TIN TỨC

Xã hội đương thời trong tác phẩm tâm huyết của Nhất Linh

Người đăng : phunghieu
Ngày đăng: 2022-01-20 23:59:13
mail facebook google pos stwis
1260 lượt xem

Có thể nói, tham vọng về một cuốn tiểu thuyết đào sâu vào đời sống xã hội đạt đến độ phức tạp và nhiều nhánh rẽ luôn là một ngưỡng vọng mà bất cứ nhà văn nào đều muốn thử sức, và với “Xóm Cầu Mới”, Nhất Linh – một trong những trụ cột của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, đã làm được điều đó khi khái quát được đời sống nông dân vô cùng điển hình ở một xóm nhỏ quanh cây Cầu Mới.

Nhà văn Nhất Linh.

Phổ quát riêng biệt

Được đánh giá là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong văn nghiệp của Nhất Linh, Xóm Cầu Mới xoay quanh câu chuyện của những nông dân điển hình trong vùng thôn quê mà ta có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trên đất nước mình. Mảnh đất tuy nhỏ và nhiều biến chuyển ấy là nơi mà những cư dân – những người nghèo tha thương cầu thực đến đấy làm ăn – và rồi ở lại, như những đám bèo giạt ra từ trăm ngả nước, đến đây tụ lại bám theo chân cầu.

Bao gồm rất nhiều mảnh đời và những mối quan hệ chồng chéo lên nhau của dòng tộc, huyết thống, hàng xóm; Xóm Cầu Mới dành phần lớn thời gian đi theo câu chuyện của nhà ông Lang, mà Mùi – cô thôn nữ đang độ 19, mất mẹ từ sớm, đảm đang, tháo vác, gánh cả gia đình. Trên vai người con gái ấy là tiệm thuốc của gia đình, tiệm bánh cuốn; cũng như toàn bộ tiền bạc, và cả gia đình sống dựa vào. Mọi thứ bắt đầu từ khi nghe tin Siêu, cậu anh họ, con dì con già, sẽ dọn về sống ở Xóm Cầu Mới, gần nhà cô.

 

Lúc nhỏ cả hai đã có tình ý với nhau, thế nhưng là kiểu “tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Chia cắt từ sớm vì Siêu phải theo ông Cai đi học ở Hải Phòng, Mùi cũng trải qua biến cố mất mẹ và bươn chãi ở giữa dòng đời; dẫn đến cơn tụ họp mà ý trời rong ruổi đã làm nổi lên trong Mùi những cảm xúc khó tả, về sự nhớ nhung, ghen tuông; cũng như dằn vặt và phân vân vì con đường phía trước và tương lai bất định.

Ngoài Mùi, Xóm Cầu Mới cũng nói về gia đình bác Lê cơ cực, nghèo khốn, lục đục liên miên nhưng nhiều khi cũng êm ấm. Về gia đình cụ Án với hai vợ chồng cậu Ấm êm đềm. Về Nhỡ với cuộc tình thẹn hướng đến cô Mùi, về Bé và Đỗi trong cơn tình nghèo. Đó còn là về Tý thông minh, về ông Ninh Ký và bà Ký Ân điêu toa, về cô Hòa hàng cơm cô độc… rất nhiều mảnh đời và những câu chuyện, về xã hội biến chuyển đã được Nhất Linh lột tả đầy ý nhị mà cũng tinh tế, nhẹ nhàng vô cùng.

Hình tượng văn nhân của Siêu cũng như nổi buồn thoáng qua của Triết đại diện cho khả năng nghiên cứu, quan sát và mổ xẻ vô cùng cầu toàn của Nhất Linh. Những dòng mô tả sự khép mình của Siêu dễ gợi nhớ đến Cỏ ven đường của Natsume Soseki với những dòng tâm sự dài; trong khi ở Triết có một nỗi buồn nào đó rất… Freud, của những suy ngẫm, của những thân phận giữa cảnh đời không biết sẽ đi về đâu. Tuy phổ quát, nhưng ở mỗi cá tính khác nhau, Nhất Linh vẫn đi rất sâu và để lại được một điểm đặc biệt, và có thể nói là thành công nhất của ông trong tác phẩm này.

Xã hội đương thời

Hẳn nhiên mục đích tối thượng của những tiểu thuyết dài là nhằm phản ánh xã hội đương thời. Trong Xóm Cầu Mới, tình nghĩa làng xóm được Nhất Linh đặt ra vô cùng rõ ràng, về những mối quan hệ muôn màu muôn vẻ. Có thông cảm và cảm mến nhau như Mùi dành cho bé Tý, như anh Đỗi dành cho cô Hòa; nhưng đôi khi, cũng có những gian trá, lọc lừa không thể tránh khỏi của đời sống hèn mọn, mà bà Ký Ân và ông Đông Công Ích là những đại diện đầu tiên.

Nhà đoan với thuốc phiện, rượu cồn; cũng như vị trí thấp kém của phụ nữ truyền thống và hôn nhân sắp đặt cũng được Nhất Linh khéo léo tái hiện lại, để thấy đằng sau những sự thật có phần “khó chấp nhận”, thì đó đều là những ý nghĩa vô cùng tốt đẹp. Ông Năm Bụng vì nuôi con lớn mà phải cắp rượu qua mặt Tây đoan; cô Hòa, thím Hiên vì quá chán nản với sự cô độc cũng đứng trước lằn ranh có nên vượt rào… Những nhân vật này có tính đại diện cao, và đều là hiện thân chung nhất của những cá thể ở cũng vai trò mà ta dễ thấy dù ở thời nào.

Nhất Linh và những suy nghĩ có phần tiến bộ trước xã hội phần nhiều truyền thống đã được thể hiện xuyên suốt các tác phẩm trước đó như Đoạn tuyệt, Đôi Bạn… và Xóm Cầu Mới cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Ở đây, chi tiết về mối tình thâm giữa Siêu với Mùi vượt qua biên giới níu chặt của tính họ hàng, hay điểm nhấn trong câu chuyện của cô Hòa bán cơm, tuy rất nhỏ và chỉ là điểm xuyết… thế nhưng vị trí và vai trò của người phụ nữ mới đã được Nhất Linh bày ra trước mắt. Những người phụ nữ kiểu cũ như bác Lê gái, hay mới hơn, như Duyên, như Mùi, như Bé, như Hòa… đều cho thấy được sức mạnh của mình, trong cách lựa chọn những ngã cuộc đời. Tuy hiển hiện ở nhiều mặt khác nhau nhưng có thể thấy được họ luôn tự do và sống vì mình.

Tác phẩm tâm huyết nhất

Với tác phẩm này, Nhất Linh đã viết đi viết lại tất cả 5 lần, trải dài suốt 17 năm từ Việt Nam cho đến Trung Quốc, và lần chỉnh sửa cuối cùng tại suối Đa Mê, Đà Lạt. Tác phẩm này theo đó cũng có nhiều tên, ban đầu là Vui buồn, sau đó đổi thành Bèo giạt để cuối cùng là Xóm Cầu Mới. Các nhà phê bình đánh giá đây là tác phẩm giàu tham vọng và ý thức đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết nhất của Nhất Linh sau khi rời xa chính trường để về lại văn chương.

Tác phẩm “Xóm Cầu Mới” của Nhất Linh.

Ban đầu theo lời Nhất Linh, đây dự định sẽ là một bộ trường giang tiểu thuyết gồm một loạt truyện dài đặt dưới tên chung, với các nhân vật có liên hệ nhau, nhưng mỗi truyện là độc lập nhau và không có độ dài xác định. Thế nhưng sau đó Xóm Cầu Mới chỉ được hiện diện dưới dạng 4 cuốn bản thảo, mà đặc biệt nhất là đã từng thất lạc rất lâu trước khi ra mắt công chúng.

Nguyễn Tường Thiết, con trai Nhất Linh cũng cho rằng “có thể tôi chủ quan – Xóm Cầu Mới là tác phẩm hay nhất của Nhất Linh, trên cả Bướm trắng, trên cả Đôi bạn, hai tác phẩm vẫn thường được đánh giá cao nhất trong sự nghiệp trước tác của ông. Ngoài ra tôi cũng tin rằng thân phụ tôi tâm đắc nhất tác phẩm này.”

Điểm đặc biệt nhất của Xóm Cầu Mới ngoài những nhân vật đặc biệt chứa nhiều suy tư, cách phản ánh xã hội đương thời vô cùng khác biệt; thì tính khôi hài và sự tinh ý là điểm khó mà bỏ qua ở tác phẩm này. Với Xóm Cầu Mới, Nhất Linh đang viết như thở. Các nhân vật của ông đối đãi với nhau, dù hờn hay thương, dù hận hay ghét, dù buồn hay vui; cũng đều thường trực một nụ cười. Kết hợp cùng với phương ngữ Bắc Bộ riêng biệt và sự quan sát vô cùng tinh ý, Xóm Cầu Mới nhẹ nhàng mà cũng vui vẻ, tinh tế mà cũng sâu sắc, xứng đáng là tác phẩm quan trọng nhất trong văn nghiệp Nhất Linh.

 Ngô Thuận Phát/VNQĐ

Bài viết liên quan

Xem thêm
Một bút pháp mới lạ qua truyện ngắn Khai khẩu
Nguồn: Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
GS Mai Quốc Liên – Người đất Quảng cương trực
Tôi gặp GS-TS Mai Quốc Liên tại nhiều sự kiện của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương. Trong các cuộc họp, mỗi khi đăng đàn, ông sang sảng chất giọng Quảng đậm đà, khảng khái, thẳng thắn, thậm chí có lúc tranh luận khá gay gắt, chẳng cần rào trước đón sau, mà cũng chẳng ngại va chạm, có thể hơi làm “nghịch nhĩ” ai đó, nhưng tư duy logic, liên tưởng, liên kết các vấn đề mạch lạc. 
Xem thêm
Để thơ không “thất lạc nhau” nữa
Nguồn: Tuần báo Văn nghệ số 9/2024
Xem thêm
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: 350.000 tỉ đồng chấn hưng văn hóa vẫn là con số rất ít
Chiều 29.02 phát biểu tại buổi gặp mặt giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước với trí thức, nhà khoa học, văn nghệ xuân Giáp Thìn 2024, Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã dành thời gian nói về vấn đề xây dựng văn hóa.
Xem thêm
Quyển sách là chữ nghĩa...
Quyển sách là chữ nghĩa. Mà chữ nghĩa của một quyển sách phải kết hợp vừa từ trí tuệ vừa từ trái tim.
Xem thêm
Nhà thơ Từ Quốc Hoài để lại “Khu vườn kí ức”
Từ Quốc Hoài, đến với thơ ca khá sớm. Ông là nhà thơ cùng thời với những tên tuổi quen thuộc: Trần Vũ Mai, Thanh Quế, Thanh Thảo, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh… cũng từng vào chiến trường khói lửa. Nhưng với con đường thơ ca, ông bước chậm, thận trọng, dè dặt. Cho tới tuổi hơn 80 ông chỉ cho ra mắt độc giả sáu tập thơ. Tập thơ thứ 5, “Sóng và khoảng lặng” (2010) đoạt giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam. Kỹ tính, khó tính (trong thơ và có lẽ cả trong cuộc sống), trăn trở, tìm tòi nên thơ Từ Quốc Hoài không lẫn, tự do, phóng khoáng, lần dò khám phá chiều sâu nội tâm.
Xem thêm
Im lặng- ngôn ngữ đặc biệt của văn chương
Nhà văn đoạt giải Nobel Văn chương 2023 – Jon Fosse vừa có một buổi gặp gỡ và đọc diễn từ của mình tại Oslo
Xem thêm
Quyền lực thơ ca và quyền uy thi sĩ
Bài đăng báo Văn nghệ của nhà văn Bích Ngân; Thơ và ảnh của nhà thơ Nguyên Hùng...
Xem thêm
Nhớ Nguyễn Đình Thi: “Một chút trắng hồng dào dạt vàng”
Bài viết của nhà báo Nguyễn Thế Khoa nhân 99 năm ngày sinh nhà văn hóa lớn Nguyễn Đình Thi ,20/12/1924-20/12/2023
Xem thêm
Nguyễn Du bàn về sáng tác văn chương
Bài viết rất bổ ích của nhà thơ Vương Trọng
Xem thêm
Thử nêu cách chữa “chứng lười đọc sách” – Tác giả: Nhà văn Nguyễn Khắc Phê
“Dạy con từ thuở còn thơ”; “Uốn cây phải uốn khi non”… là những điều ai cũng biết, nhưng đã có những thời đoạn do bận rộn mưu sinh và vô số sự xô đẩy, lôi kéo khác nữa, nên rất nhiều người và gia đình đã quên hoặc sao nhãng bài học giản dị và chí lý đã có tự cổ xưa. Có phải những biểu hiện tha hóa trong xã hội hiện nay chủ yếu bắt nguồn từ đó? Thiết nghĩ, cuộc vận động sáng tác văn học hướng đến lớp trẻ và thiếu nhi do Hội Nhà văn Việt Nam phát động đầu năm 2022 là một hoạt động thiết thực của văn giới nhằm góp phần chấn hưng đạo đức xã hội nói chung và góp phần bồi đắp tâm hồn cho lớp trẻ nói riêng.
Xem thêm
Làm mới cải lương – con dao hai lưỡi
Gần đây, cải lương được đưa lên mạng với một số hình thức mới: kết hợp rap, trang phục ma mị… Nhiều người cho rằng cải lương cần phải được “làm mới” để phù hợp với thời đại, với lớp trẻ. Nhưng làm mới cách nào để không bị mất chất, để người xem vẫn còn “nhìn ra” cải lương là câu hỏi không dễ giải đáp.
Xem thêm
“Vua phóng sự” Vũ Trọng Phụng làm gì khi cuốn sách về gái điếm bị đá vào xó tường?
Nguyễn Vỹ lặng lẽ đưa mũi giày đá luôn quyển “Lục Xì” vào trong xó tường. Quyển sách vừa xuất bản, hãy còn mới tinh, nằm xơ xác bên chân tủ.
Xem thêm
Văn học dân gian Đồng Nai trong bối cảnh văn học dân gian Nam Bộ từ 1945 đến nay
Công tác sưu tầm và in ấn các tuyển tập văn học dân gian Việt Nam nói chung đã được các nhà Nho thực hiện từ cuối thế kỷ XVIII với các sưu tập bằng chữ Nôm, chữ Hán. Sang đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, cùng với sự phổ biến của chữ quốc ngữ thì các sưu tập văn học dân gian được phát hành phổ biến nhiều hơn nữa. Tuy nhiên trong giai đoạn này phần lớn vẫn là các sưu tập miền Bắc hay ở một số tỉnh thành miền Trung, ở Nam Bộ việc sưu tầm và phổ biến văn học dân gian dưới dạng các tuyển tập in ấn vẫn còn chưa được coi trọng đúng mức, do vậy không gian nghiên cứu văn học dân gian vùng miền cũng đồng thời bị bỏ ngỏ.
Xem thêm
Nhà thơ thì chơi với ai?
Nguồn: Website Hội Nhà văn Việt Nam
Xem thêm
Bộ phim Đất rừng phương Nam: Một số điều “lấn cấn” về nội dung và nghệ thuật cùng với phản hồi của cục điện ảnh
“Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng là một bộ phim đang gây ra nhiều dư luận sôi nổi. Bộ phim nhận được nhiều lời khen ngợi, nhưng cũng có không ít tiếng chê. Dĩ nhiên với tư cách là một sản phẩm nghệ thuật, những thành công của phim rất đáng ghi nhận, song khi xem xong bộ phim, đọng lại cũng là không ít điều “lấn cấn” trong lòng một khán giả như tôi.
Xem thêm