TIN TỨC

Đang là những ngày cuối tháng Tư, đầu tháng Năm...

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-04-30 15:51:53
mail facebook google pos stwis
1469 lượt xem

CHỢT NHỚ VÀ KHÓ QUÊN

TÔ HOÀNG

Nhờ 3 tập phim tài liệu truyền hình “Ký sự những nẻo đường” của Trần Tuấn Hiệp mới biết tới cuốn sách miêu tả về cuộc chiến tranh vừa qua, dày hơn 400 trang mang tựa đề “Được sống và kể lại” của họa sỹ Trần Luân Tín. Tìm đọc và đã gặp được một cuốn sách để “đọc một hơi”.
Sao còn quá ít những bài viết về tác phẩm này, ngay cả trên các tờ báo và các trang web dành riêng cho văn học, dù “Được sống và kể lại” đã nhận giải thưởng của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Toàn quốc và của Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh. Đề tài cũ hay sách nghiêng về phía “người thật, việc thật” nên không được các nhà văn và giới phê bình chuyên nghiệp ngó mắt tới?
 ..Vẫn là những ngày cuối tháng Tư, đầu tháng Năm…Trên các trục đường phố chính, đi vào các con hẻm của Sài gòn vẫn còn đó pa-nô, áp phích, cờ phướn chào mừng dịp lễ trọng 36 năm Sài gòn được giải phóng, non sông đất nước thu về một mối.
Xin hãy theo chân anh lính trẻ 24 tuổi Trần Luân Tín lạc bước đến Thảo Cầm viên vào buối sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975. Để được nghe tâm tư của một người dân Sài gòn bình thường và của một ngưới lính “ Việt cộng” tự trong thâm tâm ý thức được nghĩa vụ và niềm vinh quang của những ai đang góp phần “ giải phóng dân tộc, mở trang sử mới cho non sông đất nước’:
…Cổng Sở thú mở toang. Con đường rải nhựa luồn dưới những vòm cây cổ thụ. Lá vàng trải đầy trên mặt đường.Một người đàn ông hai tay cầm cái chổi cán dài đang say sưa đu đưa với đám lá xao xác.Thấy tôi, người quét lá dừng lại, cái chổi cũng dừng lại ở tư thế nghiêng nghiêng. Tôi gật đầu chào.
Người quét lá kéo cái chổi lại cho nó đứng thẳng lên:
- Bộ đội đi coi Sở thú ?
-Tôi ghé qua thôi.Bác quét lá sớm quá …
-Dạ tui làm nghề này gần hai chục năm rồi…Mấy bữa nay không quét, ngó không được..!
 Người đàn ông này chắc cũng đã ngót sáu mươi. Tôi ngạc nhiên về trách nhiệm nghề nghiệp của ông, bèn làm quen:
-
Bác hút điếu thuốc
-
Dạ..!.
 Cùng ngồi xuống bên vệ cỏ. Người già ra ý trân trọng người trẻ, còn người trẻ thì thấy trong lòng thoải mái, hỏi thăm đủ chuyện.Qua cách nói năng của một người Sài gòn thực thụ và nguyên vẹn, tôi cảm thấy ông có thái độ rất nghiêm cẩn đối với bổn phận. Những con thú nuôi cũng nhờ vào sự thấm đẫm trách nhiệm của những người nuôi dưỡng chúng mà đã không chết trong mấy ngày biến động long trời lở đất, dù cũng đã bị đói mất vài buổi và phải ăn ít hơn trước.
 Người già kể chuyện hôm qua ông đã đạp xe loanh quanh đi xem Giải Phóng như thế nào, rồi nói:
-Tui thấy Bộ đội thiệt lạ nghen..
-Sao  bác?
-Anh thấy, từ lính HítLe chiếm châu Âu, rồi lính Tácta của Thành Cát Tư Hãn, rồi lính của Napôlêông nữa…chiến thắng là cướp bóc, hãm hiếp tơi bời…Quyền của người thắng mà.Không ai oán trách được…Bộ đội thì không, mới lạ chứ…!
-À, đấy là những cuộc chiến xâm lược. Còn mình là chiến đấu giành độc lập, không lẽ mình lại cướp của mình?
-A há. Hay quá! Đơn giản thiệt nghen, vậy mà tui nghĩ không ra..
…..”

 Đau buốt quá, thành quả máu xương thiêng liêng kia, kỷ niệm đẹp đẽ ấy đã là chuyện của hôm qua; đã lùi tít tắp xa phía bên kia màn sương mù của Thời Gian!
Mình lại cướp của mình? Cái hiện tượng được anh Giải Phóng quân Trần Luân Tín 24 tuổi đời của 36 năm về trước ví von một cách giản dị, hồn nhiên như thế, chẳng lẽ bây giờ được đang gọi bằng hai chữ THAM NHŨNG và trở thành một căn bệnh mãn tính của non sông, đất nước này sao đây?

(Từ Tạp văn NỖI BUỒN LÂU QUÊN, NXB Hội Nhà văn, 2014).

Bài viết liên quan

Xem thêm
Hành trình về Chiến khu Đ
Bài và videoclip về chuyến về thăm Chiến khu Đ của các văn nghệ sĩ thành phố.
Xem thêm
Văn nghệ Giải phóng họp mặt nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin và videoclip về buổi họp mặt của cán bộ, nhân viên và văn nghệ sĩ Tiểu ban Văn nghệ Khu Sài Gòn – Gia Định/T4 và báo Văn nghệ Giải phóng.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh cùng giới văn nghệ sĩ cả nước vô cùng thương tiếc báo tin: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, đã từ trần.
Xem thêm
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan) tạ thế.
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan), nguyên giảng viên Trường Đại học Đà Lạt, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà văn Khuất Quang Thụy
Trong khoảng 30 năm quân ngũ, tôi có khá nhiều kỷ niệm sâu sắc với nhà văn Khuất Quang Thụy, người vừa vĩnh biệt chúng ta để trở về với thế giới của người hiền.
Xem thêm
Phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức”
Cựu chiến binh Sư đoàn 315 đã phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức” lần thứ IV, dành cho tất cả các cựu chiến binh ở các sư đoàn, đơn vị chiến đấu trên chiến trường K và thân nhân của các đồng đội. Tác phẩm dự thi hợp lệ là hồi ức, hồi ký, giới hạn trên 1.500 từ và không quá 2.000 từ, chưa đăng tải trên bất kì cơ quan thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào…
Xem thêm
Nhà văn Khuất Quang Thụy đã về phía bên kia thềm nắng
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và người thân của nhà văn Khuất Quang Thụy
Xem thêm
Cánh chim cô độc – Hồi ức một điệp viên chiến trường
Tin ảnh về Tọa đàm giao lưu ra mắt sách Gãy cánh điệp viên của cựu điệp viên Hồ Duy Hùng
Xem thêm
Hồng Quang – Em gieo con chữ trên đồi núi
Lúa ngô nắng thức nương đồiVáy hoa nắng ngủ tay người dệt thêuVi vu nắng gọi sáo diềuNắng cài mây tím đón chiều trăng lên
Xem thêm
Thể lệ Giải thưởng Thơ 1-2-3 lần thứ I
Kể từ khi thể thơ 1-2-3 ra đời vào mùa thu năm 2018 đến nay, ngoài hàng trăm tác giả trong và ngoài nước sáng tác thể nghiệm, đã có nhiều tập thơ 1-2-3 được xuất bản, chưa kể những bài thơ 1-2-3 in chung với các thể loại thơ khác trong các tập thơ. Đó là thành quả chung của những người yêu thơ và làm thơ 1-2-3.
Xem thêm
HTV và VTV nói gì về Ngày thơ Việt Nam 2025?
Vài chương trình của HTV và VTV xung quanh chủ đề Ngày thơ Việt Nam Nguyên tiêu Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam 2025 Tại TP. HCM: Vang vọng Bài ca thống nhất
Tin tổng hợp và các videoclip hình ảnh chọn lọc về Ngày thơ 2025 tại TPHCM.
Xem thêm
Bài ca thống nhất trong Dòng chảy thơ phương Nam
Phát biểu khai mạc Ngày thơ 2025 của nhà văn Trịnh Bích Ngân, Ủy viên Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn TP. HCM
Xem thêm
Nhiều hoạt động trong Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 12/2, Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh đã chính thức khai mạc với chủ đề “Bài ca thống nhất”. Đông đảo bạn yêu thơ đã cùng hội tụ tại Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh để nhìn lại dòng chảy thơ ca sau nửa thế kỷ Bắc - Nam sum họp.
Xem thêm
Khai mạc Ngày thơ Việt Nam 2025 tại TPHCM
Ngày 12/2/, tại số 81 Trần Quốc Thảo, Q3, TPHCM, Hội Nhà văn TPHCM khai mạc “Ngày thơ Việt Nam 2025” với chủ đề “Bài ca thống nhất”.
Xem thêm