TIN TỨC
  • Truyện
  • Quần anh hội – Truyện ngắn Bùi Quang Lâm

Quần anh hội – Truyện ngắn Bùi Quang Lâm

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng:
mail facebook google pos stwis
1184 lượt xem

Nắng hè oi ả. Trời Sài Gòn chợt nắng, chợt mưa là căn bệnh trầm kha của vùng đất nhiều tư đãi này. Mưa đỏng đà đỏng đảnh. Nắng cũng không khá hơn. Lúc chói chang rát bỏng, khi thì sụp xuống như nắp đậy nồi cơm. Cũng có lúc vừa nắng lại vừa mưa, không sao lường được cái thời tiết quái gở này.

Họa sĩ - Nhà văn Bùi Quang Lâm.

Từ cánh cổng 81 Trần Quốc Thảo vào đã thấy nhà báo Trương Như Bá ngồi gốc cây sứ cuối dãy khuôn viên Hội Văn học Nghệ thuật. Trên bàn là ly cà phê đá, anh vừa uống vừa loay hoay viết lách gì đó. Thấy tôi, anh hỏi:

– Khỏe không? Sài Gòn có gì vui?

Tôi nhấc ghế đến bàn anh và gọi ly cà phê tán gẫu. Tôi đáp:

– Dạ, khỏe.

– Còn anh khỏe không? Tôi hỏi

– Cũng thường thôi, “cái nổ cái lép”. Anh đáp vui.

Nhà báo Trương Như Bá sinh ra và lớn lên ở Huế. Anh tốt nghiệp sư phạm rồi đi dạy học. Song song đó, anh học Nhạc viện Huế một thời gian rồi vào TP.HCM mưu sinh bằng nhiều việc. Cuối cùng anh sống hẳn bằng nghề viết báo, sáng tác nhạc, làm thơ.

Với hai bàn tay trắng trên đất Sài Gòn xa lạ mà cầm bút chân chính để lo gia đình và mua được nhà là rất hiếm. Đất này nhiều người thành danh, nhưng cũng không ít người ở các tỉnh ôm vốn vào đây làm ăn và trở về quê bằng hai bàn tay trắng. Người thành công như anh là giỏi. Trong đó có công sức của chị Tuyết vợ anh – người tảo tần hôm sớm với việc mua bán sách cũ. Chị cũng là người “dạy dỗ”, kéo anh ra vũng bia bọt. Anh từng có năm tháng sa lầy nơi miền… say khướt. Chị vừa là vợ vừa là mẹ.

Đôi lần anh xiêu vẹo về nhà trong cơn say. Trên căn gác nhỏ, anh lấy giấy bút viết lách cách gì đó rất lâu. Cơm đã chín, chị Tuyết đứng dưới nhà gọi anh xuống ăn cơm. Không gian yên ắng, yên ắng! Sốt ruột, chị chạy lên gác thì thấy anh gục đầu trong tình trạng… khỏa thân. Chị không tin vào mắt mình. Ôi, ông nhà báo của tôi.

Cuộc cà phê đã tàn. Trương Như Bá nhìn tôi, nheo mắt. Hiểu ý, tôi gọi mấy chai bia vì biết đàn anh đã đến giờ “hoàng đạo”. Gương mặt quạu đeo vốn dĩ của anh bỗng rực sáng như mặt trời. Nụ cười tươi như hoa, nở trên môi “người chiến sĩ thầm lặng”. Cô Hường phục vụ mang mấy chai bia đặt trên bàn, nói:

– Chiến đấu sớm thế?

– Sớm gì nữa – Anh Bá đáp.

Thấy cuộc đối ẩm chỉ có hai người, Hường chỉ tay phía bàn bi da, nói:

– Có hai chiến hữu kìa.

Nhìn vào trong tôi thấy hai chiến hữu là diễn viên Việt Anh và diễn viên Mai Trần đang đánh bi da. Tôi nhờ Hường mời hai ngài ra nhậu cho vui. Trong chốc lát bàn tôi đã đủ “tửu tứ”.

Diễn viên Việt Anh là người sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo thành thị. Cha anh là cảnh sát chế độ cũ nên cuộc sống có phần vất vả. Anh lớn lên trong giai đoạn giải phóng miền Nam, gia nhập thanh niên xung phong và trưởng thành trong môi trường này. Xuất ngũ về anh tiếp tục đèn sách rồi thi vào trường sân khấu. Từ đây mở ra con đường lớn thênh thang trong lĩnh vực nghệ thuật, thỏa chí tang bồng.

Diễn viên Việt Anh một thời làm sân khấu Sài Gòn cười nghiêng ngửa với những pha tấu hài ngẫu hứng, không có trong kịch bản. Đây là miếng đòn bất ngờ, sáng tạo của người nghệ sĩ bán cho khán giả “Nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” đã đưa Việt Anh từ diễn viên hài đến danh hài, Nghệ sĩ Ưu tú đến Nghệ sĩ Nhân dân. Những thành công có được nhờ vào sự tận tụy, yêu nghề.

Dù thành danh ở nhiều mặt trên sân khấu ctfời nhưng đời sống riêng tư của anh cũng đầy nước mắt. Người vợ anh vô cùng yêu thương và trân trọng đã mang đứa con gái vô cùng quý báu của anh về miền đất mới, khiến anh một thời gian mất hồn, đau đớn. Anh có phần “phá phách”, bất cần. Dù vậy, thời gian vẫn là phương thuốc nhiệm màu. Anh lấy lại cân bằng! Chuyện riêng của anh vẫn còn là ẩn số?

Diễn viên Mai Trần rút điện thoại gọi bên căn tin mang qua đĩa giò heo chiên muối, anh nói:

– Nhậu tạm món này nha. Chiều nay trúng số đề là mồi màng thênh thang. Chiều nay sẽ ra 15, con chuột. Đêm qua nằm mơ thấy chuột cắn móng chân. Như vậy móng chân là giò heo thì gọi rồi. Giờ chỉ còn con chuột là số 15 là trúng phóc.

Sự giải mã giấc mơ khiến anh em cười nôn ruột. Một lô gic… trừu tượng nhưng nghe cũng “xuôi chèo mát mái”.

Diễn viên Mai Trần tên thật là Mai Văn Thịnh. Vợ anh họ Trần nên anh ghép họ Mai và Trần thành nghệ danh Mai Trần. Có người kể rằng:

Năm 1955 có một đơn vị lính quốc gia hành quân về tỉnh Trà Vinh. Đơn vị dừng quân nơi một quán cơm vào buổi trưa hè oi ả. Người sĩ quan đang ngồi trước ly cà phê đá mát lạnh thì có một người phụ nữ da đen xạm, đầu quấn khăn rằn bế đứa bé quắt queo đến gần. Ngỡ là người ăn xin nên ông móc trong túi ít tiền dúi vội vào tay người phụ nữ rồi loay hoay với tấm bản đồ tác chiến. Người phụ nữ đứng lặng thinh nhìn ông bằng con mắt cầu khẩn và trả lại số tiền ông vừa cho, mà chỉ muốn ông nhận nuôi đứa bé bà đang ôm trên tay.

Lời thỉnh cầu của bà làm lay động lòng người. Nhưng làm sao được trong lúc này. Người sĩ quan đành từ chối. Người phụ nữ ứa nước mắt, bồng đứa bé quay đi. Ông nhìn theo mà nước mắt lưng tròng.

Giờ hành quân đã đến. Ông miên man suy nghĩ, ly cà phê đá tan chảy lỏng bỏng tự lúc nào. Cuối cùng ông cho đây là mệnh trời nên quyết định mang đứa bé về nuôi nấng. Đó là Mai Trần – Mai Văn Thịnh! Bắt nguồn đời anh như một kịch bản sân khấu đầy xúc động.
Mai Trần lớn lên từ vòng tay của cha mẹ nuôi mà anh những tưởng cha mẹ ruột. Thời gian như vòng quay số phận đưa anh vào nghiệp sân khấu. Nhưng tất cả kịch bản anh diễn, không kịch bản nào xúc động bằng kịch bản: Người đàn bà với đứa bé quắt queo.

Sau 50 năm, anh tìm lại được dòng họ mình ở Trà Vinh qua nhiều nguồn thông tin, từ bè bạn. Nhưng người phụ nữ năm xưa – Mẹ anh không còn nữa. Tuổi trẻ Mai Trần cũng có thời nông nổi với biệt danh “Sơn búa”, cặp bài trùng với “Hùng sô lô” cát cứ khu vực Ngã 6 – Phạm Viết Chánh, Quận 1. Nơi đây thường xảy ra nhiều cuộc đâm chém đẫm máu để giành lãnh địa bảo kê, giành “số má” thị uy kẻ xâm lấn “chén cơm manh áo”. Nhiều lần giao chiến với giang hồ Sài Gòn. Biệt danh “Sơn búa” và “Hùng sô lô” trở thành “Cặp đôi hoàn hảo”.

Giờ trước mặt tôi là diễn viên Mai Trần hóm hỉnh, thông minh. Anh có thể đối đáp bất kỳ điều gì, với ai. Anh luôn vui vẻ và hào sảng, kể cả lúc “nợ đòi, con khóc”. Sống lạc quan đến lạ thường. Có lẽ nhờ vậy mà anh trẻ hơn tuổi?

Nhà báo Trương Như Bá ôm cây đàn ghi – ta. Mắt lim dim anh hát bài Một cõi đi về của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Những ngón tay chạy thoăn thoắt trên phím đàn của con người tài hoa nhưng cũng đầy tật. Anh có thể nhậu từ sáng đến tối, và hôm sau cũng lặp lại y vậy. Một điều rất lạ là anh vẫn viết báo, sáng tác nhạc, làm thơ… tán gái. Vợ anh vài lần bắt quả tang chuyện tình ái lăng nhăng. Nhưng anh cãi chày cãi cối và cho mấy cô đó là bạn gái của tôi. Tôi đành đóng vai “Lê Lai cứu chúa” cho qua chuyện. Nhưng “lửa không gói được trong giấy”. Ngày nọ chuyện ấy lại tái diễn và bị lộ do nhà báo Trương Như Bá quàng vai cô gái ngồi cạnh. Lần này thì hết chối. Vợ anh quát tháo trong cơn ghen lồng lộn. Tôi từ vai “Lê lai cứu chúa” chuyển qua vai “Lãnh Binh Thăng” rồi mất hút trong màn đêm với lý do… đi tiểu.

Nắng đã lên đến đỉnh đầu. Quán cơm của anh Tư Sanh nằm trong khuôn viên Hội Văn học Nghệ thuật đã chộn rộn khách khứa từ các cơ quan quanh đó đến ăn cơm và uống ly giải khát chờ đầu giờ vào làm tiếp. Quán cơm này trước đây bán cà phê do gia đình anh Tư Sanh thuê lại của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, phục vụ chính cho giới văn nghệ sĩ. Sau này thêm nhiều khách vãng lai nên tranh thủ bán cơm trưa để tăng thu nhập. Mỗi ngày một đông khách nên việc bán cơm thành thu nhập chính.

Gia đình anh Tư Sanh phần lớn sống vào việc kinh doanh này. Họ tồn tại đến ngày Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật giải tán để xây mới.

Dưới mái hiên Hội Âm nhạc nằm sau gốc cây sứ, nhạc sĩ Trần Long Ẩn cầm xấp giấy, tay chấp sau lưng đi lui đi tới có vẻ suy nghĩ lung. Anh đến bàn sau lời gọi to của Trương Như Bá. Vừa ngồi xuống, anh dợm đứng dậy giây lát rồi đi vào Hội Âm nhạc. Lúc sau trở ra với chai rượu tây trên tay. Đặt trên bàn, anh nói:

– Hôm qua dự hội nghị, mấy đồng nghiệp tặng chai rượu. Sẵn gặp anh em đây, khui luôn cho vui, chiều nay không có việc gì gấp. Anh em cứ thoải mái, hết chai này còn chai khác trong văn phòng. Đừng lo!

Bia là thức uống chính, giờ chỉ để giải khát sau cốc rượu tây. Văn nghệ sĩ nghèo ít khi uống rượu tây. Giờ có dịp, nhấp từng ngụm nhỏ mà nghe đã làm sao. Thấy anh em sướng, anh Ẩn cũng sướng theo. Sự cộng hưởng làm không khí trong bàn thêm phấn chấn như “nắng hạn gặp mưa, đang cơn khát nước gặp cô bán chè”. Vậy là, từ cốc rượu bé bé xinh xinh chuyển qua ly lớn uống cho đủ… “hớp”. Trong chốc lát chai rượu tây chỉ còn vỏ không để bán ve chai. Nhạc sĩ Trần Long Ẩn vào văn phòng lấy thêm chai nữa rồi tạm biệt anh em để đi vì có cuộc điện thoại đột xuất. Anh đi một lúc thì gọi điện thoại về dặn tôi, trong văn phòng còn rượu, uống hết thì vào lấy, nha mầy. Sai lời là kí đầu. Nhóc con.

Anh Ẩn xem tôi như thằng em dại, dù tôi và anh có hai lĩnh vực khác nhau, tuổi tác cũng chênh nhau nhiều. Có lẽ anh mến vì tôi thường lắng nghe anh nói và ít khi nói lại kể cả trong lúc say? Anh giỏi mấy ngoại ngữ nên câu chuyện kể của anh thường sinh động, mạch lạc. Anh trưởng thành phong trào sinh viên đấu tranh ở Sài Gòn, kinh qua nhiều môi trtfờng, tiếp xúc nhiều thành phần nên anh nhiều kinh kiệm sống. Anh viết nhiều thể loại âm nhạc… Nhưng ca khúc chính trị đưa anh đến đỉnh cao của âm nhạc Việt Nam. Quê hương Bình Định tự hào có người con như vậy.

Chai rượu tây thứ hai được nửa chừng thì thấy bóng dáng nhà thơ Lương Túy Vân từ cổng đi vào, trên tay cầm cuốn sách, có lẽ là tập thơ? Thấy nhà báo Trương Như Bá là anh sáp vô liền, bởi anh Bá với anh là hai người bạn thâm giao tri kỷ nên không gì dè dặt.

Nhà thơ Lương Túy Vân mạnh dạn ngồi xuống, Đặt tập thơ lên bàn, anh nói:

– Ngồi chung nha?

Trả lời thay những người trong bàn, Việt Anh nói:

– Tùy!

Qua câu nói của Việt Anh, tôi đoán hai cha nội này “kỵ rơ”. Nhưng tôi làm thinh theo dõi tình hình, nếu có chiến sự xảy ra thì kịp thời ngăn chặn.

Như tôi đã dự định. Nghệ sĩ Việt Anh kiếm cớ đi tiểu rồi chuồn mất theo cánh cửa sau của Hội Văn học Nghệ thuật mà nhà thơ Lương Túy Vân không biết. Tôi biết.

Vỏ chai rượu tây đã nằm lăn dưới đất, trên bàn chỉ còn vài chai bia dở dang. Nhà thơ Lương Túy Vân xin phép đọc vài bài thơ anh sáng tác đêm qua. Trương Như Bá uống cạn ly bia, nói vui:

– Đọc mỗi bài, nộp cho bàn hai chai. Đọc hay ngâm bao nhiêu bài cũng được.

Không biết cái luật “mãi lộ” này từ đâu mà có? Nhưng thỉnh thoảng tôi cũng được nghe đâu đó luật này trong làng văn nghệ.

Nhà thơ kiểm tra lại tiền trong túi áo, rồi gọi to vào quán:

– Cho hai chục chai bia 333!

Nhìn nhà thơ, Trương Như Bá hỏi:

– Sao nhiều vậy?

– Tôi cần đọc mười bài.

Nghe đến đây tôi hơi “lo”. Vì thơ là thể loại tương đối khắt khe về mặt chữ nghĩa, ngôn ngữ rất chắt lọc, ý tứ sâu sắc. Ngtfời nghe cần có kiến thức nhất định, nghiền ngẫm mới hiểu. Giờ đứng trước mười tác phẩm thi ca, tôi e không kham nổi vì vốn chữ nghĩa của tôi có hạn. Tôi định chuồn nhưng không kịp vì tiếng thơ đã oang oang trong không gian oi ả.
Nhà thơ Lương Túy Vân tên thật là Lương Hương, người Quảng Trị vào sinh sống ở Sài Gòn nhiều năm rồi về Đồng Nai mua đất trồng tràm và làm thơ. Anh thành lập câu lạc bộ thơ lấy tên: “Tân Hiệp thơ”. Tập hợp được nhiều thi hữu địa phương tham gia, trong đó có vài nhà thơ nổi tiếng ở Sài Gòn như: Đoàn Vị Thượng, Nguyễn Đăng Trình… Mỗi năm câu lạc bộ “Tân Hiệp thơ” cho ra mắt một tập thơ và tổ chức vài đêm ngâm thơ phục vụ bà con địa phương. Lương Hương “nghiện” thơ tới mức lấy bút danh là Lương Túy Vân. Anh xem mình như mây say rượu, say thơ. Rượu và thơ quyện lại người thi sĩ nông dân chân đất, chung thủy với nàng thơ trong anh như người cùng khổ.

Mỗi người nghệ sĩ đều mang trong mình môt sắc tố riêng. Mọi sự khen chê đều đúng, đều sai. Bản thân họ cũng không tường tận chính mình. Người nghệ sĩ cần sự đam mê vô thức, chuyện vật chất nên họa áo cơm ắt đến gần, nhưng lay sao đtfợc trái tim nồng nàn người nghệ sĩ.

Từ ngày chuyển về Đồng Nai, Lương Túy Vân ít dịp lên Sài Gòn thăm thi hữu. Chỉ có việc gì đi Sài Gòn là anh tranh thủ thời gian ghé Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật để chén chị chén anh với bè bạn. Trong lúc ngà say anh thường tâm sự chuyện đời mình với nỗi niềm xa xứ.

Vợ chồng anh đành rời bỏ quê hương miền Trung đầy nắng gió khắc nghiệt suốt bốn mùa thiếu cơm rách áo để vào Sài Gòn “đất lành chim đậu”, và nơi đây cũng cơ hội một thời để mua được căn nhà, dù nhỏ. Nhưng khi ngoái lại thì vợ chồng anh đã già nên chén cơm manh áo khó dần theo thời gian. Cuối cùng phải bán căn nhà nhỏ về Đồng Nai mua mảnh đất nông nghiệp trồng tràm sinh kế. Cũng may, ông bà nhìn lại. Đất đai quy hoạch lên giá chút ít nên vợ chồng anh tạm yên chí tuổi già bớt phần lận đận.

Trời tắt nắng. Hai mươi chai bia “mãi lộ” giờ còn bốn do các chiến hữu qua lại bàn. Mỗi chiến hữu ghé qua là trăm phần trăm. Có những khách hảo tình văn nghệ cũng trăm phần trăm khí thế. Người văn nghệ là vậy. Khó đó nhưng cũng dễ đó. Hai tính cách ngược nhau trong một con người. Cứng đó nhưng mềm nhũn cũng tức thì. Gầm gào đó nhưng thì thầm cũng ngay đó! Gây nhau, mắng nhau, nhưng ngày mai lại chung bàn không cần xin lỗi. Vì họ hiểu nhau đến tận xương tủy. Mọi khách sáo không có giá trị sống trong trái tim người nghệ sĩ nồng nàn, mẫn cảm.

Chiếc xe ôm chạy qua cổng Hội Văn nghệ, quẹo vào căn- tin. Phía sau xe là ông cụ ốm nhom ôm cặp táp. Xe lạng một vòng ngang căn- tin rồi chạy về phía cây sứ. Ông cụ bước xuống xe, gỡ cặp kính lão nheo nheo mắt. Nhận ra nhà văn Sơn Nam, tôi chạy đến trả tiền xe ôm và dìu ông đến bàn. Tôi biết tỏng tòng tong cụ không có tiền hoặc chỉ có ít dằn túi. Vì tiền nhuận bút của ông đã được vợ hiền “giữ dùm”, một ngân hàng bắt buộc ông tích lũy chứ không phải để tiêu dùng. Cái ngân hàng khốn khổ ấy đã đẩy ông liên tục khốn khó. Một con đường đầy gai mà không có hoa hồng.

Rót cho ông ly bia, tôi hỏi:

– Tía đi đâu mà vắng mặt đây lâu vậy? Hớp hớp bia. Ông nói:

– Không tiền thì đi đâu được, mầy.

– Sao tía không gọi con? Tôi hỏi.

Châm điếu thuốc, rít một hơi thật sâu, nhả khói. Ông từ từ nói:

– Sáng nay đến Báo Công an lãnh nhuận bút nhưng vợ hiền đã tích cực dậy sớm lãnh trước rồi nên đành ra về. May sao có Trần Tử Văn đi vào, gặp tao đang lững thững đi ra. Nó mời vào văn phòng uống trà đặt viết bài, đưa tiền nhuận bút trước nên giờ có mặt ở đây.

Nói xong ông móc túi quần ra nắm tiền nhuận bút để trên bàn rồi gọi bia và mấy quả trứng gà luộc. Tôi xếp tiền, nhẩm đếm được hai triệu. Tôi hỏi:

– Nhuận bút nhiều vậy tía? Ông từ từ:

– Nhuận bút một triệu, Trần Tử Văn biếu một triệu.

Tôi xếp tiền, nhét vào túi áo ông, nói tía giữ đó mà xài. Ông đẩy tay tôi, nói:

– Đừng giỡn mặt nha con. Tao dân Nam Bộ. Kiếm rút rồi không bỏ lại vào bao! Hơn nữa thiên hạ thương tình cho tao nhậu cũng nhiều, giờ bây nhiêu có đáng là bao. Mười lần như vậy cũng không đáng là bao. Mày đừng lộn xộn, tiền phù du lắm.

Ông là nhà văn lớn. Cây đa cây đề tiêu biểu của dòng văn học Nam Bộ. Ngoài viết văn, viết khảo cứu về miền đất Nam Bộ, ông còn làm thơ nói về công lao người xưa từ miền Trung vào khai khẩn, và thơ tình nhưng ít được công bố.

Biết ông đã lâu, nhưng ít khi tôi hỏi chuyện riêng tư, thỉnh thoảng gợi ý chuyện văn chương để nghe ông nói, mà học. Dù vậy, tôi cũng không lĩnh hội được gì trong cái đầu đất chật hẹp.

Trời đã về chiều. Cái nóng oi ả đã biến mất, nhường chỗ cho hoàng hôn dịu mát. Tôi gợi ý mời nhà văn Sơn Nam đi uống bia ôm nhưng ông từ chối vì không “mặn” món đó. Ông chỉ thích có bạn tình, người bạn tình thật sự và không màng chuyện giàu nghèo. Từng trải như ông sao không hiểu. Vậy mà…

Ông cần lắm một dòng sông nhỏ ngoài dòng sông lớn là gia đình. Dòng sông nhỏ cho ông tắm mát để sáng tác cho đời mà ông còn đang ấp ủ trong lòng. Một dòng sông để ông cậy dựa tâm hồn người cầm bút dễ bị tổn thương. Nơi che nắng, che mtfa khi trái gió trở trời thì dòng sông ấy đón ông vào lòng thổn thức. Có những dòng sông nhỏ nhưng sâu hơn con sông lớn, lòng sông rộng hơn nên biết yêu thương, đỡ đần và cảm thông quá khứ dặt dẹo đời người khổ đau, cơ nhỡ! Ông cần tình yêu chân thành để viết lách, sáng tác… và một tình yêu có thật để nương tựa tuổi già trước khi hoàng hôn phủ kín.

Anh Ca Lê Thuần ôm cặp táp định bước lên chiếc xe con đang nổ máy chờ sẵn trước sân Hội Âm nhạc. Thấy nhà văn Sơn Nam, ông vội ra hiệu cho chú Lợi tài xế tắt máy. Bỏ cặp táp vào xe, anh vội đến bắt tay cụ Sơn Nam. Dù hai ông không phải là bạn thân, cũng không cùng lĩnh vực công việc. Họ chỉ biết nhau qua danh thơm, tiếng tăm của những cây cổ thụ trong làng văn học nghệ thuật nên cái bắt tay của hai Thái Sơn thật chặt và ấm áp. Họ đã thành bạn!

Câu chào hỏi sơ giao của hai người bạn già nói bằng tiếng Pháp. Sau đó là cái cụng ly chào bàn của anh Ca Lê Thuần bằng chú bác, vì anh hơn tôi nhiều tuổi. Nhưng vì trong làng văn nghệ có cái “luật bất thành văn” nên xưng hô anh em cho… trẻ. Chứ thằng nhóc như tôi sao dám xưng hô anh em với cụ Ca Lê Thuần.

Anh Thuần ít uống được rượu bia, chỉ vài hớp là mặt đỏ như Quan Công. Anh sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước ở Bến Tre. Cha anh là nhà cách mạng trí thức yêu nước. Em trai của anh là nhà thơ nổi tiếng Lê Anh Xuân tức Ca Lê Hiến đã mất trong chiến tranh đánh Mỹ, để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học, thơ ca có giá trị. Người em nữa là họa sĩ nổi tiếng Ca Lê Thắng. Và người em gái là đạo diễn cũng hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.

Mặc dù là Chủ tịch Hội- một nhạc sĩ tên tuổi lớn nhưng tính cách ông rất bình dân, xuề xòa Nam Bộ, dễ gần, dễ mến. Trên môi luôn thường trực nụ cười như ông tiên tóc bạc.

Trương Như Bá đã say, nên tiếng đàn cũng “nguội” dần như vô thức. Chiếc ghế chắc chắn giờ cũng xiêu vẹo vì anh lắc lư mấy bận. Tôi định gởi xe anh lại rồi chở anh về, nhưng nhớ chuyện vợ anh mắng tôi vì thường xuyên rủ anh đi nhậu nên gia đình rơi vào cảnh khốn đốn nợ nần, do anh ít chuyên tâm đến chuyện viết lách kiếm tiền. Hơn nữa, anh sa đà vào chuyện gái gú nhiều lần đến tai vợ gây nứt nẻ hạnh phúc gia đình. Chị buồn, nên việc buôn bán sách có phần lơ là chểnh mảng.

Anh là người sống bản năng nên nhiều đam mê. Nhưng anh mê nhất là bạn và bia. Tám giờ sáng là anh có mặt tại gốc cây sứ trong Hội Văn học Nghệ thuật. Trên bàn là ly cà phê đá, anh hí hoáy viết lách hoặc tiếp xúc, phỏng vấn nhân vật vì anh chuyên trị mảng văn hóa văn nghệ của vài tạp chí. Anh thường viết lăng- xê để đưa những “Mầm non Văn hóa Nghệ thuật ra ánh sáng đón bình minh ngày mới”. Một tương lai đầy hứa hẹn.

Anh thèm bạn, thèm bia nên ngày nào cũng bù khú đến khuya mới về nhà và nói với vợ là đi nhậu với thằng Lâm. Trong nhóm bạn của anh, tôi là người được chị Tuyết vợ anh tin tưởng vì cái vẻ đạo mạo ông cụ non, nên anh Bá đi đông đi tây gì thì tối về cũng nói đi với thằng Lâm. Nhưng sự đời có may, có rủi…

Một buổi tối tình cờ chị gặp tôi trên đường. Chị hỏi tôi có gặp anh Bá không? Tôi nói sáng nay có gặp anh ở tòa soạn Báo Văn hóa, anh đến lãnh nhuận bút. Vậy thôi rồi tôi đi việc khác. Chị rút điện thoại gọi cho anh Bá, một lúc lâu anh trả lời nhậu với… thằng Lâm! Để tránh sự đôi co qua lại trước mặt tôi nên chị cầm điện thoại đến gốc cây lề đường. Và cuộc khẩu chiến với “Ông bản năng” xảy ra gần một tiếng đồng hồ. Và từ đây tôi không còn là tội đồ của vợ chồng anh nữa.

Trong ánh chiều nhờ nhờ tối, diễn viên- nhà văn Mạc Can lụ khụ với chiếc cặp táp cũ rách theo thời gian. Thường anh chỉ đến Hội vào buổi sáng gặp gỡ bạn bè hoặc trao đổi công việc gì đó rồi uống ly trà đá rồi lặn mất tăm. Hôm nay có gì khác biệt mà vi hành vào giờ này. Tôi ngồi lặng thinh quan sát như “một tên gián điệp”. Ngài Mạc Can lù lù rảo ngang qua văn phòng Hội Âm nhạc, vòng qua căn- tin rồi ghé vào quán cà phê cạnh đó. Chắc anh có điều gì tâm tư nên lặng lẽ nơi này? Người có chuyện buồn thường vậy! Biểu hiện của sự tổn thương tình cảm.

Anh Mạc Can tên thật là Lê Trung Can. Cha anh là bác Lê Văn Quý ảo thuật gia nổi tiếng ở Sài Gòn và Nam Kỳ Lục tỉnh. Gia đình anh nhiều năm sống nổi trôi trên sông nước bằng nghề ảo thuật và bán thuốc sơn đông trên những vùng quê nghèo miền Tây Nam Bộ. Đường mưu sinh hải hồ cho anh nhiều buồn vui, rủi may. Trên con đường đó phần nào cho anh chút thành công nhờ vào việc ảo thuật từ cha anh truyền lại. Nghề dạy nghề cộng năng khiếu bẩm sinh và đam mê nghệ thuật cùng tích cách khôi hài nên anh nhanh chóng được bà con miền quê hâm mộ với vai hề ảo thật trên sân khấu nền đất với người nghèo Nam Bộ. Những cố gắng đã được đền bù xứng đáng. Giã từ nhiều năm hồ hải, anh buông chèo lên bờ cầm bút. Anh đã thành công cả hai lĩnh vực: Sân khấu điện ảnh và văn học. Đặc biệt là tác phẩm “Tấm ván phóng dao”. Anh đã công phu viết lại cuộc đời sông nước của mình một cách chân thực, đã được công chúng nhiệt thành đón nhận. Tác phẩm đó như bệ phóng giúp anh trở thành nhà văn chuyên nghiệp và cho ra đời thêm nhiều tác phẩm khác.

Có một dạo giới văn nghệ truyền tai nhau về chuyện Mạc Can phải lòng cô bé bán vé số từ Tuyên Quang vào Sài Gòn sinh sống. Thực hư ra sao thì cần kiểm chứng? Nhưng qua nhận xét khách quan thì thấy anh có gì là lạ, bất thường… Trước đây anh rất vui vẻ, hay kể chuyện tục tục, thanh thanh. Giờ có vẻ tư lự, ẩn chứa điều sâu kín, trở nên ít nói và thường ngồi một mình, ít gia nhập đám đông dù nơi đó là bạn bè.

Qua nhiều “Đài phát thanh truyền mồm”, tôi vẫn không tin chuyện “Ông già và đứa bé”. Sự chênh lệch tuổi bằng khoảng cách hai thế hệ ấy có điều bất ổn. Có chăng ở Mạc Can là sự thương cảm cô bé bán vé số từ nơi xa lắc đến đây sinh sống, không nhà, không ngtfời thân? Sự thương đó dâng lên trong lòng người nghệ sĩ. Nhất là ông lại là người cầm bút viết văn và lớn lên từ nghèo khó nên hiểu nhiều, thông cảm người cùng khổ.

Chuyện “Ông già và đứa bé” ngày càng lan rộng trong giới văn nghệ. Sự phân tích, đoán già đoán non ngày càng ly kỳ! Khiến nhiều khách vãng lai đến Hội Văn nghệ cũng tò mò tìm hiểu câu chuyện như kịch bản sân khấu này. Và thông tin đã tràn lan, vượt không gian ra ngoài làng văn nghệ. Nhiều người nhìn ông bằng cặp mắt “ngưỡng mộ” dù thật hư chưa rõ.

Hay tin cô bé bán vé số sinh con sau một thời gian dài cô không đến Hội Văn nghệ, tôi bán tín bán nghi, bèn đem chuyện đó hỏi Mạc Can chuyện đứa bé có phải là “tác phẩm” của anh. Nhưng anh cho rằng mình đã già sao còn làm được “chuyện ấy” mà có con với cháu. Thiên hạ đồn thì cứ đồn chứ làm sao được. Mình là người của công chúng thì chấp nhận sự ghét, thương của công chứng. Mọi sự đúng sai sẽ rơi vào hồi kết. “Hãy đợi đấy”.
Quán 81 Trần Quốc Thảo trong trụ sở Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh trước lúc xây mới.

B.Q.L

 

Bài viết liên quan

Xem thêm
Lứa đôi - Truyện ngắn Lê Thanh Huệ
Truyện ngắn của Lê Thanh Huệ
Xem thêm
“Bến nước” cơ quan | Truyện ngắn Lại Văn Long
Tôi đang đứng trước gương trong nhà tắm rộng rãi, ốp đá Italia cầu kỳ với la bô, bồn cầu, bồn tắm nhập từ Nhật Bản có bộ điều khiển điện tử và máy nghe nhạc cực chuẩn, để tự vấn.
Xem thêm
Đòi nợ - Truyện ngắn Kim Uyên
Phàm ngồi kiểm đi kiểm lại mấy lượt vẫn thấy thiếu tiền. Ngày hôm nay gã bán hết ba mươi ba con vịt nướng, mười bảy con vịt luộc, hai thúng bún, hai kí măng khô cùng nhiều đồ gia vị. Hết hàng là có lãi, vậy mà không một đồng lời, thậm chí còn hụt vốn.
Xem thêm
Chạy - Truyện ngắn Ngô Thị Thu An
“Chạy đi đâu đó một thời gian đi”. Anh bạn thân là bác sĩ khuyên tôi. “Em cần có thời gian để hồi phục nhiều thứ. Cuộc sống bào mòn em quá mức. Không ai có thể giúp em tốt hơn chính em”. Chạy đi đâu? Chạy như thế nào? Trong sự mệt mỏi và ngừng trệ của cả thể xác và tinh thần, những lời khuyên cứ trượt qua tôi, lùng nhùng như trong một mớ sương mù dày đặc vào một buổi sáng lập đông.
Xem thêm
Đêm của âm nhạc
Trích tiểu thuyết “My Antonia” của Willa CatherWilla Sibert Cather (1873 – 1947) là một nhà văn người Mĩ nổi tiếng rộng rãi với những tiểu thuyết viết về vùng biên giới cao nguyên rộng lớn ở miền trung Bắc Mĩ. Bà được coi là một trong những người chép sử biên niên tài năng nhất về cuộc sống của những người tiên phong khai hoang của thế kỉ 20. Tác phẩm hay nhất của bà là My Ántonia (1918). Nguồn: online-literature.com
Xem thêm
Lỗ thủng nhân cách
“Con vua không biết làm vua/ Con sãi ở chùa hỗn chúa lấn ngôi”
Xem thêm
Nhạt - Truyện ngắn Phan Duy
Một xã hội ê chề hiện ra sờ sờ trước mặt như một thằng câm khát khao được nói dù biết chắc là không thể, biết bao cay tủi bổ vào cuộc đời này một cách vô cảm. Thật ra, bản thân nó cũng từng tự lọc mình ra khỏi cái nhiễu nhương sậm màu bi đát.
Xem thêm
Rừng chưa yên tĩnh – Truyện ngắn Trần Quang Lộc
Phong cảnh rừng núi yên bình thoáng đãng như ăn sâu vào máu huyết người dân tộc rồi. Đi đâu, ở đâu, làm chức vụ gì, cuối cùng cũng quay về với núi rừng, sống với núi rừng, chết với núi rừng. Xa núi rừng một buổi cứ thấy nhớ!
Xem thêm
Đưa con về quê
Truyện ngắn của LÊ THANH HUỆ
Xem thêm
Chàng hoàng tử và cánh buồm nâu
Truyện ngắn của Đặng Đình Cung
Xem thêm
Con mèo đốm đen – Truyện ngắn Khuê Việt Trường
Chị gặp nó vào một buổi sáng, đêm hôm qua thành phố có cơn bão rớt, mưa suốt đêm, gió cứ gào qua phố làm chị không ngủ được.
Xem thêm
Hương Bánh Lọt Ngọt - Truyện ngắn Thúy Dung
Cho đến khi gần đất xa trời, ông Tám vẫn nhớ như in cái mùi của món bánh lọt ngọt. Màu xanh của lá dứa, màu nâu của đường mía, màu trắng của nước cốt dừa, khi ăn, nó ngọt thanh, hơi béo, trơn tuột vào đầu lưỡi, dai dai, nhai sơ sơ, nuốt một cái, ngon gì đâu. Đặc biệt là hoàn cảnh ông thưởng thức món ăn lúc đó, một kỷ niệm sâu dậm không bao giờ phai.
Xem thêm
Cha và con – Truyện ngắn của Kim Uyên
 Lão không muốn kéo dài sự cô đơn trong ngôi nhà của mình nữa. Nhưng quyết định rời khỏi căn nhà thân yêu quả là quá khó khăn. Vợ lão chết đã mấy năm nay, vài người hàng xóm khuất xa, bạn bè nhạt nhòa tin tức – lão chỉ một mình!
Xem thêm
Đêm nay anh ở đâu? | Truyện ngắn của Hoài Hương
Tác phẩm đăng Tạp chí Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Đồng trăng – Truyện ngắn của T.Diên Lâm
Mặt trời nhả màu đỏ quạch lên mảnh đá đầu làng, tỏa màu huyết dụ, gã đưa tay nâng điếu tẩu cũ mèm, bám đầy những cợn bã thuốc lâu ngày không cọ rửa, làn khói vẩn đục cuộn trọn quanh mặt gã rồi tản lạc mờ dần, ánh mắt gã nhìn xa xăm, hiện qua làn khỏi mỏng, những mảng da sần sùi, thô nhám chi chít rổ, hằn một vết sẹo dài trông nặng đến khó nhìn.
Xem thêm
Con đò lặng lẽ - Truyện ngắn Lê Thị Việt Hà
Bao giờ cơn gió trở về, mùa mưa nặng hạt, những dòng mương ăm ắp phù sa, cho dòng sông thấp thoáng bóng con đò…
Xem thêm
Cá sấu báo thù – Truyện ngắn của Hồng Chiến
 Những cây gỗ hương cao lừng lững, đứng thành hàng như được xếp vào ô bàn cờ, trải dài trước mắt gần như vô tận. Ngửa mặt nhìn lên không thấy gì ngoài lá và cành cây. Dưới mặt đất chỉ có một con đường mòn dày đặc dấu chân trâu rừng đi giữa các hàng cây.
Xem thêm
Đứa con không về | Truyện ngắn của Bích Ngân
Người sung sướng nhất hẳn là nội tôi. Thoạt đầu bà không tin người đàn ông cao lớn, để ria, mang kính cận đang ôm chầm lấy bà lại chính là thằng Sang sún, người tròn như củ khoai đã rời bà lên tàu ra Bắc khi vừa lên tám.
Xem thêm
Cánh hoa mai | Truyện ngắn của Đặng Đình Cung
Một truyện ngắn thấm đẫm nhân văn về đề tài 30-4 và Thống nhất đất nước.
Xem thêm
Ký ức chiến tranh - Truyện ngắn Trần Thế Tuyển
Thế là lại lỡ một lần nữa. Cả tuần nay, Giang không ra sân được. Giang vào phòng thay đồ rồi vội bấm thang máy xuống phòng cấp cứu.
Xem thêm