TIN TỨC
  • Thế giới sách
  • Như lòng thành dâng Mẹ - dâng Tổ tiên và những vùng đất thiêng

Như lòng thành dâng Mẹ - dâng Tổ tiên và những vùng đất thiêng

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-01-18 15:36:27
mail facebook google pos stwis
1012 lượt xem

NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI

Đọc “Đường thơ, lặng bước” của nhà thơ xứ Đoài - Đào Ngọc Chung
(NXB Hội Nhà văn -2023)

Đầu sách có dòng “Kính dâng Mẹ“ đã thấy cảm động - cái gì thiêng liêng nhất của người con nay đã 85 tuổi - làm tuyển thơ - cảm xúc sâu kín của người con khi càng già càng thương nhớ mẹ cha. Càng nặng lòng yêu mảnh đất và con người cưu mang.

Đào Ngọc Chung sinh ra nơi Đất Tổ - nhưng duyên nghiệp gắn anh với núi Tản - Sông Đà. Anh là nhà giáo, nhà văn, nguyên phó Chủ tịch Hội VHNT Hà Tây, đã xuất bản 14 tập thơ.

Xứ sở này dù trong phát triển đô thị - đã nhập về thành Thủ đô Hà Nội nhưng có lẽ nhờ những di sản cổ - làng Đường Lâm, Chùa Thày, Chùa Mía, chùa Tây Phương…. mà có lẽ có cả “nhờ thơ” mà ai cũng giữ được cảm xúc cổ xưa - “Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm" (Quang Dũng). Và núi Tản với chiều sâu văn hóa được ghi trong “Dư địa chí" của Nguyễn Trãi.

Điều gây chú ý lớn là nhà thơ không dừng lại ở việc miêu tả cảm xúc tình yêu xứ Đoài – mà điều lạ ở tập thơ là tình yêu rộng lớn nhiều con người xưa - nay ở nhiều miền đất nước. Mà yêu  qua kiểu đằm thắm của người con xứ Đoài xưa nay nổi tiếng thuần phác, thuần hậu.

Anh không dừng ở “Thăm chùa Hương", “Giếng cổ làng Vạn Phúc", “Ba chiếc cầu” bắc qua sông Nhuệ, “Bia Lê Lợi bên sông Đà",  “Trở lại An toàn khu ở Vạn Phúc “của xứ ủy bắc Kỳ… Anh “trở lại núi Thầy” để như còn thấy đó ngọn đèn dầu, tiếng máy chữ vang vách đá của Bác Hồ lo lắng cho đất nước ngày đầu kháng chiến -

“Canh khuya

Đèn vẫn thắp

Gửi Chính phủ và nhân dân Pháp...”

Đào Ngọc Chung còn cho người đọc thấy nhiều gương mặt con người (“Tiễn anh kế toán đi nghĩa vụ ", "Chia tay các bạn thợ Cuba", “Tìm em, cô giáo bản H’ Mông “đến cả “người mẹ ấy" đưa con sơ tán về Hà Tây ...). Anh cảm ơn cả “cây phượng ven hồ - Tín hiệu đỏ-của chúng mình-chang chói"...

Đào Ngọc Chung có những chùm thơ về các văn nghệ sỹ như Trinh Đường, thơ Thái Thăng Long, nhạc Phú Quang, có cả “Gọi hồn" kính tặng ca sỹ Phi Nhung hy sinh khi tham gia cứu trợ trong dịch Covid... Những suy tư “Trước mộ Hải thượng Lãn Ông":

... Rừng thuốc, rừng văn

Trị bệnh, cứu người

Gốc đại thụ bóng trùm bao thế hệ

Bộ sách thuốc 40 năm

Ngàn ngàn trang trí tuệ...

(Thật trùng hợp năm nay UNESCO chọn Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là nhân vật của năm vì gương con người nhân văn, khoa học.)

Trong tập thơ Đào Ngọc Chung có cả “lời khấn" xin lỗi mẹ khi đứa con ở xứ người lịch không có ngày âm nên quên ngày giỗ mẹ.

Với anh, vẻ đẹp và tình yêu không cần sắp xếp thứ bậc, chức danh, mà là tình yêu người đến thẳng trái tim.

Tứ thơ đến với anh không chỉ vẻ đẹp trời mây non nước, những con người, mà cả xúc cảm thành thơ với cả... “Đàn bò của đội Cù Chính Lan”:

.... Con trán lang kia thồ rất nặng

Con hung cày khỏe, bạo qua sông

Con đen - bom hụt bao nhiêu chặng

Cưỡi được: Bê vàng bốn vó tung ....

Anh còn làm thơ tặng bà con xã Phú Lương “Hát... tiễn trâu về quê hương kết nghĩa”.

Đào Ngọc Chung đã đi nhiều nơi để cảm nhận cuộc sống, quê hương, đất nước, con người Việt Nam.

Rồi anh có lúc  “nhìn ngược, nhìn xa” từ Tam Đảo để đưa ta trở lại với  “gặp lại Ba Vì giữa biển mây - Buông chèo e động bến Sơn Tây - Có lên Tam Đảo nhìn non Tản - Mới thấy ngang trời lụa trắng bay" (Từ Tam Đảo ).

Cảm ơn nhà thơ đã cho bao người con tha hương được thêm tình yêu, sự bao bọc của quê hương mà ai cũng muốn tìm về.  

“Đường thơ... lặng bước" - chứ không phải sự reo vui sôi nổi như vũ bão.

Một đường thơ của người sau cuộc đời dài  nhìn  cảm - chậm rãi bước đi trầm lắng nghĩ suy và cảm nhận. Không ồn ào. Như một lòng thành dâng Mẹ - dâng Tổ tiên và  những vùng đất thiêng. Nơi:

“Những trang váng Quốc sử đã thăng hoa

Đang tiếp lửa

Từ Tản viên Sơn Thánh".

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nguyễn Linh Khiếu lại “xuất” hoa lạ
Vâng, nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu đã từng xuất bản những tập thơ mang tên những loài hoa rất lạ: Hoa Linh (2000), Hoa Linh Thảo (2021) Hoa Hạnh (trong một bài thơ được Giải nhất cuộc thi thơ tạp chí VNQĐ năm 2010)... Chưa kể tập thơ đầu tay Chùm mơ Tiên cảm (1991) cũng gồm những chùm hoa rất lạ...
Xem thêm
Trần Hà Yên với tình yêu trẻ thơ từ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo
Bài viết về tập thơ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo (NXB Hội nhà văn 2024).
Xem thêm
Người lặn dưới những lớp sóng thời gian
Bài viết của nhà thơ Nguyễn Văn Hùng, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Nghệ An.
Xem thêm
Lắng đọng “Đêm nằm nghe ký ức”
Bài viết của nhà thơ Đặng Bá Tiến
Xem thêm
Một người cầm súng quả cảm - một người cầm bút tài năng
Bài phát biểu của nhà báo Hồ Quang Lợi tại Thư viện quân đội trong buổi giới thiệu 2 tập sách của Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu, 15/10/2024.
Xem thêm
Trường ca “Mặt trận gần phía trước”
Bài viết của Nguyễn Vũ Quỳnh về tập trường ca của Trần Trí Thông
Xem thêm
Hoa hồng có gai, hay là vẫn tin vào nước mắt
Nguồn: Bùi Việt Thắng (Báo Văn nghệ)
Xem thêm
Bến sông xưa dậy sóng tóc phai màu!
Bài viết của Nguyên Bình về tập thơ “Tự tình với trăm năm” của Nguyễn Hồng Linh
Xem thêm
Bộ sách Đất Việt Trời Nam liệt truyện của Trần Bảo Định
“Đất Việt trời Nam liệt truyện” của nhà văn Trần Bảo Định là bản anh hùng ca đầy tự hào, chất chứa tinh thần yêu nước mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Những câu chuyện “từ thuở mang gươm đi mở cõi” xuyên suốt theo dòng chảy lịch sử kể từ khi các chúa Nguyễn vào Nam khai mở xứ Đàng Trong cho tới khi Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp và đến đầu thế kỷ XX, với cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Bộ trong nỗ lực chung cùng giải phóng đất nước.
Xem thêm
“Theo dấu chân Người” để đi tới ngày Quốc khánh 02/09/1945
Đọc tập truyện ký “Theo dấu chân Người” chúng ta càng trân trọng, kính phục sự cống hiến, xả thân của Người cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, giải phóng con người thoát khỏi sự đàn áp...
Xem thêm
Trái tim tự do luôn rực cháy
Đọc tác phẩm PHIẾN HẠ (NXB Hội Nhà văn, 2024) của Trần Hạ Vi
Xem thêm
Mây Phương Nam của Thiên Hà sẽ còn lộng lẫy hơn, mới mẻ hơn
Nhà văn Trương Đạm Thủy viết về Mây Phương Nam của Thiên Hà
Xem thêm
Lê Thiếu Nhơn: Ân tình giữa duyên nợ Thơ và Nhạc
Bài đăng Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam
Xem thêm