TIN TỨC
  • Thế giới sách
  • Những tấm lòng yêu nước: Không gian ký ức thời ước mơ, khao khát hòa bình

Những tấm lòng yêu nước: Không gian ký ức thời ước mơ, khao khát hòa bình

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2025-05-27 15:44:25
mail facebook google pos stwis
109 lượt xem

"NHỮNG TẤM LÒNG YÊU NƯỚC” của nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ vừa ra mắt bạn đọc, là một công trình biên khảo tâm huyết, kết quả của cả một đời gom nhặt ký ức. Cuốn sách mở ra một không gian ký ức đặc biệt về phong trào yêu nước tại các đô thị miền Nam giai đoạn 1960-1975. Với tinh thần sử gia và trái tim thi sĩ, Tần Hoài Dạ Vũ đã tái hiện một cách chân thực và sâu sắc diện mạo lòng yêu nước bền bỉ, kiên cường, truyền lửa cho thế hệ hôm nay về trách nhiệm công dân và khát vọng phụng sự Tổ quốc. Văn chương TP. HCM trân trọng giới thiệu bài viết của nhà thơ Võ Quê về cuốn sách này.


VÕ QUÊ

Tập sách "Những tấm lòng yêu nước” của nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ vừa ra mắt bạn đọc là kết quả của cả một đời gom nhặt ký ức, chắt chiu chi tiết, là thành quả của một người làm văn chương với tinh thần sử gia, và làm sử với trái tim thi sĩ.

Các tầng lớp nhân dân Sài Gòn biểu tình đòi quyền tự quyết dân tộc dưới chế độ Mỹ - Diệm (ảnh tư liệu). Nguồn: BÁO NHÂN DÂN

Tâm huyết của một nhà thơ phản chiến

Tần Hoài Dạ Vũ là một nhà thơ tiêu biểu trong phong trào đấu tranh tại các đô thị miền Nam giai đoạn 1960-1975. Thơ ông thường được gọi là thơ phản chiến, thể hiện tinh thần yêu nước và khát vọng tự do trong bối cảnh chiến tranh.

Ngay từ khi còn là học sinh lớp Đệ Tam (lớp 10) tại Trường Quốc học Huế, Tần Hoài Dạ Vũ đã thể hiện sự quan tâm đến vận mệnh đất nước qua những bài thơ đăng trên các tạp chí uy tín lúc bấy giờ như "Bách khoa", "Văn", “Đối Diện”... Bài thơ "Ca khúc của người hai mươi tuổi" đăng trên "Bách khoa" số 160 (ngày 1/9/1963) là minh chứng cho tinh thần yêu nước của ông:

Dầu nhỏ bé - xác thân này dâng hiến

Để bàn tay dài nối những bàn tay

Nếu nằm xuống - vườn thanh bình chưa đến

Vòng hoa cười cũng rực ánh sao bay

Thơ Tần Hoài Dạ Vũ không chỉ phản ánh hiện thực chiến tranh mà còn thể hiện khát vọng hòa bình và thống nhất đất nước. Tập sách "Những tấm lòng yêu nước" do Tần Hoài Dạ Vũ biên soạn đã tái hiện chân thực, sinh động phong trào đấu tranh tại các đô thị miền Nam, giai đoạn 1960-1975, góp phần quan trọng vào nền văn học kháng chiến chống Mỹ.

Nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ đã rất công phu khi giới thiệu kịp thời, đúng thời điểm công trình khảo luận có giá trị, với độ dày 564 trang in, khổ sách 14 X 20,2 cm, được trình bày thanh nhã, trang trọng, kèm theo một số hình ảnh tư liệu. Trong "Lời nói đầu", nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ bày tỏ tâm nguyện: “Việc tìm hiểu tinh thần yêu nước của người Việt Nam trong chiến tranh, lâu nay người ta chỉ quan tâm đến dòng văn học cách mạng. Trong khi đó, văn học trong các phong trào đấu tranh chống chiến tranh, đòi hòa bình, đòi tự do, cơm áo tại miền Nam, nhất là phong trào đấu tranh của thanh niên - sinh viên học sinh trong lòng các đô thị miền Nam cũng đã thể hiện tinh thần yêu nước rất phong phú và sâu sắc. Vì vậy, nghiên cứu về tinh thần yêu nước trong văn học miền Nam cũng là một việc làm cần thiết...”. Và cả một tấm lòng chân thành: “Xin xem đây là nghĩa tình của chúng tôi gửi tới các bạn thơ cùng thế hệ, cả gia đình của những nhà thơ đã hy sinh và toàn thể bà con, đồng bào đã trước sau, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, danh cho chúng tôi những bàn tay và tấm lòng nghĩa hiệp, chở che, đùm bọc”.
 

Truyền cảm hứng cho thế hệ hôm nay

"Những tấm lòng yêu nước" được nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ biên soạn thành 5 chương: 1.Bối cảnh lịch sử - xã hội miền Nam Việt Nam (giai đoạn 1954-1975), 2.Tổng quan về thơ yêu nước trong những phong trào đấu tranh tại các đô thị miền Nam Việt Nam (giai đoạn 1954-1975), 3. Cảm hứng yêu nước trong thơ miền Nam (giai đoạn 1960-1975) nhìn từ phương diện nội dung, 4. Tính chất trữ tình yêu nước của thơ đô thị miền Nam nhìn từ phương diện nghệ thuật, 5. Các tác giả và tác phẩm tiêu biểu (giai đoạn 1960-1975). Chương cuối chiếm trên 360 trang sách, giới thiệu 49 tác giả sáng tác thơ ca yêu nước miền Nam từ các phong trào đấu tranh đô thị giai đoạn 1960-1975.

Qua "Những tấm lòng yêu nước", chúng tôi rất trân trọng về công việc sưu tầm và biên soạn công phu của nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ khi ông gìn giữ và lan tỏa những giá trị lịch sử, văn hóa - nhất là trong giai đoạn đấu tranh ở đô thị miền Nam khi đất nước còn bị chia cắt. Nhà thơ không đơn thuần liệt kê sự kiện hay nhân vật mà đào sâu vào từng phận người, từng câu chuyện gắn với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, từ đó khắc họa sinh động tinh thần yêu nước của nhiều tầng lớp nhân dân miền Nam qua thi ca của nhiều tác giả. Đây chính là kết quả của quá trình dài tiếp cận tài liệu, gặp gỡ nhân chứng, thậm chí phải thu thập tư liệu từ nhiều nguồn: thư từ, nhật ký, thơ ca, bài viết phản chiến... trước năm 1975. 

Với thế hệ chúng tôi, "Những tấm lòng yêu nước" không đơn thuần là một cuốn sách, mà là một bản khắc tâm hồn của thời đại, là sợi chỉ nối quá khứ với hiện tại trong hành trình 50 năm hòa bình và phát triển của Việt Nam.

Là một nhà thơ, Tần Hoài Dạ Vũ có con mắt tinh tế và trái tim nhạy cảm, nên từng trang viết đã được ông chuyển tải bằng chất văn chương sâu lắng. Điều này giúp người đọc dễ tiếp cận, nhất là những người trẻ, giúp họ hiểu rõ hơn về phong trào đấu tranh tại các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Tập biên khảo tái hiện một diện mạo khác của lòng yêu nước, bền bỉ, kiên cường trong lòng đô thị, dưới sự đàn áp khốc liệt.

Những tác phẩm văn học, bài viết của các cây bút trẻ từng hoạt động trong phong trào phản chiến được chú thích rõ ràng, đặt đúng bối cảnh, giúp độc giả hiểu đúng, hiểu đủ về họ. Không phải ai cũng đủ kiên nhẫn và ý thức trách nhiệm để thực hiện một công trình vừa mang tính tư liệu, vừa mang giá trị nhân văn cao như thế này. 

Nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ đã công tâm, trung thực ghi lại những gương mặt nổi bật trong phong trào yêu nước ở đô thị miền Nam trước năm 1975. Đó là những thanh niên, sinh viên, học sinh, văn nghệ sĩ, trí thức… đã dấn thân vì lý tưởng độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Họ là minh chứng sống cho tình yêu nước âm thầm nhưng mãnh liệt.

Trong dòng chảy văn hóa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người đi trước, cuốn sách góp phần xây dựng một không gian ký ức tập thể - nơi các giá trị như lòng dũng cảm, sự hy sinh, tình yêu nước được tôn vinh và lưu giữ. 

Giữa thời bình, khi đất nước đang phát triển, những tấm gương trong sách vẫn truyền lửa cho thế hệ hôm nay: về lòng yêu nước không cần phô trương, về trách nhiệm công dân, về khát vọng phụng sự Tổ quốc trong từng việc nhỏ. Tập sách như một lời nhắn nhủ: Hòa bình không tự nhiên mà có, và không thể bị lãng quên.

Bài viết liên quan

Xem thêm
Mãi mãi soi đời
Bài viết là một tài liệu quý, thể hiện sự trân trọng với di sản văn chương của Hải Như, đồng thời truyền tải thông điệp về lòng tin vào con người qua lăng kính thơ ca.
Xem thêm
Ngọc Khương – Người cõng thơ về quê!
Tin về buổi ra mắt tập thơ Bóng quê của nhà thơ Ngọc Khương.
Xem thêm
Thông điệp và những hành động nhân văn, nhân ái trong ‘Vương miện xanh’
Bài viết về tập sách Vương miện xanh của Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà, Nhà xuất bản Trẻ, 2025
Xem thêm
Mùa hè có tuyết mở ra hy vọng series truyện về mèo Việt Nam?
Không khí buổi giao lưu và ra mắt sách Mùa hè có tuyết ngày 23-3 tại Đường sách TP.HCM
Xem thêm
Vài suy nghĩ nhân đọc “Gãy cánh điệp viên” của Hồ Duy Hùng
Bài viết của Đại tá, nhà văn TRẦN THẾ TUYỂN
Xem thêm
Nhân văn và hiện thực trong Hoàng hôn lóng lánh
Hoàng hôn lóng lánh không chỉ là một tiểu thuyết, mà còn là một thông điệp nhân văn về ý nghĩa của cuộc sống và giá trị của tình yêu thương.
Xem thêm
Từ ánh trăng đến cánh diều – Những hình ảnh thơ ấm áp của Phan Thanh Tâm
Giới thiệu tác phẩm Mẹ có nghe trăng hát của Phan Thanh Tâm cùng 5 bài thơ chọn từ tập thơ này.
Xem thêm
Sbooks mang câu chuyện của những đứa trẻ đồng bào Raglai đến Đường sách Tết
Giấc mơ của những đứa trẻ đồng bào Raglai được tái hiện trong “Đóa hoa sương núi”
Xem thêm
Hồ Sơn Đài với “Nhân chứng và lịch sử”
Nhà thơ Trần Thế Tuyển viết về cuốn sách “Nhân chứng lịch sử”
Xem thêm
Một giọng thơ nghĩa tình, khí khái
Đọc Tuyển tập thơ Nguyễn Văn Thưởng, NXB Hội Nhà văn, 2024
Xem thêm
Nuôi hồn thơ bằng kí ức
Bài viết về tập thơ “Như vừa hôm qua” của nhà giáo, nhà thơ Lê Bá Duy
Xem thêm
“Điển tích văn học”- Cuốn sách cần cho người làm văn học
Nguồn: Văn nghệ Online; Gặp gỡ những vùng văn học
Xem thêm
Nguyễn Linh Khiếu lại “xuất” hoa lạ
Vâng, nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu đã từng xuất bản những tập thơ mang tên những loài hoa rất lạ: Hoa Linh (2000), Hoa Linh Thảo (2021) Hoa Hạnh (trong một bài thơ được Giải nhất cuộc thi thơ tạp chí VNQĐ năm 2010)... Chưa kể tập thơ đầu tay Chùm mơ Tiên cảm (1991) cũng gồm những chùm hoa rất lạ...
Xem thêm
Trần Hà Yên với tình yêu trẻ thơ từ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo
Bài viết về tập thơ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo (NXB Hội nhà văn 2024).
Xem thêm
Người lặn dưới những lớp sóng thời gian
Bài viết của nhà thơ Nguyễn Văn Hùng, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Nghệ An.
Xem thêm
Lắng đọng “Đêm nằm nghe ký ức”
Bài viết của nhà thơ Đặng Bá Tiến
Xem thêm