TIN TỨC

Nhà văn Abdulrazak Gurnah, người Tanzania sống ở Anh, đoạt giải Nobel văn chương 2021

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2021-10-08 08:40:39
mail facebook google pos stwis
1176 lượt xem

Giải Nobel văn chương 2021 được nhiều người trông đợi không chỉ bởi đây là giải thưởng danh giá nhất nhì hành tinh, mà còn vì lời cam kết "đa dạng hóa" giải thưởng này của Viện Hàn lâm Thụy Điển.

Tiểu thuyết gia Abdulrazak Gurnah, người Tanzania, là người được trao giải Nobel văn chương 2021 - Ảnh: Viện Hàn lâm Thụy Điển

Ông Abdulrazak Gurnah được vinh danh tại Nobel năm nay “vì sự thâm nhập không khoan nhượng và nhân ái của ông đối với những tác động của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa", Viện Hàn lâm Thụy Điển công bố tại lễ trao giải Nobel văn chương ngày 7-10.

Việc tiểu thuyết gia người Tanzania được vinh danh tại Nobel văn chương 2021 đã phần nào giải tỏa được mối nghi ngại của công chúng xoay quanh tính đa dạng địa lý của giải thưởng này. 

Theo tiểu sử tác giả được Viện Hàn lâm Thụy Điển công bố, Abdulrazak Gurnah sinh năm 1948 và lớn lên tại đảo Zanzibar ở phía đông châu Phi. Năm 1890, Zanzibar trở thành lãnh thổ bảo hộ của Anh. 
 

Abdulrazak Gurnah, người Tanzania và đang sống ở Anh

Sau cuộc giải phóng hòa bình khỏi ách thống trị của thực dân Anh, tháng 12-1963, Zanzibar trải qua một cuộc cách mạng mà đã dẫn đến sự đàn áp và bắt bớ công dân gốc Ả Rập, nhiều vụ thảm sát. 

Gurnah thuộc nhóm nạn nhân dân tộc thiểu số và sau khi học xong, năm 18 tuổi, ông bị buộc phải rời gia đình và chạy trốn khỏi đất nước, Cộng hòa Tanzania khi đó mới vừa thành lập. Cuối những năm 1960, ông đến Anh với tư cách là một người tị nạn. 

Mãi đến năm 1984, ông mới có thể quay trở lại Zanzibar để gặp cha mình ngay trước khi cha qua đời. Trước khi về hưu, Abdulrazak Gurnah là giảng viên tiếng Anh và văn chương hậu thuộc địa tại Đại học Kent ở Canterbury.
 

Huy chương Nobel được trao cho người có thành tựu văn chương xuất sắc nhất

Lễ công bố Nobel văn chương 2021 diễn ra vào 18h chiều nay (giờ Việt Nam), với nhiều kỳ vọng lẫn nghi ngại của nhiều người xoay quanh lời hứa "mở rộng" địa lý và đa dạng giới tính của Viện Hàn lâm Thụy Điển.

Trong lịch sử 120 năm tồn tại của giải Nobel văn chương, có đến 95 văn sĩ đoạt giải là người châu Âu hoặc Bắc Mỹ, chiến đến hơn 80%, theo Hãng tin AFP. Pháp là nước sở hữu nhiều giải Nobel văn chương nhất với 15 huy chương.

Thêm vào đó, trong số 117 cá nhân được vinh danh thì chỉ có 16 người là phụ nữ.

Viện Hàn lâm Thụy Điển nhiều lần khẳng định tiêu chí chọn ra người đoạt giải chỉ là dựa trên văn chương mà thôi chứ hoàn toàn không liên quan gì đến quốc tịch của tác giả.

Tuy nhiên, một bê bối quấy rối tình dục dẫn đến việc hoãn trao giải vào năm 2018 đã khiến Viện Hàn lâm phải lên tiếng rằng sẽ điều chỉnh các tiêu chí của mình theo hướng đa dạng địa lý và giới tính hơn.

"Trước đây, chúng tôi đã có quan điểm văn chương thiên châu Âu hơn, và bây giờ chúng tôi đang nhìn ra toàn thế giới", người đứng đầu Ủy ban Nobel Anders Olsson từng phát biểu năm 2019.

Ủy ban Nobel văn chương thường bao gồm 4-5 thành viên, chịu trách nhiệm đánh giá các đề cử và trình bày các khuyến nghị của mình cho Viện Hàn lâm Thụy Điển để chọn ra người được trao giải.

Giải thưởng bị hoãn năm 2018 cuối cùng trao cho nữ tiểu thuyết gia người Ba Lan Olga Tokarczuk. Nữ thi sĩ người Mỹ Louise Gluck là cái tên được vinh danh năm 2020.

Năm nay, có nhiều gợi ý cho người sẽ là người phụ nữ thứ 17 đoạt giải trong lịch sử như Joyce Carol Oates và Joan Didion (Mỹ), Anne Carson (Canada), Lyudmila Ulitskaya (Nga), Can Xue (Trung Quốc), Maryse Conde và Annie Ernaux (Pháp), và nữ tiểu thuyết gia có bút danh Elena Ferrante (Ý).

Tuy nhiên, lời hứa về sự đa dạng địa lý cho đến nay vẫn chưa được thực hiện. Người đoạt giải gần đây nhất không phải là người châu Âu hay Mỹ là Mo Yan của Trung Quốc, vào năm 2012.

Nobel văn chương là 1 trong 6 giải Nobel được nhà phát minh thuốc nổ và doanh nhân người Thụy Điển Alfred Nobel sáng lập và tài trợ. Các giải Nobel khác về y sinh, vật lý, hóa học, văn học, hòa bình, và kinh tế đã và sắp được trao lần lượt vào các ngày 4-10, 5-10, 6-10, 8-10 và 11-10.

NGỌC ĐÔNG (https://tuoitre.vn/).

Bài viết liên quan

Xem thêm
Dưới ánh chiều tà – Truyện ngắn của Lê Vi Thủy
Bóng chiều ngã xuống sau đỉnh núi, những vệt sáng màu cam vẫn còn vương vãi khắp thung lũng, không gian một màu rực đỏ, ma mị. Bà Tiêng vắt cái gùi trên lưng đi ngược về phía làng. Những chái nhà sàn xa xa đang hun những sợi khói bếp màu xám tản dần vào khoảng không mờ ảo
Xem thêm
Hành trình về Chiến khu Đ
Bài và videoclip về chuyến về thăm Chiến khu Đ của các văn nghệ sĩ thành phố.
Xem thêm
Văn nghệ Giải phóng họp mặt nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin và videoclip về buổi họp mặt của cán bộ, nhân viên và văn nghệ sĩ Tiểu ban Văn nghệ Khu Sài Gòn – Gia Định/T4 và báo Văn nghệ Giải phóng.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh cùng giới văn nghệ sĩ cả nước vô cùng thương tiếc báo tin: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, đã từ trần.
Xem thêm
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan) tạ thế.
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan), nguyên giảng viên Trường Đại học Đà Lạt, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà văn Khuất Quang Thụy
Trong khoảng 30 năm quân ngũ, tôi có khá nhiều kỷ niệm sâu sắc với nhà văn Khuất Quang Thụy, người vừa vĩnh biệt chúng ta để trở về với thế giới của người hiền.
Xem thêm
Phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức”
Cựu chiến binh Sư đoàn 315 đã phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức” lần thứ IV, dành cho tất cả các cựu chiến binh ở các sư đoàn, đơn vị chiến đấu trên chiến trường K và thân nhân của các đồng đội. Tác phẩm dự thi hợp lệ là hồi ức, hồi ký, giới hạn trên 1.500 từ và không quá 2.000 từ, chưa đăng tải trên bất kì cơ quan thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào…
Xem thêm
Nhà văn Khuất Quang Thụy đã về phía bên kia thềm nắng
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và người thân của nhà văn Khuất Quang Thụy
Xem thêm
Cánh chim cô độc – Hồi ức một điệp viên chiến trường
Tin ảnh về Tọa đàm giao lưu ra mắt sách Gãy cánh điệp viên của cựu điệp viên Hồ Duy Hùng
Xem thêm
Hồng Quang – Em gieo con chữ trên đồi núi
Lúa ngô nắng thức nương đồiVáy hoa nắng ngủ tay người dệt thêuVi vu nắng gọi sáo diềuNắng cài mây tím đón chiều trăng lên
Xem thêm
Thể lệ Giải thưởng Thơ 1-2-3 lần thứ I
Kể từ khi thể thơ 1-2-3 ra đời vào mùa thu năm 2018 đến nay, ngoài hàng trăm tác giả trong và ngoài nước sáng tác thể nghiệm, đã có nhiều tập thơ 1-2-3 được xuất bản, chưa kể những bài thơ 1-2-3 in chung với các thể loại thơ khác trong các tập thơ. Đó là thành quả chung của những người yêu thơ và làm thơ 1-2-3.
Xem thêm
HTV và VTV nói gì về Ngày thơ Việt Nam 2025?
Vài chương trình của HTV và VTV xung quanh chủ đề Ngày thơ Việt Nam Nguyên tiêu Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam 2025 Tại TP. HCM: Vang vọng Bài ca thống nhất
Tin tổng hợp và các videoclip hình ảnh chọn lọc về Ngày thơ 2025 tại TPHCM.
Xem thêm
Bài ca thống nhất trong Dòng chảy thơ phương Nam
Phát biểu khai mạc Ngày thơ 2025 của nhà văn Trịnh Bích Ngân, Ủy viên Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn TP. HCM
Xem thêm
Nhiều hoạt động trong Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 12/2, Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh đã chính thức khai mạc với chủ đề “Bài ca thống nhất”. Đông đảo bạn yêu thơ đã cùng hội tụ tại Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh để nhìn lại dòng chảy thơ ca sau nửa thế kỷ Bắc - Nam sum họp.
Xem thêm