TIN TỨC

Bóng ký ức trên quê nhà

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2025-05-28 15:16:55
mail facebook google pos stwis
278 lượt xem

"Bóng quê" là tập thơ mới nhất của nhà thơ Ngọc Khương, gồm "Trường ca Vĩnh Phước quê tôi" và hơn 20 bài thơ khác về quê hương Vĩnh Phước (Quảng Bình), trải dài từ lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng đến con người và những biến thiên của thời cuộc.

Trong chùm thơ dưới đây (trong đó, 2 bài đầu được trích từ "Trường ca Vĩnh Phước quê tôi"), nhà thơ Ngọc Khương không hướng ngòi bút về những khái niệm lớn lao mà trở về với những biểu tượng thân thuộc của làng quê: giếng nước, đình làng, bến cũ, nắm mộ, trái thị. Những hình ảnh ấy không chỉ gợi nhớ mà còn cất giữ hồn vía của ký ức quê hương. Chúng hiện lên khi vẹn nguyên, khi hoang phế, khi biến dạng bởi thời gian và biến động xã hội. Nhưng dù thế nào, trong tâm khảm người thi sĩ – quê nhà vẫn là nơi "xế chiều lại muốn nghiêng qua cổng làng"


 

Sóng ru

 

Vĩnh Phước quê tôi

Đôi bờ vỗ sóng

Năm trăm năm

Chao mình cánh võng

Tiếng gõ chài đánh thức vầng trăng

 

Nghiêng bờ nam

Gương ngọc Hòa Giang

Nghiêng bờ bắc

Cá ngầy Cồn Sẻ

Nhìn về Tây

Mây vờn Tiên Lệ

Đỉnh Phượng Hoàng chim vụt cánh, ngẩn ngơ…

 

Vĩnh Phước quê tôi

Dòng họ trâm anh phát sáng tự bao giờ

Truy Viễn Đường ba trăm năm soi bóng

Tháp nhà thờ tiếng chuông chiều ngân vọng

Miếu Thành Hoàng linh ứng nỗi niềm riêng…

 

Làng tôi xưa tên gọi Vĩnh Yên

Qua chợ Trường mái chèo ai khỏa

Ngày kháng chiến mỏ đình giục giã

Đêm hẹn hò giếng Mới ngọt môi trăng…

 

Khuya tháng năm rộn rập đồng làng

Tiếng đập đất gõ vào giấc ngủ

Những chú bò cùng phận người lam lũ

Vẹt đường cày, mong một ánh sao rơi

 

Thương quanh năm áo mẹ rợt mồ hôi

Mùa thất bát cháo rau cầm bữa

Ôi một thời nung mình trong đạn lửa

Mẹ âm thầm giấu nước mắt tiễn con!

 

Đất nước yên bình

Tôi muốn cõng quê tôi vào với Sài Gòn

Nhưng sông Gianh làm sao tôi cõng nổi?

Bao con cháu vào phương Nam lặn lội

Mượn Đồng Nai làm một nhánh sông quê

 

Nay làng tôi như cô gái dậy thì

Ngực nhô cao, tóc vờn hương lúa

Xe cao tốc vút qua đồng như ngọn gió

Nhà cao tầng, ngỡ phố lạc vào quê…

 

Cả quê tôi đang đón xuân về

Vang khúc hát cùng đất trời non nước

Ai đã khéo đặt tên Vĩnh Phước

Để muôn đời con sóng mãi chao ru…

 

 

Giếng làng (Giếng mới)

 

Cái giếng làng

Xanh con mắt

Lọc hương trời

Dâng nguồn mật…

 

Cha mẹ tôi gặp nhau

Trao cái nhìn đáy giếng

Cùng nắm sợi dây gàu

Níu tình yêu vĩnh viễn

 

Mấy mươi năm xa quê

Mẹ về thăm làng - giếng

Thương cánh cò ẩn hiện

Gương ố rồi cò ơi!

 

Váng đặc, nước vơi

Ếch kêu, rêu úa

Ngả nghiêng thành đổ

Cây cỏ vật vờ…

 

Mấy mươi năm!

Có đâu ngờ!

Giếng trong hóa đục

Biết giờ hỏi ai?

Mẹ tôi nén tiếng thở dài

Bên bờ giếng cũ

Ngồi hoài sương rơi…

 

 

Hương thị đâu rồi?

(Tặng T)
 

Ngày xưa cây thị xòe bóng mát

Trái chín vàng mơ tựa trăng vàng

Mỗi sáng nắng bừng, hương ngan ngát

Cứ giục lòng ta mãi xốn xang…

Em đã bước ra từ quả thị

Cho nhau một thuở thắm môi trầu

Rồi em quay gót! Em quay gót!

Trăng lặn mất rồi! Hương thị đâu?

Nay về chốn cũ thăm vườn cũ

Cây thị năm xưa đã héo tàn

Ta đứng ngẩn ngơ chiều bóng rũ

Nghe dế trong vườn khóc đưa tang!

 

 

Đưa cháu về thăm quê nội

 

Đưa cháu về thăm quê nội

Quảng Bình xanh biếc đồng xanh

Sông dài, núi cao, biển rộng

Làng quê ngói đỏ yên lành…

 

Đáp xuống sân bay Đồng Hới

Xe hơi đón rước về nhà

Lý Hòa tung bờm đá nhảy

Linh Giang muôn sóng reo ca

 

Xe băng qua cầu Quảng Hải

Thương năm thế kỷ đợi đò!

Ơ kìa bờ Nam bừng dậy*

Thoát mình qua kiếp âu lo!

 

Đây rồi làng ta Vĩnh Phước

Rào Ngang thao thức ngóng chờ

Thánh đường vờn cao đỉnh tháp

Con đường mới mở như mơ…
 

* Chín xã vùng Nam Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn từ khi có cầu Quảng Hải bắc qua, đã phát triển rất nhanh chóng).

Bài viết liên quan

Xem thêm
Đại tá, nhà thơ Phạm Đình Phú ra mắt tập thơ “Ấm lòng những nụ hôn như thế”
Bài tường thuật về uổi ra mắt tập thơ “Ấm lòng những nụ hôn như thế” của Đại tá, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú, nhà thơ Phạm Đình Phú.
Xem thêm
Giao lưu văn chương Việt – Hàn lần 3: Thi ca làm cầu nối văn hóa
Phóng sự Giao lưu văn chương Việt – Hàn lần 3
Xem thêm
Tin buồn: Nhà văn Nguyễn Đặng Mừng từ trần
Nhà văn Nguyễn Đặng Mừng – hội viên Hội Nhà văn TP.HCM – sau một thời gian bị trọng bệnh, đã từ trần lúc 01g47, ngày 9/7/2025 (nhằm ngày 15/6 năm Ất Tỵ), hưởng thọ 73 tuổi.
Xem thêm
Sách “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” đoạt giải tại Trung Quốc
Ấn bản tiếng Trung của cuốn Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời (tác giả Vũ Thế Long) vừa đoạt giải Sách Đông Nam Á có sức ảnh hưởng tại Trung Quốc năm 2025.
Xem thêm
Cùng viết để chữa lành
Công ty sách nói Bookas vừa thông báo tổ chức cuộc thi chủ đề “Viết Chữa Lành” với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 1 tỷ đồng.
Xem thêm
Giao lưu với nhà văn Đông Tây: Khi văn chương là món ăn tinh thần không biên giới
Buổi giao lưu văn học với nhà văn Đông Tây – một trong những gương mặt nổi bật của văn đàn đương đại Trung Quốc.
Xem thêm
Hội thảo khoa học Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh: 50 năm tự hào bản anh hùng ca
Tin về Hội thảo khoa học với chủ đề Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh: 50 năm tự hào bản anh hùng ca
Xem thêm
Cô gái trong chiếc hòm – Truyện ngắn Lê Thị Việt Hà
Trong tôi ba tỏa sáng như một vầng hào quang lung linh. Có nghĩa là không thể như thế được. Không thể!
Xem thêm
Vườn sầu riêng gió hát – Truyện ngắn của Nguyễn Văn Hiệp
Nắng sớm Tây Nguyên tràn về rực rỡ nhuốm vàng cả khu vườn sầu riêng quả sai lúc lỉu. Phan Tâm - người em họ cũng vừa đến chung vui bế cháu trên tay cười rất tươi: Thơm ngon từ đất con ơi. Những âm thanh của Tây Nguyên vang lên nghe như tiếng gió hát trong rừng xào xạc. Khu vườn rộn rã tiếng cười, hương sầu riêng chín muộn lan toả cả một vùng quê.
Xem thêm
Đêm trắng ở Thăng Long – Truyện ngắn lịch sử của Nguyễn Thị Việt Nga
Trăng đã lên. Cả kinh thành Thăng Long chìm trong ánh sáng nhạt vàng như sương khói. Trăng vắt qua những mái ngói hoàng cung cong cong, rọi xuống nền gạch Bát Tràng bóng loáng, đổ bóng lên những dãy hành lang thâm nghiêm lặng lẽ. Dưới ánh trăng ấy, kinh thành như hiện ra nửa thực nửa mộng, vừa rực rỡ huy hoàng, vừa cổ kính u tịch. Mọi âm thanh dường như tan vào bóng tối. Chỉ còn gió nhè nhẹ lùa qua lá ngô đồng, thì thầm như tiếng của thời gian đang trôi.
Xem thêm
Tin buồn: Nhà thơ, Thượng tá Vũ Đình Nguyệt từ trần
Nhà thơ, Thượng tá Vũ Đình Nguyệt – hội viên Hội Nhà văn TP.HCM – sau một thời gian bị trọng bệnh, đã từ trần lúc 13g49, ngày 25/6/2025 (nhằm ngày 01/6 năm Ất Tỵ), hưởng thọ 68 tuổi.
Xem thêm
Hoạt động 6 tháng đầu năm 2025 của Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Sáu tháng đầu năm 2025, trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh cải cách, đổi mới, tinh gọn bộ máy; vượt qua những khó khăn, xáo trộn ban đầu, như nhiều tháng văn phòng chưa có lương, ngân sách chậm phê duyệt dẫn đến nhiều hoạt động bị đình trệ.
Xem thêm
Ra mắt tác phẩm Ru say mượn tỉnh, ru tình mượn nhau
Sáng ngày 22/06/2025, tại nhà hàng Hòn Đất đường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TPHCM, nhà thơ Diễm Thuyên đã tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Ru say mượn tình, ru tình mượn nhau”.
Xem thêm
Đôi câu đối về liệt sĩ được xác lập kỷ lục Việt Nam
Đôi câu đối “Thân ngã xuống thành đất đai Tổ quốc - Hồn bay lên hoá linh khí Quốc gia của Đại tá, nhà báo Trần Thế Tuyển được xác lập kỷ lục Việt Nam.
Xem thêm
50 Album Hồn Việt – Món quà đầy ý nghĩa từ nhà thơ Lâm Xuân Thi gửi tặng Hội Nhà văn TP.HCM
ội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin trân trọng cảm ơn nhà thơ Lâm Xuân Thi – người bạn thủy chung, nghĩa tình và là nhà tài trợ nhiều năm qua của Hội – vì món quà quý báu vừa được gửi tặng: 50 album ca khúc Hồn Việt
Xem thêm