kinh tế của cả nước.


Ông Nguyễn Phước Lộc, Phó bí thư Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM cùng các lãnh đạo Liên hiệp các Hội VHNT, Sở Văn hóa thể thao, Ban Tuyên giáo Thành ủy tham gia lễ phát động cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam lần 2”.

Năm nay, Ban Chấp hành Hội Nhà văn TP HCM cùng hội viên và người yêu thơ vui mừng khi nhận được sự quan tâm của lãnh đạo TP.HCM. Buổi lễ khai mạc, Hội Nhà văn, giới cầm bút và người yêu văn chương vinh dự được đón tiếp đồng chí Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí thư Thành ủy; đồng chí Nguyễn Thọ Truyền, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy; đồng chí Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TP.HCM, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao…

Chương trình Ngày Thơ Việt Nam 2024 được nhiều cơ quan truyền thông đánh giá có chất lượng chuyên môn cao, độ lan tỏa rộng (có hơn 20 báo đài của Thành phố và Trung ương đưa hơn 40 phóng sự, tin, bài, hình ảnh về Ngày thơ do Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức)… đã động viên những người sáng tác VHNT nói chung, văn chương nói riêng thêm niềm tin và động lực sáng tạo.

Ngày thơ Việt Nam 2024 do Hội Nhà văn tổ chức được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các đồng chí lãnh đạo Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố, của Ban Tuyên giáo, của Sở Văn hóa Thể thao, của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thành phố, của nhiều ban ngành liên quan, tích cực hỗ trợ, chia sẻ, động viên, khích lệ.

Ngay sau Tết Nguyên đán chỉ môt tuần là đến ngày khai mạc Ngày thơ nên đa số thành viên Ban Tổ chức Ngày thơ 2024 làm việc không chỉ với với tinh thần trách nhiệm cao, mà còn thôi thức bởi lương tâm, bởi tinh thần thơ, tinh thần văn hóa từ căn cốt, đã không quản vất vả ngày đêm để ngày thơ được khai mạc với nhiều nội dung phong phú và với tinh thần bài thơ Nguyên Tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, để Ngày thơ Việt Nam năm sau và những năm sau tổ chức không bị động về tài chính khi Ngày thơ Việt Nam do Hội Nhà văn tổ chức trở thành một trong những hoạt động của Ngày lễ lớn TP.HCM, Hội nhà văn xin đề nghị Ban tổ chức Những ngày lễ lớn hỗ trợ sớm kinh phí cho Hội Nhà văn thực hiện ngày thơ tránh bị động như Ngày thơ Việt Nam 2024 vừa qua.

Dĩ nhiên, trong quá trình tổ chức không thể tránh khỏi sai sót, không thể chu toàn mọi việc, song Ban Tổ chức cầu thị tiếp thu để những lần tổ chức tiếp theo được thành công hơn.

Về tổng thể có thể nói Ngày thơ Việt Nam “Thành phố này tôi đến tôi yêu” đã tổ chức chu đáo, vui tươi, ấm áp, chất lượng chuyên môn cao, đáp ứng lòng mong mỏi của nhà thơ, nhà văn và người yêu thơ TP HCM. Đó cũng là một kết quả góp phần xây dựng không gian văn hóa và đời sống văn hóa trước hết là của thành phố Hồ Chí Minh.

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm hỗ trợ đầy trách nhiệm và nghĩa tình của lãnh đạo Thành ủy, Ủy ban nhân dân TP.HCM, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa Thể thao, Liên hiệp các Hội VHNT TP.HCM… đã tiếp sức, hỗ trợ, động viên BCH Hội Nhà văn TP HCM cùng các thành viên Ban Tổ chức triển khai, vận hành các hoạt động Ngày thơ với sự đoàn kết đồng lòng, với tâm thế hứng khởi và tinh thần trách nhiệm cao nhất.
 

Hình ảnh tổng hợp về Ngày Thơ Nguyên Tiêu 2024


Khối CLB tại Ngày Thơ Nguyên Tiêu 2024

Hình ảnh: Nguyên Hùng & Bá Vượng - Dựng clip: NGUYÊN HÙNG

Bài viết liên quan

Xem thêm
Theo chân VietNamNet về thăm lại chốn xưa: Bến Tre, Tiền Giang
Báo VietNamNet vừa tổ chức hành trình xuôi dòng Mekong bên lề cuộc thi “Chuyện của những dòng sông”.
Xem thêm
Những hình ảnh đẹp, ấn tượng và ý nghĩa về Anh hùng Điện Biên Phùng Văn Khầu
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, trong bảng tổng kết sau đó, trong thời gian 36 ngày đêm trên đồi E1, khẩu pháo 75 ly của Phùng Văn Khầu đã phá hủy 5 khẩu pháo 105 ly, 6 đại liên, 1 lô cốt, 1 kho đạn, diệt hàng trăm tên địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho bộ binh chiến đấu giành thắng lợi…
Xem thêm
Đi tìm đồng bạc con cò trong câu hát xưa
Cách gọi đồng bạc hoa xòe cũng chính là dựa vào hình hoa văn dập nổi trên một mặt của đồng xu mà mặt kia là hình con cò.
Xem thêm
Phùng Khắc Khoan - Thái độ của kẻ sĩ trước thời cuộc
Sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam” do học giả Ngô Đức Thọ chủ biên, mục 1503 trang 481 có ghi: “Phùng Khắc Khoan (1528-1613) người xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, nay là thôn Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.
Xem thêm
Báo Quân giải phóng miền Nam - Một công trình khoa học trân quý
Ra đời trong bão táp và xu thế phát triển tất yếu của cách mạng Miền Nam nói chung, các LLVT GP MNVN nói riêng, cách đây tròn 60 năm, báo Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam- cơ quan ngôn luận của Quân ủy và Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam ra đời.
Xem thêm
Một số videoclip tư liệu về cuộc tọa đàm “Nhà thơ Đỗ Nam Cao - Ký ức còn mãi”
Sáng ngày 12-10, Hội Nhà văn TPHCM, Tạp chí Văn hiến Việt Nam và gia đình đã phối hợp tổ chức rất thành công cuộc tọa đàm “Nhà thơ Đỗ Nam Cao - Ký ức còn mãi”.
Xem thêm
Người đi tìm hương sắc văn chương
Nguyễn Thanh có tư chất nhà trí thức lớn của Nam Bộ ở phương diện tư duy phản biện, cụ thể: viết về danh nhân đúng, minh bạch và ông không viết một chiều, mà đưa ra một số góc nhìn cho độc giả, ta gọi là tư duy phản biện.
Xem thêm
Tìm đường đi cho những hạt phù sa
Nguồn: “Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam” số 6 ra ngày 25/9/2023
Xem thêm
Trái tim thành nhịp cầu tri âm…
Bài viết nhân sự kiện Việt - Mỹ nâng quan hệ ngoại giao lên Đối tác chiến lược toàn diện
Xem thêm
55 năm “Đi trong hương tràm”
Nguồn: Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Tấm “Giấy thông hành” văn chương
Bài đăng báo Văn nghệ số 35+36/2023
Xem thêm
Bài thơ ĐI HỌC được viết khi tác giả mới 15 tuổi
Hôm qua em đến trườngMẹ dắt tay từng bước...
Xem thêm
Bạn văn ở quê
Đọc Mai Tiến Nghị ( MTN) những năm gần đây, tôi quý giọng văn mộc mạc, chân quê của người vùng chân sóng. Tại trại viết Phú Yên do tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức, tôi gặp Mai Tiến Nghị. Nhà văn quê hương vốn là lính thời chống Mỹ hẹn hò, dịp nào về quê gặp nhau.
Xem thêm
Thấy gì ở nghệ thuật… xấu?
Bài đăng Văn nghệ số 34/2023
Xem thêm
Xuân Oanh - cánh chim Oanh của mùa Xuân Cách mạng! (Phần 2)
Hồi đó ai chẳng thế, Xuân Oanh thường nói vậy mỗi khi các con hỏi vì sao ông theo Cách mạng.
Xem thêm
Xuân Oanh - cánh chim Oanh của mùa Xuân Cách mạng! (Phần 1)
Đây là bài viết mà sinh thời anh Châu đã âm thầm chuẩn bị với mong muốn một ngày nào sẽ kể lại cho họ hàng, bạn bè và mọi người biết thêm về một người vừa là nhân chứng lịch sử, vừa là một chiến sỹ ở tuyến đầu trong cuộc cách mạng vô tiền khoáng hậu của Dân tộc
Xem thêm
Thú vị Bảy nổi ba chìm kiểu Nguyễn Bắc Sơn
Vấn đề không phải là Hồi kí thuần túy, mà là tự truyện.
Xem thêm