TIN TỨC
  • Thế giới sách
  • Cuốn sách tôi chọn: Đường 1C huyền thoại – Những bờ vai con gái

Cuốn sách tôi chọn: Đường 1C huyền thoại – Những bờ vai con gái

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-07-19 19:45:29
mail facebook google pos stwis
1095 lượt xem

 Trích từ Chương trình TRUYỀN HÌNH QUỐC HỘI VIỆT NAM

Ngày 15/7 – Ngày Truyền thống lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam, chuyên mục “Cuốn sách tôi chọn” muốn giới thiệu ấn phẩm “Đường 1C huyền thoại – Những bờ vai con gái” của tác giả Trầm Hương. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của Nhà văn Phạm Vân Anh về cuốn sách này để một lần nữa ôn lại hình ảnh những nữ thanh niên xung phong đã bám trụ và làm nên chiến thắng của con đường 1C.

Gian khổ là vậy mà kỳ lạ thay, chúng tôi quên đi rất nhanh. Nhưng tôi không bao giờ quên hình ảnh đồng đội hi sinh không có đất để chôn, bởi bốn bề mênh mông nước. Chúng tôi đành xốc cây gác chéo, đặt đồng đội mình lên đó, mùa nắng mới quay trở lại tìm một gò đất để chôn! Đó là cái khổ nhất chúng tôi phải chịu đựng…

Đó là những câu văn khắc hoạ rất chân thực sự khó khăn, gian khổ của những nữ thanh niên xung phong đã góp phần làm nên huyền thoại của con đường 1C huyết mạch. Có thể nói nền hoà bình và độc lập của tổ quốc hôm nay đã được đánh đổi bằng sự hy sinh của hơn 400 thanh niên xung phong 1C nói riêng và rất nhiều các lực lượng khác, trong số họ vẫn còn những người chưa được tìm thấy hài cốt. Ngày hôm nay 15/7 – Ngày Truyền thống lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam, chuyên mục “Cuốn sách tôi chọn” muốn giới thiệu tới các độc giả ấn phẩm “Đường 1C huyền thoại – Những bờ vai con gái” của tác giả Trầm Hương, do NXB Công an nhân dân ấn hành. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của Nhà văn Phạm Vân Anh về cuốn sách này để một lần nữa ôn lại hình ảnh những nữ thanh niên xung phong đã bám trụ và làm nên chiến thắng của con đường 1C.

Nhà văn PHẠM VÂN ANH

Cuốn sách “Đường 1C huyền thoại – Những bờ vai con gái” là một cuốn sách mà nhà văn Trầm Hương đã tái hiện về một con đường đã được tạo nên bằng những bờ vai con gái. Đọc cuốn sách này thì thực sự tôi như vỡ òa bởi biết thêm được rất nhiều điều mà mình chưa từng được biết. Đường 1C là một con đường trong lòng địch, chúng ta phải hình dung rằng những thiếu nữ miền Tây mới 14, 15 tuổi đã cống hiến tuổi xuân của mình, có thể nói là đã gánh sông núi trên vai. Họ lầm lũi đi bộ, chống xuồng ba lá theo dọc những con kênh rạch, ẩn nấp ở những tán rừng ngập mặn để có thể từng bước vận chuyển vũ khí, đạn dược vào chiến trường cho bộ đội. Đó thực sự là một câu chuyện mà khi đọc thì tôi như bừng tỉnh và tôi đã rơi nước mắt. Bởi vì các chị thực sự rất vĩ đại, họ làm nhiệm vụ và họ chiến đấu trong lòng địch. Kết hợp với cách kể, cách hành văn của nhà văn Trầm Hương thì mới thấy sự hy sinh của họ là quá lớn. Ở cái tuổi đẹp như vậy những cô gái đang tràn đầy sức sống thanh tân đã lao vào cuộc chiến đấu đó, họ nhận nhiệm vụ bằng tình yêu tổ quốc và trách nhiệm hết sức cao cả…

Cuốn sách này dù là truyện ký nhưng nhà văn Trầm Hương cũng đã rất chú tâm trong việc tạo nên một kết cấu, một thủ pháp nghệ thuật để người đọc dần dần được tiếp cận những câu chuyện theo từng giai đoạn, từng hướng cảm xúc khác nhau. Những câu chuyện của những nhân vật trong cuộc được nhà văn kết nối theo hướng dẫn dắt cảm xúc của độc giả, đi từ trạng thái này tới những trạng thái khác. Thậm chí bản chất những câu chuyện, những nhân vật đã trải qua trong chuyến đi đồng hành cùng đường 1C này bản thân nó đã là những khúc tráng ca rồi. Ở đó tinh thần và nghị lực cũng được đẩy lên rất cao. Mỗi một câu chuyện, mỗi một nhân vật mà nhà văn Trầm Hương đã gặp, đã tiếp xúc và ghi lại chiến công của họ, ghi lại một phần tuổi thanh xuân của họ, gắn bó với cung đường sẽ mang lại cho chúng ta một cảm xúc hết sức thiêng liêng. Có một điều gì đó rưng rưng, một cái gì đó vô cùng cảm phục và đặc biệt đó là cảm giác tri ân. Tôi nghĩ rằng những nữ thanh niên xung phong hay những cán bộ chiến sĩ đã làm nhiệm vụ trên đường 1C huyền thoại này cũng giống như rất nhiều, rất nhiều những nữ thanh niên xung phong khác đã cùng nhau vượt qua lửa đạn trong suốt hơn 20 năm, trong đó có cuộc kháng chiến chống Mỹ vô cùng cam go và ác liệt. Đấy đều là những biểu tượng của tinh thần bất khuất, sự anh hùng dũng cảm của người phụ nữ Việt Nam.

 Cũng rất khó để có thể chia sẻ được cảm xúc của tôi khi đọc cuốn sách này nhưng tôi nghĩ rằng nếu như có cơ hội các độc giả có thể tìm đọc thì chúng ta sẽ hiểu hơn về một giai đoạn đất nước của chúng ta có những người con gái, con trai tuyệt vời như thế, giống như một bài thơ: “Đẹp như hoa mà cứng hơn sắc thép…”

Thực hiện : Hải Linh - Linh Chi - Mạnh Thắng
Nguồn: https://www.quochoitv.vn/

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nguyễn Linh Khiếu lại “xuất” hoa lạ
Vâng, nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu đã từng xuất bản những tập thơ mang tên những loài hoa rất lạ: Hoa Linh (2000), Hoa Linh Thảo (2021) Hoa Hạnh (trong một bài thơ được Giải nhất cuộc thi thơ tạp chí VNQĐ năm 2010)... Chưa kể tập thơ đầu tay Chùm mơ Tiên cảm (1991) cũng gồm những chùm hoa rất lạ...
Xem thêm
Trần Hà Yên với tình yêu trẻ thơ từ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo
Bài viết về tập thơ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo (NXB Hội nhà văn 2024).
Xem thêm
Người lặn dưới những lớp sóng thời gian
Bài viết của nhà thơ Nguyễn Văn Hùng, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Nghệ An.
Xem thêm
Lắng đọng “Đêm nằm nghe ký ức”
Bài viết của nhà thơ Đặng Bá Tiến
Xem thêm
Một người cầm súng quả cảm - một người cầm bút tài năng
Bài phát biểu của nhà báo Hồ Quang Lợi tại Thư viện quân đội trong buổi giới thiệu 2 tập sách của Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu, 15/10/2024.
Xem thêm
Trường ca “Mặt trận gần phía trước”
Bài viết của Nguyễn Vũ Quỳnh về tập trường ca của Trần Trí Thông
Xem thêm
Hoa hồng có gai, hay là vẫn tin vào nước mắt
Nguồn: Bùi Việt Thắng (Báo Văn nghệ)
Xem thêm
Bến sông xưa dậy sóng tóc phai màu!
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ “Tự tình với trăm năm” của Nguyễn Hồng Linh
Xem thêm
Bộ sách Đất Việt Trời Nam liệt truyện của Trần Bảo Định
“Đất Việt trời Nam liệt truyện” của nhà văn Trần Bảo Định là bản anh hùng ca đầy tự hào, chất chứa tinh thần yêu nước mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Những câu chuyện “từ thuở mang gươm đi mở cõi” xuyên suốt theo dòng chảy lịch sử kể từ khi các chúa Nguyễn vào Nam khai mở xứ Đàng Trong cho tới khi Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp và đến đầu thế kỷ XX, với cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Bộ trong nỗ lực chung cùng giải phóng đất nước.
Xem thêm
“Theo dấu chân Người” để đi tới ngày Quốc khánh 02/09/1945
Đọc tập truyện ký “Theo dấu chân Người” chúng ta càng trân trọng, kính phục sự cống hiến, xả thân của Người cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, giải phóng con người thoát khỏi sự đàn áp...
Xem thêm
Trái tim tự do luôn rực cháy
Đọc tác phẩm PHIẾN HẠ (NXB Hội Nhà văn, 2024) của Trần Hạ Vi
Xem thêm
Mây Phương Nam của Thiên Hà sẽ còn lộng lẫy hơn, mới mẻ hơn
Nhà văn Trương Đạm Thủy viết về Mây Phương Nam của Thiên Hà
Xem thêm
Lê Thiếu Nhơn: Ân tình giữa duyên nợ Thơ và Nhạc
Bài đăng Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam
Xem thêm