TIN TỨC

Nhà văn Bích Ngân: *Dấn thân* vào viết kịch bản lịch sử

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-10-19 19:22:01
mail facebook google pos stwis
722 lượt xem

Bích Ngân có chiều cao của một nữ người mẫu, 1m70, và gương mặt hiền hậu kiểu con gái miền Tây. Thông thường một người phụ nữ có ưu thế ngoại hình sẽ ít khi làm nghề viết lách. Nhưng Bích Ngân thì khác, chị chọn cầm bút và có nhiều tác phẩm ấn tượng với độc giả, cả ở lĩnh vực văn chương và sân khấu.

Mới đây kịch bản Vương quyền (đoạt giải B của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam năm 2021) của chị đã được đạo diễn NSƯT Lê Nguyên Đạt dàn dựng và đoạt Huy chương Vàng tại Liên hoan Sân khấu Thủ đô 2022.
 
Cảm xúc dồn nén vào trang viết
 
Dẫu rất đa năng, nhưng Bích Ngân vẫn cho rằng viết là một hành trình rất nhọc nhằn. Chị rất ít nói và chị thừa nhận mình không giỏi phát biểu trước đám đông. Có thể, sự ít bộc bạch của chị là do ảnh hưởng tính cách của vị tiền bối mà chị rất kính quý - nhà văn Trang Thế Hy, cũng là người chọn đăng tác phẩm đầu tiên của chị trên báo Văn nghệ TP.HCM.
 
Hình như tất cả các suy nghĩ và cảm xúc chị dồn vào trang viết. Chị viết miệt mài và liên tục cho ra nhiều tác phẩm. Giờ đây, dẫu đang ở cương vị Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, nơi quy tụ đến 400 cây bút nhiều lứa tuổi, chị vẫn chăm chỉ viết. Những gì chị viết ra, kể cả viết Facebook, cũng đậm đặc nét suy tư về thân phận con người.
 
Viết nhiều và viết khỏe, nhưng chị vẫn cho rằng viết là một hành trình nhọc nhằn nên chị viết chậm và nắn nót từng con chữ và từng ý tứ. Bởi với chị, viết ra được những điều có ý nghĩa thật sự không đơn giản.
Nhưng, được viết với Bích Ngân là niềm hạnh phúc. Chị có thói quen dậy sớm và giải bày một cảm xúc, một điều trăn trở gì đấy trên Facebook cá nhân, rồi chị quan sát và đọc. Tất cả những gì tâm đắc được chị lưu giữ trong trí nhớ và miêu tả nó bằng con chữ được tinh luyện qua chiêm nghiệm của mình. Chị mê viết nên dấn thân vào nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện hài, và cả làm thơ. Không chỉ viết, chị luôn nghe ngóng và phát hiện nhiều cây bút mới. Hồi trước, chị đảm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ, nơi giới thiệu rất nhiều cây bút tuổi 8X, 9X có bút lực tốt. Giờ đây, Hội Nhà văn TP.HCM dưới sự điều hành của chị cũng đang có nhiều hoạt động sôi nổi dành cho các tác giả trẻ cả văn và thơ.
 
“Viết kịch là một thử thách đầy cám dỗ”
 
Theo quy luật tự nhiên, qua thời gian con người sẽ thêm tuổi thể lực và khát khao sẽ hao mòn. Thế nhưng, Bích Ngân càng viết càng hăng, càng thêm tuổi càng tích lũy được nhiều tri thức và kinh nghiệm cuộc đời. Dẫu bộn bề, chị quyết tâm dấn thân vào con đường viết kịch bản lịch sử, một sân chơi còn thưa vắng. Hay nói cách khác, viết kịch bản sân khấu ít tiền hơn các thể loại kịch bản khác - mà trong đó kịch bản lịch sử lại vô cùng dụng công. Bích Ngân thích cái khó vì chị luôn sung sướng khi thấy tác phẩm của mình đặt đúng vào một môi trường tử tế, đậm chất văn học.
 
Chị nói: “Viết kịch, tức là viết kịch bản văn học, mà kịch bản văn học là một thể loại của văn chương. Ở Việt Nam còn hiếm nhưng ở phương Tây hay Trung Quốc, Nhật Bản… rất nhiều nhà văn cũng là kịch tác gia nổi tiếng. Kịch thực ra chỉ là hình thức khác của văn chương. Nhưng không gian kịch chỉ diễn ra trên sân khấu nhỏ và thời gian chỉ xảy ra trong vài tiếng, nên tác giả không thể tha hồ với con chữ mà phải biết nén lại những điều đắc địa nhất. Viết kịch là một thử thách, nhưng là một thử thách đầy cám dỗ”.
 
Với kịch bản văn học Vương quyền, Bích Ngân muốn góp phần vén lên một màn bí mật của lịch sử triều đại vua Minh Mạng. Qua vụ án oan Tống Thị Quyên (vợ hoàng tử Cảnh) bị vu cáo, chị muốn miêu tả những âm mưu chính trị chốn quyền lực - nơi những con người ruột thịt sẵn sàng giết nhau để tranh quyền đoạt lợi. Nhưng thông điệp chính của chị là đề cao trung thần Lê Văn Duyệt, một người luôn xả thân bảo vệ công lý bất chấp điều đó có thể là trái lệnh vua. Kịch bản ấy, không dành cho đối tượng khán giả chỉ thích xem nghệ thuật thuần túy giải trí, nó phù hợp với những người thích tìm tòi và tôn vinh giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc.
 

Vở cải lương “Vương quyền” dàn dựng từ kịch bản của Bích Ngân đã giành Huy chương Vàng tại Liên hoan Sân khấu Thủ đô 2022

 

Ngoài Vương quyền, Bích Ngân đã hoàn thành một kịch bản lịch sử khác là Vương thành với câu chuyện kể về người sáng lập nhà tiền Lê của nước Đại Cồ Việt. Trước đó, chị cũng đoạt giải C của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam với kịch bản Phiên xử nhà Thái Miếu, và một kịch bản còn trong ngăn kéo là Lời thề trước Đền Hùng viết Nguyễn Thái Học.
 
Bằng cách ấy, Bích Ngân vô hình trung trở thành một người diễn giải lịch sử bằng tác phẩm nghệ thuật. Có thể, số lượng khán giả xem tác phẩm lịch sử của Bích Ngân được kể dưới hình thức cải lương, hay kịch nói, chỉ có giới hạn trong khán phòng vài trăm người cho mỗi suất diễn. Nhưng, lựa chọn của chị hẳn sẽ tạo cảm hứng cho nhiều tác giả trẻ khác, để viết về những điều hay và đẹp của dân tộc mình.
 
NGUYỄN HUY (https://thethaovanhoa.vn)

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà văn Phương Huyền: Khuyến đọc cũng là một phần trách nhiệm của nhà văn
Trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, Sở TT-TT TPHCM đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc TPHCM nhiệm kỳ 2024-2025, trong đó có nhà văn Phương Huyền - người có nhiều hoạt động khuyến đọc trong thời gian qua. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trò chuyện cùng chị.
Xem thêm
Một bút pháp mới lạ qua truyện ngắn Khai khẩu
Nguồn: Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
GS Mai Quốc Liên – Người đất Quảng cương trực
Tôi gặp GS-TS Mai Quốc Liên tại nhiều sự kiện của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương. Trong các cuộc họp, mỗi khi đăng đàn, ông sang sảng chất giọng Quảng đậm đà, khảng khái, thẳng thắn, thậm chí có lúc tranh luận khá gay gắt, chẳng cần rào trước đón sau, mà cũng chẳng ngại va chạm, có thể hơi làm “nghịch nhĩ” ai đó, nhưng tư duy logic, liên tưởng, liên kết các vấn đề mạch lạc. 
Xem thêm
Để thơ không “thất lạc nhau” nữa
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 9/2024
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: 350.000 tỉ đồng chấn hưng văn hóa vẫn là con số rất ít
Chiều 29.02 phát biểu tại buổi gặp mặt giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước với trí thức, nhà khoa học, văn nghệ xuân Giáp Thìn 2024, Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã dành thời gian nói về vấn đề xây dựng văn hóa.
Xem thêm
Quyển sách là chữ nghĩa...
Quyển sách là chữ nghĩa. Mà chữ nghĩa của một quyển sách phải kết hợp vừa từ trí tuệ vừa từ trái tim.
Xem thêm
Nhà thơ Từ Quốc Hoài để lại “Khu vườn kí ức”
Từ Quốc Hoài, đến với thơ ca khá sớm. Ông là nhà thơ cùng thời với những tên tuổi quen thuộc: Trần Vũ Mai, Thanh Quế, Thanh Thảo, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh… cũng từng vào chiến trường khói lửa. Nhưng với con đường thơ ca, ông bước chậm, thận trọng, dè dặt. Cho tới tuổi hơn 80 ông chỉ cho ra mắt độc giả sáu tập thơ. Tập thơ thứ 5, “Sóng và khoảng lặng” (2010) đoạt giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam. Kỹ tính, khó tính (trong thơ và có lẽ cả trong cuộc sống), trăn trở, tìm tòi nên thơ Từ Quốc Hoài không lẫn, tự do, phóng khoáng, lần dò khám phá chiều sâu nội tâm.
Xem thêm
Im lặng- ngôn ngữ đặc biệt của văn chương
Nhà văn đoạt giải Nobel Văn chương 2023 – Jon Fosse vừa có một buổi gặp gỡ và đọc diễn từ của mình tại Oslo
Xem thêm
Quyền lực thơ ca và quyền uy thi sĩ
Bài đăng báo Văn nghệ của nhà văn Bích Ngân; Thơ và ảnh của nhà thơ Nguyên Hùng...
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Đình Thi: “Một chút trắng hồng dào dạt vàng”
Bài viết của nhà báo Nguyễn Thế Khoa nhân 99 năm ngày sinh nhà văn hóa lớn Nguyễn Đình Thi ,20/12/1924-20/12/2023
Xem thêm
Nguyễn Du bàn về sáng tác văn chương
Bài viết rất bổ ích của nhà thơ Vương Trọng
Xem thêm
Thử nêu cách chữa “chứng lười đọc sách” – Tác giả: Nhà văn Nguyễn Khắc Phê
“Dạy con từ thuở còn thơ”; “Uốn cây phải uốn khi non”… là những điều ai cũng biết, nhưng đã có những thời đoạn do bận rộn mưu sinh và vô số sự xô đẩy, lôi kéo khác nữa, nên rất nhiều người và gia đình đã quên hoặc sao nhãng bài học giản dị và chí lý đã có tự cổ xưa. Có phải những biểu hiện tha hóa trong xã hội hiện nay chủ yếu bắt nguồn từ đó? Thiết nghĩ, cuộc vận động sáng tác văn học hướng đến lớp trẻ và thiếu nhi do Hội Nhà văn Việt Nam phát động đầu năm 2022 là một hoạt động thiết thực của văn giới nhằm góp phần chấn hưng đạo đức xã hội nói chung và góp phần bồi đắp tâm hồn cho lớp trẻ nói riêng.
Xem thêm
Làm mới cải lương – con dao hai lưỡi
Gần đây, cải lương được đưa lên mạng với một số hình thức mới: kết hợp rap, trang phục ma mị… Nhiều người cho rằng cải lương cần phải được “làm mới” để phù hợp với thời đại, với lớp trẻ. Nhưng làm mới cách nào để không bị mất chất, để người xem vẫn còn “nhìn ra” cải lương là câu hỏi không dễ giải đáp.
Xem thêm
“Vua phóng sự” Vũ Trọng Phụng làm gì khi cuốn sách về gái điếm bị đá vào xó tường?
Nguyễn Vỹ lặng lẽ đưa mũi giày đá luôn quyển “Lục Xì” vào trong xó tường. Quyển sách vừa xuất bản, hãy còn mới tinh, nằm xơ xác bên chân tủ.
Xem thêm
Văn học dân gian Đồng Nai trong bối cảnh văn học dân gian Nam Bộ từ 1945 đến nay
Công tác sưu tầm và in ấn các tuyển tập văn học dân gian Việt Nam nói chung đã được các nhà Nho thực hiện từ cuối thế kỷ XVIII với các sưu tập bằng chữ Nôm, chữ Hán. Sang đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, cùng với sự phổ biến của chữ quốc ngữ thì các sưu tập văn học dân gian được phát hành phổ biến nhiều hơn nữa. Tuy nhiên trong giai đoạn này phần lớn vẫn là các sưu tập miền Bắc hay ở một số tỉnh thành miền Trung, ở Nam Bộ việc sưu tầm và phổ biến văn học dân gian dưới dạng các tuyển tập in ấn vẫn còn chưa được coi trọng đúng mức, do vậy không gian nghiên cứu văn học dân gian vùng miền cũng đồng thời bị bỏ ngỏ.
Xem thêm