- Tin tức - Hoạt động Hội
- Website Văn chương TPHCM – Những điều có thể bạn chưa biết?
Website Văn chương TPHCM – Những điều có thể bạn chưa biết?
Chào mừng Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21-6
Khi truy cập một trang web hay trang báo điện tử, đôi khi người đọc có cảm giác khó chịu vì không thể tìm được bài viết mà mình cần và phải thử trở ra để nhờ đến công cụ Google. Từ thực tế này, Văn chương TPHCM đã cố gắng tạo ra những tiện ích nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu tìm kiếm của các bạn đọc.
Tại website Văn chương TPHCM, ngoài 14 chuyên mục cứng như bạn đọc nhìn thấy trên giao diện thì chúng tôi có thể tạo thêm nhiều chuyên mục mềm mang tính thời điểm thông qua công cụ hashtag, như các chuyên mục phục vụ cho các cuộc thi hiện nay: Cuộc thi bút ký Những hy sinh thầm lặng; Cuộc thi Truyện ngắn hay 2002; Cuộc thi bút ký Đền ơn đáp nghĩa… Tương tự như với các chuyên mục cứng, khi click vào hình biểu tượng cho các chuyên mục mềm trên trang chủ, người đọc sẽ truy cập tới các bài viết của chuyên mục (mời thử click vào hình bên). Và bạn có thể click vào dòng chữ tiêu đề đặt trước mỗi bài viết để chuyển sang đọc tiếp các bài khác cùng chuyên mục.
Việc tìm kiếm bài đăng trên trang web có thể thực hiện bằng một trong 2 cách sau:
- Mở chuyên mục liên quan và dò tìm bài cần;
- Gõ chuỗi từ khóa có trong tên bài viết vào ô Tìm kiếm và click vào biểu tượng kính lúp (cách này nhanh hơn). Để truy cập trang kỷ yếu của một tác giả, bạn hãy gõ tên tác giả đó để tìm. Trang kỷ yếu là trang có tiêu đề chỉ có tên của tác giả trong số bài được hiển thị trong dãy kết quả.
Tại mỗi trang kỷ yếu tác giả, người đọc có thể truy cập các tác phẩm của nhà văn thông qua các đường links liên kết; có thể xem các chương trình nghe nhìn tiêu biểu và các tác phẩm thơ nhạc liên quan đến nhà văn; có thể đọc các bài viết của nhà văn hoặc của những người khác về nhà văn mà mình quan tâm… đã được đưa lên web Hội (các bài này được hệ thống web tự động cập nhật vào phía dưới trang kỷ yếu nếu khi lên bài, người đăng có ghi đủ tên tác giả và nhân vật của bài viết).
Với các tác giả đã có trang kỷ yếu trên website, bạn có thể truy cập để tìm hiểu thêm về họ bằng cách click vào tên tác giả trước bài viết hoặc tên tác giả được nhắc tới trong bài (nếu được nhúng link, ví dụ: Huệ Triệu, Phương Huyền) trong một bài viết bất kỳ.
Ngoài ra, để thuận tiện cho các hội viên và bạn đọc khi cần liên hệ hoặc tìm hiểu, Văn chương TP. Hồ Chí Minh đã lập các Links Ban chấp hành Hội Nhà văn TPHCM, Các hội đồng chuyên môn Hội Nhà văn TP. HCM và bố trí ở cột Liên kết, quý vị và các bạn có thể click vào để biết thêm thông tin về các nhà văn nhà thơ mà minh quan tâm.
Nhân kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, website Văn chương TPHCM đã có buổi gặp mặt thân mật với một số phóng viên các báo đài. Tới dự buổi gặp mặt này còn có một số khách quý: KTS Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật TP.HCM; PGS.TS – nhà văn Trình Quang Phú, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển phương Đông; ông Lâm Hữu Đức, Trưởng phòng Văn hóa văn nghệ Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM…
Các vị khách mời hào hứng chúc mừng và biểu dương Hội Nhà văn đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức thiết kế, vận hành trang web với nhiều nội dung phong phú và hình thức đẹp mắt, kịp thời quảng bá được các hoạt động sôi nổi của Hội trong thời gian qua, tạo được dư luận tốt và thu hút được một lượng rất đáng kể bạn đọc gần xa.
Theo PGS.TS Trình Quang Phú, trang web Văn chương TPHCM nên nghiên cứu lập một tạp chí online để đăng tải các sáng tác của hội viên, vì việc đăng bài tại các tờ báo hiện nay là rất khó. Chia sẻ ý kiến về vấn đề này, KTS Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật TP.HCM cho rằng, bên cạnh duy trì và phát triển trang web thì việc in các tác phẩm thành sách, là sản phẩm ta có thể sở được cầm được trên tay vẫn cần phải chú trọng, vì theo ông “nếu tác phẩm chỉ được đưa lên mạng thì đôi khi có cảm tưởng nó không còn là của mình”.
Ông Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TPHCM chia sẻ cùng lãnh đạo Hội Nhà văn
Tin và ảnh: Nguyên Hùng.