TIN TỨC

Sau HIFF, TP.HCM cần cơ chế thật thoáng để điện ảnh cất cánh

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2024-04-15 19:01:57
mail facebook google pos stwis
144 lượt xem

GSTS - Nhà văn TRÌNH QUANG PHÚ
 

Từ ngày 6 đến 13-4, Liên hoan phim quốc tế TP.HCM (HIFF) lần đầu tiên diễn ra. Tọa đàm quốc tế về phát triển điện ảnh tại TP.HCM với sự tham dự của đại sứ Mỹ, tổng lãnh sự Pháp, các nhà điện ảnh quốc tế và trong nước... rất được chú ý. GS.TS Trình Quang Phú, viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Phương Đông, chia sẻ quan điểm của ông nhân tọa đàm này tại HIFF.
 


Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên (bìa phải) và ông Jeremy Segay - tùy viên nghe nhìn Đại sứ quán Pháp, trao giải cao nhất của HIFF 2024 - giải Ngôi sao vàng cho đạo diễn Sheron Dayoc, phim The gospel of the beast (Phúc âm thư của quái thú), phim Philippines - Ảnh: HIFF

Chúng ta đang sống trong thời kỳ hội nhập toàn cầu, mở cửa, hội nhập quốc tế, đoàn kết và hữu nghị là nguyên tắc sống còn để tạo nên những điều kiện tiên quyết của mỗi quốc gia trong thế kỷ 21.

Bởi vì, có hội nhập là có thị trường, có hội nhập là có phát triển. Hội nhập là yếu tố sống còn để phát triển không chỉ kinh tế mà cả của văn hóa.

Tuy nhiên, bất cập của hội nhập là sự biến tiết nền văn hóa. Do vậy, hội nhập nhưng không hòa tan là thuộc tính của quốc gia độc lập.
 

Từ HIFF, điện ảnh TP.HCM cần cơ chế để cất cánh
 

TP.HCM là đô thị lớn nhất Việt Nam và nằm trong tốp những đô thị lớn của thế giới, có vai trò đầu tàu cho cả nước.

Cư dân TP.HCM là quy tụ cả nước và Việt kiều trên khắp thế giới có gần đủ 54 dân tộc anh em. Vì vậy, nền văn hóa thành phố là phong phú, đa dạng, hội tụ đủ các yếu tố của cả nước.

Thành phố đang trong thời kỳ phát triển của cơ chế thí điểm, tôi tin rằng thành phố sẽ có định hướng và lộ trình tối ưu cho việc hội nhập quốc tế để phát triển nền văn hóa nói chung, văn học và điện ảnh nói riêng.

Nền văn hóa và nền điện ảnh thành phố sẽ hội nhập nhanh và phát triển ngang tầm thời đại khi có cơ chế để cất cánh.

Các nhà nghiên cứu quản lý điện ảnh đã đánh giá vị trí, vai trò to lớn của điện ảnh.

Là một người làm công tác khoa học, là một nhà văn, tôi nghĩ hiểu như thế này:

Điện ảnh là môn nghệ thuật cao cấp, mang tính tổng hòa của văn, của thơ, của nhạc, của họa, của kịch… nó được đưa đến công chúng bởi các nhà biên kịch, đạo diễn và diễn viên tài năng.

Vì vậy, nếu nói văn hóa là hồn cốt của dân tộc, thì điện ảnh là hồn cốt của hồn cốt. Khi điện ảnh cất cánh và trở thành ngành công nghiệp văn hóa mũi nhọn sẽ là động lực đưa tâm thức con người lên, đưa kinh tế phát triển, đặc biệt là kinh tế du lịch.

Điện ảnh chính là nhịp cầu để kết nối con người đến với nhau.

Nói cách khác, điện ảnh là đại sứ của nhân loại, đại sứ không có biên giới. Điện ảnh có sứ mệnh tiên phong, có sứ mệnh quảng bá đất nước.

Chúng ta nhớ phim Đông Dương đã giúp thế giới biết vẻ đẹp kiều diễm của Hạ Long. Phim Người Mỹ thầm lặng đã một phần nhắc đến vẻ đẹp xưa của Sài Gòn.

Phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đã giúp Phú Yên đón nhiều khách du lịch. Và bộ phim King Kong đảo đầu lâu đã làm thế giới rung động về những vùng hang động, phong cảnh sông núi hữu tình ở Ninh Bình, Quảng Bình.

Phim Chuyện của Pao đã làm người xem thích thú bởi phong cảnh thơ mộng hùng vĩ của vùng núi rừng Hà Giang.

 

Đặc biệt mới đây, phim A Tourist's Guide to Love (Tình yêu qua cuộc hành trình của một du khách) giới thiệu cảnh đẹp và những nét văn hóa đậm bản sắc Việt Nam thông qua cuộc hành trình du lịch từ TP.HCM đến Hà Nội, Hà Giang của một du khách là cô gái nước ngoài.

Bộ phim làm nức lòng người xem, lọt vào top 10 phim nói tiếng Anh ăn khách nhất toàn cầu trong tuần lễ đầu công chiếu. Sau đó, nhiều du khách đến Việt Nam cho biết họ thích đến Việt Nam từ sự hấp dẫn của bộ phim.

Nói như vậy để thấy vai trò đại sứ, vai trò quảng bá đất nước, kích cầu du lịch của điện ảnh.


Tọa đàm phát triển điện ảnh TP.HCM trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế TP.HCM có các nội dung như: Thu hút sản xuất nội địa - Phát hành toàn cầu; Liên kết và khai thác điểm mạnh nguồn lực một số địa phương và hợp tác sản xuất quốc tế - Ảnh: HIFF

Hợp tác quốc tế thật thoáng cho điện ảnh

TP.HCM là một kho đề tài to lớn và phong phú cho điện ảnh và văn học nghệ thuật. 300 năm hình thành và phát triển của TP.HCM biết bao điển tích, sự kiện.

Sài Gòn 100 năm trước là nơi Bác Hồ có mối tình đầu sâu sắc, nhưng Người phải hy sinh để ra đi tìm đường cứu nước. Sài Gòn là nơi đã diễn ra ngày toàn thắng, kết thúc cuộc chiến tranh dài nhất thế giới.

Chúng ta có Củ Chi trong kháng chiến chỉ cách trung tâm đầu não của cuộc chiến tranh xâm lược có 30 cây số, là căn cứ vững chắc của cách mạng với 250 cây số địa đạo.

Ở đó, có biết bao câu chuyện về những mối tình đẹp của các đôi nam nữ chiến sĩ cách mạng, có biết bao câu chuyện lâm ly về sự hy sinh tinh thần, vật chất và thân xác.

Sự hy sinh anh dũng và lẫm liệt ấy ngàn năm sau vẫn là ngọn lửa sáng, nồng ấm.

Một Cần Giờ, dưới tán rừng đước sinh quyển, cửa ngõ ra biển của thành phố, ẩn giấu biết bao câu chuyện mà mỗi lần nhắc đến, mỗi trái tim đều rung cảm.

Một Sài Gòn, từ cơ chế bao cấp đã thoát thân đã xé rào đổi mới để trở thành TP.HCM đầu tàu của cả nước. Và đang ngoan cường đổi mới bằng cơ chế thí điểm, để luôn là đầu tàu mạnh của đoàn tàu Việt Nam.

Đây chính là đề tài cho những câu chuyện dài nhiều tập rất sâu sắc và hấp dẫn cho điện ảnh, cho văn học nghệ thuật.


Tọa đàm phát triển điện ảnh TP.HCM - Ảnh: HIFF


Tôi hy vọng TP.HCM sẽ đưa điện ảnh, văn hóa ngang với kinh tế và có đầu tư đúng mức, đặc biệt có cơ chế phù hợp để phát triển điện ảnh.

Trong cơ chế, tôi nghĩ bắt buộc phải có cơ chế về vốn, cơ chế để có kịch bản hay, có đủ điều kiện để xây dựng những bộ phim có tầm cỡ.

Thành phố cũng cần có cơ chế hợp tác quốc tế thật thoáng cho điện ảnh, để không chỉ chúng ta làm phim mà thế giới đến Việt Nam làm phim, và cùng chúng ta làm phim về thành phố, về Việt Nam.

Có cơ chế thích hợp, các nhà văn, các biên kịch, đạo diễn, các diễn viên điện ảnh sẽ dành tâm huyết để làm nên những tác phẩm ngang tầm thời đại.

Từ liên hoan phim quốc tế này, tôi nghĩ sẽ mở ra cho thành phố những bước đi mới huy hoàng bằng điện ảnh và cho điện ảnh.

Nguồn: https://tuoitre.vn/

Bài viết liên quan

Xem thêm
Nguyễn Trường Thanh - Chùm thơ dự thi
Hành quân ghềnh thác cheo leoMột thời vượt suối, băng đèo, lội sôngNằm trên võng ngửa mặt trôngNhững sông cùng suối mênh mông bốn bề 
Xem thêm
Mạc Uyên Linh ra mắt tập thơ Ta như thác lũ mưa nguồn
Sáng ngày ngày 14 tháng 4 năm 2024, tại cà phê Đà Lạt Phố, số 153 đường Huỳnh Mẫn Đạt, P8, Quận 5, TPHCM, nhà thơ Mạc Uyên Linh sẽ ra mắt tập thơ “Ta như thác lũ mưa nguồn”. Đây là tập thơ thứ 7 của anh trong suốt quá trình sáng tác.
Xem thêm
Nhà văn Nguyễn Văn Hồng làm phong phú thêm dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam
Sáng nay, 12/4/2014, Hội Nhà văn TPHCM tổ chức Tọa đàm về tác phẩm của Đại tá Nhà văn Nguyễn Văn Hồng, nhân dịp ông chuẩn bị sang tuổi bát tuần.
Xem thêm
Tạp chí Văn nghệ TP. HCM công bố kết quả cuộc thi “Thơ hay năm 2023”
Tạp chí Văn Nghệ TP.HCM vừa công bố kết quả cuộc thi Thơ hay năm 2023. Tác giả trẻ Nhiên Đăng đoạt giải nhất với chùm thơ “Đảnh lễ mùa màng”, “Nằm mơ giữa ngày”, “Ngả lưng vào ghế”.
Xem thêm
Phạm Đình Phú - Chùm thơ dự thi
Bao năm dằng dặc nỗi mong chờĐêm ngờ ngợ bàn tay Anh gọi cửa…Không còn tin Anh sẽ về được nữaKhăn trắng gấp điEm vẫn đợiVẫn chờ
Xem thêm
Thông báo gia hạn thời gian nộp tác phẩm dự thi chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh - 50 năm tự hào bản anh hùng ca”
Ngày 25 tháng 3 năm 2024, Ban tổ chức cuộc vận động vừa có thông báo gia hạn thời gian nộp tác phẩm dự thi đến 30/6/2024, thay vì 30/4/2024. Xin được đăng toàn bộ nội dung thông báo để quý vị và các bạn cùng biết.
Xem thêm
Thương tiếc nhà thơ Lê Thanh (tức Lê Thanh Hùng)
Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, Hội viên Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Hương Tràm - Chùm thơ dự thi
Con có vềnhư giọt nắng mùa khônhư đám lửa ngày đốt đồng xưa ấythiêu rạ rơm sưởi gian nhà trống trảikhói bồng bềnh, khắc khoải dáng hoàng hôn
Xem thêm
Danh nhân - Ông tổ nghề Thêu Lê Công Hành, thân thế, cuộc đời và sự nghiệp
Vừa qua, ngày 10 - 3 -2024, trong không khí trang nghiêm tại Hội trường Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín, trước anh linh, công trạng của các bậc danh thần, danh nhân, trong đó có danh nhân Lê Công Hành
Xem thêm
Nhà thơ Lê Giang nhận huy hiệu 75 năm tuổi Đảng
Đảng ủy khối Dân - Chính - Đảng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ trao huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho nhà thơ Lê Giang và huy hiệu 45 tuổi Đảng cho nhạc sĩ Lư Nhất Vũ.
Xem thêm
Lê Hoàng Anh - Chùm thơ dự thi
Biển Đông Kết chuỗi thang âmTạo thành những nốt trầm cây đàn Thạch SanhBay lên tỏa sóng bạc đầu
Xem thêm
Khởi động cuộc thi “Sách – người thầy, người bạn”
Cuộc thi “SÁCH – NGƯỜI THẦY, NGƯỜI BẠN” không chỉ đơn giản là một nơi để chia sẻ những cuốn sách hay, những câu chuyện ý nghĩa về sách mà còn là dịp để thể hiện sự trân trọng những giá trị văn hóa đọc, chia sẻ suy nghĩ, mong muốn lan tỏa và truyền cảm hứng đọc sách trong cộng đồng.
Xem thêm
Vĩnh Biệt GS -TS, nhà văn Mai Quốc Liên
Thông tin từ gia đình cho biết, nhà văn Mai Quốc Liên vừa qua đời lúc 1h05, ngày 10/03/2024.
Xem thêm
Lễ kỷ niệm Ngày QTPN 8-3 và giới thiệu chương trình TGTP Phạm Như Vân ngược miền ký ức
Sáng 6/3/2024, Hội Nhà văn TPHCM tổ chức buổi lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và giới thiệu chương trình tác giả tác phẩm “Phạm Như Vân ngược miền ký ức”.
Xem thêm