TIN TỨC

Nhà viết kịch Lê Duy Hạnh mang hồn tuồng trở về miền nhớ

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
601 lượt xem

Nhà viết kịch Lê Duy Hạnh, một trong những tác giả tiêu biểu nhất của sân khấu Việt Nam hiện đại, vừa qua đời trưa 6/9 tại tư gia ở TP.HCM, hưởng thọ 77 tuổi.

Nhà viết kịch Lê Duy Hạnh (1946-2023). Ảnh: Mai Nhật.

Nhà viết kịch Lê Duy Hạnh có tên khai sinh là Lê Thành Yến, quê quán ở xã Bình An, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Sau một thời gian tham gia phong trào tranh đấu tại đô thị Sài Gòn, nhà viết kịch Lê Duy Hạnh vào chiến khu năm 1972, rồi được cử ra Hà Nội học Trường viết văn Nguyễn Du khóa 1974-1975.

Đất nước thống nhất, Lê Duy Hạnh xuất hiện trên văn đàn với tập truyện ký “Chim bay đường phố”, và rẽ hướng sang lĩnh vực sân khấu. Năm 1984, Lê Duy Hạnh trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, bằng tư cách một nhà viết kịch.

Từ kịch bản đầu tay “Tâm sự Ngọc Hân”, nhà viết kịch Lê Duy Hạnh đã chứng minh sở trường khai thác các yếu tố lịch sử. Nhiều tác phẩm tiếp theo của Lê Duy Hạnh như “Hoa độc trong vườn”, “Vua thánh triều Lê”, “Lý Chiêu Hoàng”, “Hoàng hậu của hai vua”, “Hồn thơ ngọc”, “Dời đô”, “Nỏ thần”, “Chiếc áo thiên nga”... đã chứng tỏ ông là một trong những tác giả tiêu biểu nhất ở thể loại kịch lịch sử.

Nhà viết kịch Lê Duy Hạnh quan niệm: “Tôi ít khi sáng tác đề tài lịch sử theo hướng xung đột ta thắng, địch thua. Viết kịch lịch sử dân tộc không chỉ diễn đạt lại những sự kiện có sẵn, mà phải khai thác, tạo ra những nhân vật “đắt”. Những chi tiết “đắt” ở những nhân vật "đắt" đôi khi chỉ xuất hiện rất ngắn nhưng lại chuyển tải được suy nghĩ của con người hôm nay.   

Tôi không đặt ra tỉ lệ hư cấu bao nhiêu phần trăm trong một kịch bản lịch sử. Quan trọng là giữa yếu tố có thật và yếu tố hư cấu phải quyện vào nhau, thành một giá trị thẩm mỹ”.

Dù luôn ứng xử mềm mỏng và lễ độ, nhưng nhà viết kịch Lê Duy Hạnh vẫn hiển lộ một con người sắc sảo và bản lĩnh. Nhà viết kịch Lê Duy Hạnh luôn tìm tòi những hình thức thể hiện mới mẻ cho kịch bản sân khấu. Ngoài cấu trúc linh hoạt, nhà viết kịch Lê Duy Hạnh rất chăm chút lời thoại các nhân vật "nói câu nào ăn tiền câu ấy".

Khi viết kịch bản lịch sử, Lê Duy Hạnh thường căn cứ vào sử liệu của Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên. Còn khi viết kịch bản về cuộc sống hiện đại, Lê Duy Hạnh cũng phô bày được tầm quan sát bao quát và khả năng lý giải đáo để của ông. Một số kịch bản của Lê Duy Hạnh khi công diễn lên sân khấu, đã khiến công chúng phải suy ngẫm, phải day dứt như “Hồn tuồng”, “Diễn kịch một mình”, “Trở về miền nhớ”, Thần tượng thực”, “Sáng mãi niềm tin”...

Đặc biệt, nhà viết kịch Lê Duy Hạnh là một trong số ít tác giả sân khấu không ngần ngại đưa những biểu hiện tiêu cực gây nhức nhối cộng đồng vào thế giới kịch nghệ. Chẳng hạn, kịch bản “Dốc sương mù” phê phán thẳng thừng sự tệ hại mà chủ nghĩa lý lịch đè nén sức cống hiến của những trí thức cầu tiến, hoặc kịch bản “Dòng sông đầm lầy” phản ánh sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận cán bộ tha hóa.

Nhà viết kịch Lê Duy Hạnh bày tỏ về nghề nghiệp mà ông dành cả đời theo đuổi: “Những gì viết ra là của mình, nhưng đánh giá thế nào là của người khác. Khi viết một kịch bản, tôi phải trả lời ba câu hỏi. Thứ nhất, mình cần nói gì? Thứ hai, công chúng có chia sẻ với mình không? Thứ ba, bạn bè và đồng nghiệp thấy mình có nên viết ra không?”.

Ngoài việc sáng tác, nhà viết kịch Lê Duy Hạnh cũng góp phần không nhỏ thúc đẩy các hoạt động sân khấu. Ông có nhiều năm làm Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM và Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, hăng hái cổ vũ mô hình xã hội hóa sân khấu và kiên trì nâng đỡ những vở diễn thể nghiệm.  

Đã từng ngồi ghế giám khảo nhiều cuộc thi tuyển chọn tài năng sân khấu, nhà viết kịch Lê Duy Hạnh ưu tư cho tương lai cải lương Nam bộ: “Nếu chỉ phát hiện và đào tạo những giọng ca mới thì chưa đủ, mà đòi hỏi các đơn vị nghệ thuật phải đầu tư một cách đồng bộ hơn nữa. Ví dụ, sau khi tuyển chọn được những giọng ca xuất sắc, các đoàn hát phải nhất thiết trưng dụng những thầy tuồng nhanh chóng sáng tác những bản vọng cổ hoặc vai diễn, vở tuồng theo kiểu “đo ni, đóng giày” cho từng giọng ca. Đồng thời, các đoàn hát cũng phải chú trọng đến đội ngũ thầy đờn”.

Nhà viết kịch Lê Duy Hạnh tuổi Đinh Hợi 1947, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001, cho các kịch bản “Bùi Thị Xuân hồi kết cuộc”, “Mặt trời đêm thế kỷ” và “Trời Nam”.

Bây giờ, nhà viết kịch Lê Duy Hạnh đã theo “hồn tuồng” để “trở về miền nhớ”. Quy luật sinh tử thì làm sao tránh được. Thế nhưng, những ai tha thiết với sàn diễn bỗng ái ngại nhận ra, phía sau nhà viết kịch Lê Duy Hạnh đang có một khoảng trống tác giả sân khấu có trình độ và tâm huyết như ông.

Lê Thiếu Nhơn

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nhà văn Trần Công Tấn qua đời
Nhà văn Trần Công Tấn là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Phượng Hồng - Tiếng thơ sâu nặng ân tình nhà giáo
Sáng 07/9/2024, CLB Thơ Ca của Hội Cựu giáo chức quận Gò Vấp đã tổ chức ra mắt tập thơ “Phượng Hồng”. Đây là tập thơ đầu tay của CLB, gồm 29 tác giả với 120 bài thơ. Một cuốn sách xinh xắn và có chất lượng.
Xem thêm
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong Lục bát chân mây
Tôi thích thơ Lục bát của Miên Trường từ khi còn chưa biết chị. Những vần thơ Lục bát êm mượt với cấu tứ lạ và cách sử dụng ngôn từ đặc biệt khi diễn tả cảm xúc của chị đã cuốn hút tôi. Sau này khi đã có dịp tiếp xúc và hiểu nhau, tôi lại càng thán phục chị hơn ở nghệ thuật sử dụng con chữ khi viết về cuộc đời và con người, viết về chính thân phận mình, người đàn bà đa đoan. Và tất cả những suy tư, trải nghiệm, những buồn vui về thân phận cuộc đời của người đàn bà làm thơ ấy được khắc họa rõ nét trong tập thơ mới nhất của chị là Lục bát chân.
Xem thêm
Ra mắt tập thơ ‘Lục bát chân mây’ của nhà thơ Võ Miên Trường và những ghi nhận
Sáng ngày 4/9/2024, tại số 81 Trần Quốc Thảo, Q3, TPCM, Ban Nhà văn nữ Hội Nhà văn TPHCM đã tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Lục bát chân mây” của nhà thơ Võ Miên Trường.
Xem thêm
Dấu ấn 3 nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: Sài Gòn Giải phóng
Xem thêm
Nhà thơ Trần Quang Châu qua đời
Nhà thơ Trần Quang Châu qua đời, thọ 82 tuổi
Xem thêm
Ra mắt tập sách “Ba ngàn thế giới thơm” – “Nhật Chiêu viết những điều phức tạp nhất nhưng giản dị nhất”
Ngày 3.8, tại ĐHKHXHNV - ĐHQG TP.HCM, Khoa Văn học phối hợp với Nhã Nam tổ chức buổi ra mắt sách Ba nghìn thế giới thơm của nhà văn - nhà giáo Nhật Chiêu.
Xem thêm
Giao lưu cùng nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai nhân buổi ra mắt tập thơ “Hòa âm đêm”
Sáng ngày 7-8, tại Hội trường Liên Hiệp Các Hội VH-NT TPHCM, nhạc sĩ, nhà thơ Trương Tuyết Mai ra mắt tập thơ Hòa âm đêm (NXB Hội Nhà văn) nhân dịp sinh nhật lần thứ 80 và đón nhận Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2023.
Xem thêm
Tưởng nhớ TBT Nguyễn Phú Trọng
Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khi tôi từ báo Quân khu 7 về làm báo QĐND thì đồng chí Nguyễn Phú Trọng làm Uỷ viên Ban Biên tập rồi làm Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản - Cơ quan lý luận chính trị của BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy chúng tôi có dịp gặp nhau trong các sự kiện chính trị đặc biệt của đất nước và của nghềnghiệp.
Xem thêm
7 tác phẩm văn học tranh Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7
Nhà xuất bản Văn học vừa công bố 7 tác phẩm gửi tham dự Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7.
Xem thêm
Thông báo của Ban tổ chức Cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” lần 2
Ban tổ chức Cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” đã thống nhất rút ngắn thời gian 2 tháng
Xem thêm
Hình ảnh ra mắt tập thơ “Lục bát ru em” và... Yêu em nữa cho khờ dại thôi
Sáng 30/7/2024, Hội Nhà văn TPHCM phối hợp cùng nhà thơ Từ Xuân Lãnh tổ chức ra mắt tập thơ Lục bát ru em (NXB Tổng hợp TPHCM, 2024).
Xem thêm
Tổng thống Joe Biden mượn thơ Nguyễn Du tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tại cuộc gặp với Chủ tịch nước Tô Lâm, Ngoại trưởng Mỹ đã chuyển lá thư chia buồn của Tổng thống Joe Biden bày tỏ tiếc thương và trân trọng đóng góp của Tổng Bí thư trong củng cố, vun đắp quan hệ Việt Nam – Mỹ.
Xem thêm
Hội hỗ trợ gia đình Thương binh liệt sĩ TPHCM: Nhiều hoạt động thiết thực, lan tỏa tinh thần đền ơn đáp nghĩa
Hội Hỗ trợ gia đình Thương binh liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 1445/QĐ-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Điều lệ của Hội được UBND TP.HCM phê duyệt tại Quyết định số 3266/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2020; ghi rõ: “Hội Hỗ trợ gia đình Thương binh liệt sĩ TP.HCM là tổ chức xã hội của các tổ chức, cá nhân có nguyện vọng hỗ trợ các gia đình liệt sĩ, tự nguyện thành lập, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”; mục đích hoạt động của Hội là hỗ trợ các gia đình liệt sĩ tiếp cận, thực hiện và thụ hưởng các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước; tìm kiếm hài cốt liệt sĩ còn thất lạc hoặc thiếu thông tin chưa xác định được danh tính; hỗ trợ tri ân liệt sĩ và gia đình liệt sĩ.
Xem thêm
Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam họp mở rộng chuẩn bị cho Đại hội XI
Ngày 18.7, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam tiến hành cuộc họp mở rộng chuẩn bị cho công việc tổ chức Đại hội lần thứ XI dự kiến diễn ra vào tháng 4.2025, nhân dịp kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất.
Xem thêm
Hồ Huy Sơn ra mắt tập thơ về trẻ em với sự trong trẻo, nhẹ nhàng
Tập thơ “Mùa hè ra biển” (NXB Hà Nội) giống như một khúc hát lí lắc, đáng yêu và ngọt ngào dành cho các bạn nhỏ từ 0+ trở lên.
Xem thêm