TIN TỨC

Phố chớm đông mê mải một miền nhớ

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
697 lượt xem

HOÀI HƯƠNG

…Rồi một ngày trời không biếc xanh
Rồi một ngày hàng cây vắng tanh
Và cơn gió, mang mùa đông tới
Cuốn bay theo đám lá vàng rơi…

(Một ngày mùa đông- Bảo Chấn)


Ảnh: Internet.

 

Khúc du ca mùa đông như đang khuấy động những vấn vương dìu dặt, như thức dậy bao êm đềm ngọt ngào khi nắm tay em Hà Nội, khám phá những góc phố loang lổ màu cổ tích, nhiều thú vị bất chợt thành cổ Thăng Long xưa, hay cùng nhau ngồi dưới hàng hiên mái ngói nâu trầm nghe mưa rơi như một bản nhạc gõ thần tiên kỳ lạ, thời gian như trăm năm ngàn năm trôi xa xôi diệu vợi.

Nơi mùa đông đang len lỏi từng thao thiết nhớ

Nơi mùa đông đang thắc thỏm ký ức hồi sinh

Nơi mùa đông đang mơ màng đan tay tìm hơi ấm

Nơi mùa đông đang lắng từng giọt bâng khuâng...

Đông về!

Cái lành lạnh, hanh hao đầu đông như còn dè dặt nương níu se sắt thu muộn, để ban mai sương nhẹ tênh mơ hồ lướt qua từng ngọn cỏ thềm lá ngả vàng, phủ mượt những tia nắng trong điệu luân vũ giao mùa, chạm khe khẽ vào má vào môi âm ấm, phảng phất đâu đó hoài niệm xưa tưởng chừng đã lắng vào một góc riêng bình lặng, chợt theo ngọn gió đông tư lự mơ màng trỗi dậy trong bàng bạc nỗi buồn dịu dàng, làm thành vệt dài của nỗi nhớ miên man.

Tôi trốn cái nắng khô khốc phương Nam đang dần hong nỗi tương tư em Hà Nội đến héo hắt, để lạc vào phố trong cơn gió mùa đông bắc, tìm em.

Ừ, có phải đông về đã giấu em sau vệt nắng mềm nhẹ bẫng bên thềm ngôi nhà xưa mấy trăm năm ở phố cổ, để tôi thơ thẩn ngắm trong xao xuyến một vẻ đẹp khó gọi tên.

Ừ, có phải đông về đã giấu em trong cơn gió phả hơi lạnh mỏng manh như giọt sương mai, để tôi âm thầm khoác áo bằng ánh mắt ấm áp, ngượng ngùng che những xao động không tên.

Ừ, có phải đông về giấu em ẩn trong hương sắc hoa mùa từ những gánh hoa mê mải len lỏi từng ngõ nhỏ, để tôi như bị hút theo thao thiết phố lạ thành quen.

Ừ, có phải đông về đã giấu em trong ngày ngắn như bóng chiều buông trầm tư trên những mái ngói rêu, để tôi thảng thốt tìm em trong những bước chân phố  xao xác khi đêm xuống…

Mà lạ, cái xôn xao đầu đông Hà Nội phố, tưởng như ồn ào với hàng quán thay màu sắc, đổi thực đơn, phố chen nam thanh nữ tú ra vào tấp nập các cửa hàng thời trang để khoác lên mình những kiều dáng theo model mới nhất của năm, chiều xuống thì nhộn nhịp ở phố đêm ăn ăn uống uống san sát nhau, tay chạm tay lưng đâu lưng, tưởng chừng đang trong một nhịp sống vội vàng… Nhưng lẩn khuất vẫn như có gam thứ nhẹ nhàng chậm rãi thong thả từng giọt thời gian gõ nhịp, mà chỉ ai sống lâu ở Hà Nội hay có một tình yêu Hà Nội thật sâu đậm mới cảm nhận những tinh tế đó  ở đất  kinh thành Thăng Long.

Đông về!

Là một bình minh trong veo thấp thoáng từng gánh hàng hoa từ ngoại ô vào phố, mang hương tỏa trong không gian mát thơm, như món quà tặng trang nhã và thuần khiết của thiên nhiên cho Hà Nội phố chào buổi sáng.

Là cái nắng mật nắng men không quá rực rỡ, không quá nhạt nhòa, phủ vào ban trưa phố cổ màu men ngà ngọc vương giả quyền quý, cho phố dát bạc dát vàng xưa xưa hơn ngàn năm truóc Thăng Long thành.

Là những hoàng hôn loang tím khói tựa một cái vung tay từ từ của thần tiên choàng lên phố tấm lụa mỏng trong suốt xuống ô cửa sổ đến mặt hồ, để những thanh âm phố như chùng chình níu ngày dài thêm khoảnh khắc nữa.

Là đêm về khi ánh trăng phủ bụi bạc lên vạn vật, phố bỗng mang vẻ đẹp huyền hoặc bí ẩn, giống bức tranh siêu thực hư hư  ảo ảo mộng mị, dệt hàng trăm ngàn câu chuyện thú vị của phố kể mãi chưa hết…

Đông về!

Bên em Hà Nội, hình như tôi trở lại thanh xuân khi cùng em dạo quanh Hồ Gươm trên chiếc xe đạp, giỏ chất đầy hoa đủ màu, từ cúc họa mi trắng tinh khôi mỏng manh, cúc thạch thảo tím hoang dã xinh xinh, cúc quỳ vàng rực mạnh mẽ, hồng nhung sang trọng đỏ thẫm mượt mà, thược dược hồng phấn quý phái dịu dàng…, đặc biệt còn vài cành hoa lau phơ phất dân dã chen vào…

Có một niềm vui trẻ thơ khi cùng em ăn kem Tràng Tiền bên bờ hồ, cảm giác thời gian đang quay ngược theo từng tan chảy que kem, những câu chuyện không đầu không cuối cứ thế miên man, trong trẻo như tuổi 13 - 15 của cái ngày xưa ấy… Như một bất ngờ vụng dại, tôi hôn nhẹ lên môi em, thấm vị ngọt ngào trên môi lâng lâng đến suốt cả những ngày xa em sau này.

Đông về!

Tôi chạm vào cơn mưa dai dẳng mà nhẹ như một tiếng thở, đủ cho tôi và em Hà Nội thêm cớ ngồi bên nhau lâu hơn trong quán café phố cổ, tay trong tay ấm áp, lặng ngắm mưa đếm từng giọt rơi trên mái ngói, nghe tiếng rơi từng giọt café trong ly, bồng bềnh khúc du ca “Rồi một ngày trời không biếc xanh/ Rồi một ngày hàng cây vắng tanh/ Và cơn gió, mang mùa đông tới/ Cuốn bay theo đám lá vàng rơi”.

Rồi nhìn vào mắt soi bóng trong nhau, để thấy chưa xa mà phố chớm đông đã mê mải một miền nhớ.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nỗi lòng Huyền Trân - Tản văn Nguyễn Linh Giang
Trên đường thiên lý Bắc- Nam, đoạn Quốc lộ 1 giao nhau với Quốc lộ 9 đi về hướng Cửa Việt (tỉnh Quảng Trị), có một bảng chỉ dẫn: “Miếu thờ bà Huyền Trân Công Chúa 500 mét”.
Xem thêm
Thầy tôi - Kho báu của tôi
PGS Chu Xuân Diên thuộc thế hệ những nhà nghiên cứu tiếp thu lý thuyết thế giới qua con đường tiếng Nga và tiếng Pháp. Thầy đã tham gia dịch những công trình kinh điển về folklore học mà đặc biệt phải kể đến bộ sách 2 tập rất dày dặn là Tuyển tập V. Ia. Propp - giới thiệu gần như đầy đủ trước tác của một tác giả quan trọng hàng đầu của trường phái Hình thức Nga và nghiên cứu folklore
Xem thêm
“Cú hattrick” của nhà thơ Triệu Kim Loan
Nhà thơ Triệu Kim Loan sẽ ra mắt độc giả ba quyển sách (hai tập thơ: Khát vọng xanh, Đối thoại đêm và quyển Cảm nhận văn chương)
Xem thêm
Đất có thổ công - Tản văn Nguyễn Linh Giang
Nhà văn Nguyễn Linh Giang quê quán tỉnh Quảng Trị, sinh sống và làm việc 30 năm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội viên Hội Nhà văn TP.Hồ Chí Minh năm 2022. Nguyễn Linh Giang vừa xuất bản tập tản văn: “Sông vẫn chảy đời sông” (NXB Thanh niên, 2023). Về tập tản văn này, nhà văn Lê Minh Quốc trong “Tựa” viết cho tập sách đã viết: “Dám nói rằng, con người và vùng đất của mỗi địa phương đều đóng góp cho bộ sử của cả nước đầy đặn hơn, phong phú hơn. Mỗi khi chúng ta nói đến lịch sử một dân tộc là cần hiểu rộng hơn bao gồm cả yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán, ẩm thực, v.v… của nhiều vùng đất khác gộp lại. Vì lẽ đó, những quyển sách về đề tài này, bao giờ cũng cần thiết, Nếu khi đọc xong, bạn đọc gật gù, tâm đắc: “À, ước chi có dịp đến nơi ấy một lần nhỉ?”. Được thế. Nhà văn đã thành công. “Sông vẫn chảy đời sông” của Nguyễn Linh Giang là một trong những tập tản văn như thế”.Văn chương TP.Hồ Chí Minh xin giới thiệu tản văn Đất có thổ công được rút từ tập “Sông vẫn chảy đời sông” của nhà văn Nguyễn Linh Giang.
Xem thêm
Em đi tát nước… Tản văn của Nguyễn Linh Giang
Tôi lớn lên, vào những năm sau 1975, ruộng đồng vào mùa khô vẫn phải chống hạn bằng xe đạp nước. Có lần, được ngồi xe đạp nước đêm trăng cùng với cô bạn gái tôi mới biết giọt mồ hôi trên sợi tóc mai cùa cô thôn nữ vừa nghe mằn mặn vừa nồng ngầy ngậy, khó tả. Qua bao mùa trăng, tôi vẫn còn mơ được đi tát nước: “Hôm qua trăng sáng tờ mờ/ Em đi tát nước tình cờ gặp anh” (Ca dao).
Xem thêm
Dọc thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông – Ký của Thanh Thảo
Năm 1973, khi tôi từ chiến trường Nam Lộ Bốn (Mỹ Tho) trở về lại cơ quan binh vận ở R, tôi rất phấn khởi vì cơ quan tôi đã dời về đất Tây Ninh, đóng căn cứ ở Bến Tháp ngay sát sông Vàm Cỏ Đông. Đoạn sông này là biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Campuchia, cũng là thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông. Từ Mỹ Tho, trước khi băng qua đồng Tháp Mười lên chiến khu, chúng tôi đã vượt qua sông Vàm Cỏ Tây, bây giờ lại được ở sát sông Vàm Cỏ Đông, thật thú vị.
Xem thêm
Đỗ Nam Cao - Cô đơn và khắc khoải 
Những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chúng tôi cùng sống và chiến đấu trên chiến trường Miền Đông gian lao mà anh dũng. Nhà thơ Đỗ Nam Cao công tác ở Ban Tuyên huấn Trung ương Cục, còn tôi là lính chiến thuộc Công trường 5 (Sư đoàn 5). Rừng Miền Đông bạt ngàn, bom đạn tàn phá, chất độc hóa học trắng rừng, nhưng chúng tôi thường xuyên gặp nhau qua Đài Phát thanh Giải phóng và chương trình Phát thanh Quân Giải phóng miền Nam. Đôi khi, hành quân giữa khuya, nghe đọc bài hoặc ngâm thơ Đỗ Nam Cao trong chương trình văn nghệ, tiếp sức cho cánh lính trẻ chúng tôi xông lên phía trước.
Xem thêm
Nhà thơ Thanh Thảo… Nghĩ
Bây giờ, khi đã ngấp nghé tuổi tám mươi, tôi mới nhận ra, khi mình càng về già thì thời gian trôi càng nhanh. Và thời gian là thứ mình không thể khắc chế được. Việc hôm nay chớ để ngày mai mới làm, vì có khi không kịp.
Xem thêm
Nghệ sĩ Bảo Anh đang trên đường trở về quê nhà
“Một đám rước”, dường như có những tương đồng với “đám rước” khi thân xác nghệ sĩ Bảo Anh được trở về quê nhà, về U Minh, Cà Mau, nơi chôn nhau cắt rốn của anh.
Xem thêm
Vũ Quần Phương tiết lộ chuyện đặc biệt về Xuân Diệu, Chế Lan Viên
Nhà thơ Vũ Quần Phương nhớ lại ký ức về những nhà thơ, nhà văn lão thành như Chế Lan Viên, Tố Hữu, Nguyễn Tuân… thế hệ đàn anh – những người đã “lót ổ” cho thế hệ hôm nay dưới mái nhà văn chương.
Xem thêm
Nhà văn Ma Văn Kháng: Sống rồi mới viết
Trong lớp nhà văn cao tuổi hiện nay, có một người tôi luôn chờ đợi đọc những sáng tác mới của ông. Đó là nhà văn Ma Văn Kháng (sinh năm 1936, tên thật Đinh Trọng Đoàn). Chỉ có điều thời gian gần đây tuổi cao đã khiến ông không viết đều, viết nhiều như trước. Thế nhưng, thi thoảng vẫn được đọc những truyện ngắn mới của ông, hay những bài báo gửi gắm trăn trở, suy tư.
Xem thêm
Cuộc chiến nhân tính – Tiểu luận của Hoàng Thuỵ Anh
Nhà văn Hữu Phương là một trong số những cây bút văn xuôi kỳ cựu của miền Trung, đã khẳng định sở trường, sự điêu luyện khi nhìn sâu và cắt nghĩa tính tàn bạo của chiến tranh thông qua những số phận bị chấn thương, bi kịch.
Xem thêm
Nhớ mãi kỷ niệm với nhà văn Nguyễn Quốc Trung
Qua các nguồn tin, được biết Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và Tạp chí Văn nghệ Quân đội chuẩn bị phối hợp tổ chức hoạt động tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung sau 2 năm anh rời “cõi tạm” và nhân sự kiện anh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước với tiểu thuyết Đất không đổi màu, tôi cảm thấy vui mừng xen lẫn sự bồi hồi, xao xuyến.
Xem thêm
Tàn thu vắng bóng - Tản văn của Đặng Tường Vy
 Châu Âu thật tuyệt với bốn mùa rõ rệt. Mùa nào cũng có nét quyến rũ riêng, làm người tha hương vơi đi nỗi buồn dịu vợi. ..
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Quốc Trung
Nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội nhà văn TP HCM gọi điện thông báo với tôi về việc Hội nhà văn TP HCM phối hợp cùng Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung nhân hai năm ông rời cõi tạm và đặc biệt nhà văn được truy tặng giải thưởng Nhà nước về tiểu thuyết Đất không đổi màu.
Xem thêm
Mùa thu đây hỡi cờ hồng vàng sao – Tản văn của Lê Xuân
Tháng Tám cũng là tháng giữa thu, tháng để các em thiếu niên, nhi đồng phá cỗ trông Trăng, mừng Tết Trung thu, rước đèn, múa lân dưới trăng thanh, gió mát…
Xem thêm
Cửa bể Cần Giờ | Bút ký của Nguyễn Minh Ngọc
Bài đăng Báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn VN) số 35+36, ra ngày 2-9-2023
Xem thêm
Tản Mạn Vàm Cỏ Đông - Tùy bút Trần Thế Tuyển 
Có lẽ trên trái đất này, không ở đâu cái giá để có độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc lại đắt như ở Việt Nam. Để có hình hài đất nước, vị thế quốc gia như ngày hôm nay đã có hàng triệu triệu người con ưu tú ngã xuống. Máu xương của họ tan biến thành đất đai tổ quốc và hồn của họ bay lên hóa linh khí quốc gia.
Xem thêm