TIN TỨC

Đoàn Nhà văn TP. HCM đi thực tế sáng tác tại Tiền Giang, Long An

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2022-12-17 07:42:13
mail facebook google pos stwis
1489 lượt xem

NGUYỄN HOÀNG HOA

Từ ngày 10-12-2022 đến 12-12-2022, Hội Nhà văn TP HCM đã tổ chức đoàn đi thực tế sáng tác tại hai tỉnh Tiền Giang, Long An. Tham gia đoàn có nhà văn Trầm Hương, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM và hơn 20 nhà văn hội viên (Ngọc Khương, Phạm Đình Phú, Nguyễn Thị Phương Nam, Dương Xuân Định, Từ Nguyên Thạch, Vương Hoài Uyên, Hương Thu, Kiều Huệ, Dung Thị Vân, Lê Luynh, Trần Mai Hường, Phan Thị Nguyệt Hồng, Trần Hà Yên, Phạm Thanh Bình, Thanh Hoàng, Đỗ Anh Thư, Phạm Thu Hưởng, Lương Cẩm Quyên…) do nhà thơ Bùi Phan Thảo, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn TPHCM, làm trưởng đoàn.
 


Đoàn nhà văn chụp hình lưu niệm khi vừa vào đất Tiền Giang

Trong lịch trình, tại Tiền Giang, đoàn đến thăm khu di tích chiến thắng lịch sử Rạch Gầm – Xoài Mút, nơi ghi dấu chiến công lẫy lừng của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ, đánh tan 5 vạn quân Xiêm; thăm di tích lịch sử khởi nghĩa Nam Kỳ tại xã Long Hưng, huyện Châu Thành và khu lưu niệm, nhà thờ bà Nguyễn Thị Thập, một nhà cách mạng tiền bối, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Đoàn cũng đã ghé thăm Khu du lịch ve chai thần kỳ tại xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Ông chủ khu du lịch độc đáo này là ông Đoàn Văn Khanh (Tư Khanh), một cán bộ cách mạng thời chống Mỹ, từ 17 tuổi đã là xã đội trưởng, sau giải phóng tiếp tục công tác, làm chủ tịch UBND huyện, rồi ông đi học nghề thuốc, ra làm lương y và mở cơ sở du lịch này, đồng thời chữa bệnh cho người dân. Gọi là “ve chai thần kỳ” bởi những lối đi và chòi nghỉ chân trong khu du lịch được ghép bằng các vỏ chai nhựa PET, trong vườn trồng rất nhiều cây thần kỳ - một loại cây có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Trên khu vườn dừa rộng hơn 4.000 mét vuông, ông làm dàn thép lắp ghép cao 3 mét, lối đi trải thảm để du khách đi sát bên những ngọn dừa…

Sáng 11-12-2022, đoàn đã tham quan cù lao Thới Sơn (cồn Lân) của tỉnh Tiền Giang và cồn Phụng ở tỉnh Bến Tre, tham quan lò sản xuất kẹo dừa, nghe đờn ca tài tử…

Chiều 11-12-2022, tại trụ sở Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Tiền Giang, Hội VHNT tỉnh Tiền Giang và Hội Nhà văn TP HCM tổ chức tọa đàm “Văn chương và khát vọng đồng bằng”. Các nhà văn, nhà thơ: Bích Ngân, Ủy viên Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM; Trầm Hương, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM; Trương Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Tiền Giang; Bùi Phan Thảo, Võ Tấn Cường, Thu Trang, Lê Ái Siêm, Trần Đỗ Liêm… đã có những phát biểu chân tình, nhận định sâu sắc về một số góc cạnh của diện mạo văn chương đồng bằng sông Cửu Long hôm nay, tất cả đều khẳng định tiềm năng lớn của văn chương vùng đất này; tính cách, con người miền Tây Nam Bộ thời đại ngày nay mang vẻ đẹp mới; cả những ngổn ngang trong tâm tư, đời sống cũng chính là trách nhiệm của người cầm bút. Văn chương đồng bằng sông Cửu Long không chỉ mang tính địa phương mà lớn hơn, cần mang tính thời đại, tính nhân loại. Từ những thế hệ nối tiếp nhau, làm nên sức vóc văn chương đồng bằng sông Cửu Long mạnh mẽ, khoáng đạt, đã có những tiếng vọng, lan xa qua những tác phẩm lớn hơn, hay hơn; từ đó có quyền hy vọng về những mùa màng văn chương của vùng đất này…

Bên lề tọa đàm, các nhà thơ Trần Mai Hường, Dương Xuân Định, Lê Luynh đã đọc thơ, nhà thơ Phạm Thu Hường trình diễn ca khúc đặc sắc tặng đồng nghiệp tỉnh Tiền Giang. Trong tình cảm chân thành, Hội Nhà văn TP HCM và Hội VHNT Tiền Giang nhất trí sẽ in chung tuyển tập của nhà văn, nhà thơ hai địa phương sau chuyến thực tế sáng tác này.

Trên đường về lại TP HCM, ngày 12-12, đoàn đã ghé làng nổi Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, vùng rừng ngập nước đặc trưng của Đồng Tháp Mười với cảnh sắc thiên nhiên phong phú, không gian tràn ngập màu xanh.

N.H.H


Các nữ nhà văn tham gia chuyến thực tế sáng tác tại Tiền Giang, Long An


Đoàn nghe thuyết minh về chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút


Đoàn nhà văn TP HCM chụp hình trước di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút


Nhà văn Bích Ngân phát biểu tại tọa đàm


Nhà văn Trầm Hương phát biểu tại tọa đàm


Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa phát biểu tại tọa đàm


Nhà thơ Trần Mai Hường đọc thơ


Nhà thơ Dương Xuân Định đọc thơ


Nhà thơ Phạm Thu Hường trình diễn ca khúc đặc sắc


Trên xe điện vào khu làng nổi Tân Lập

Ngay sau chuyến thực tế, một số nhà thơ đã có cảm hứng sáng tạo, gởi về đoàn thi phẩm mới nhất. Văn chương Thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu đến bạn văn hai tác phẩm của nhà thơ Thanh Hoàng và nhà thơ Đỗ Anh Thư.

 

THANH HOÀNG

Mùa thương về
 

Lục bình quay trở lại

Anh cũng đã tìm về

Sông Tiền đang ròng nước

Vẫn khăn rằn duyên quê

 

Khuyết giữa tà áo mỏng

Anh khỏa trong mắt mình

Cồn Lân chao sóng nhớ

Rạch dài cong eo xinh

 

Tiếng ai mượt như lá

Chèo thơ men lối dừa

Anh mê lời hát ấy

Đã phải lòng, khổ chưa

 

Bến cồn Phụng quyến luyến

Khi sắp chia tay rồi

Phút bù giờ ngắn quá

Thương lắm, đành xa thôi…

 

ĐỖ ANH THƯ

Xin gửi lại niềm hy vọng
 

Lặng lẽ đứng nhìn 

ngọn sóng giữa bao la

Nghe ký ức trĩu lòng ta

ngày mới...

Nguồn cảm xúc 

cứ trào dâng 

bổi hổi 

Kỷ niệm tràn trề  - khoảnh khắc của yêu thương...

 

Về lại sông Tiền

về lại với quê hương 

Nơi ta đã từng 

náu nương trong lòng mẹ

Nơi ta cất tiếng chào đời 

ngày thơ trẻ

Ôi, cánh võng dịu dàng

khe khẽ một lời ru

 

"Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ, ngọn lu..."(*)

Câu hát một thời 

lãng du vùng sông nước 

Ta bất chợt chạnh lòng, 

đoạn đường nào phía trước 

Ở nơi này

từng lưu dấu

bước chân con?

 

Tiền Giang ơi

miền đất tứ linh cồn 

Những đám lục bình dập dờn trôi trên sóng

Mảnh đất cưu mang bao kiếp người phận mỏng

Lục bình trôi đi 

rồi lại trôi về...

 

Ta ước một ngày sẽ giàu đẹp một vùng quê

Cồn nọ, cồn kia

nối liền nhau bằng những nhịp cầu cốt thép

Có những ngôi nhà xinh

và những khu chợ đẹp

Mảnh đất yên bình phát triển vạn đời sau

 

Ta ước một ngày nơi cắt rốn chôn nhau

Thành phố lớn với muôn màu cuộc sống 

Không còn những cảnh nghèo người lao động 

Xin gửi lại một niềm 

Hy vọng ở Tiền Giang

----

(*) Câu hát dân gian:

"Đèn Sài gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Anh về học lấy chữ nhu
Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ".

Bài viết liên quan

Xem thêm
Dưới ánh chiều tà – Truyện ngắn của Lê Vi Thủy
Bóng chiều ngã xuống sau đỉnh núi, những vệt sáng màu cam vẫn còn vương vãi khắp thung lũng, không gian một màu rực đỏ, ma mị. Bà Tiêng vắt cái gùi trên lưng đi ngược về phía làng. Những chái nhà sàn xa xa đang hun những sợi khói bếp màu xám tản dần vào khoảng không mờ ảo
Xem thêm
Hành trình về Chiến khu Đ
Bài và videoclip về chuyến về thăm Chiến khu Đ của các văn nghệ sĩ thành phố.
Xem thêm
Văn nghệ Giải phóng họp mặt nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Tin và videoclip về buổi họp mặt của cán bộ, nhân viên và văn nghệ sĩ Tiểu ban Văn nghệ Khu Sài Gòn – Gia Định/T4 và báo Văn nghệ Giải phóng.
Xem thêm
Vĩnh biệt nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh cùng giới văn nghệ sĩ cả nước vô cùng thương tiếc báo tin: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, đã từ trần.
Xem thêm
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan) tạ thế.
Nhà văn Bạch Nhật Phương (nhà giáo Bạch Phương Lan), nguyên giảng viên Trường Đại học Đà Lạt, hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Những kỷ niệm với nhà văn Khuất Quang Thụy
Trong khoảng 30 năm quân ngũ, tôi có khá nhiều kỷ niệm sâu sắc với nhà văn Khuất Quang Thụy, người vừa vĩnh biệt chúng ta để trở về với thế giới của người hiền.
Xem thêm
Phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức”
Cựu chiến binh Sư đoàn 315 đã phát động Cuộc thi viết “Đất K – Miền ký ức” lần thứ IV, dành cho tất cả các cựu chiến binh ở các sư đoàn, đơn vị chiến đấu trên chiến trường K và thân nhân của các đồng đội. Tác phẩm dự thi hợp lệ là hồi ức, hồi ký, giới hạn trên 1.500 từ và không quá 2.000 từ, chưa đăng tải trên bất kì cơ quan thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào…
Xem thêm
Nhà văn Khuất Quang Thụy đã về phía bên kia thềm nắng
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình và người thân của nhà văn Khuất Quang Thụy
Xem thêm
Cánh chim cô độc – Hồi ức một điệp viên chiến trường
Tin ảnh về Tọa đàm giao lưu ra mắt sách Gãy cánh điệp viên của cựu điệp viên Hồ Duy Hùng
Xem thêm
Hồng Quang – Em gieo con chữ trên đồi núi
Lúa ngô nắng thức nương đồiVáy hoa nắng ngủ tay người dệt thêuVi vu nắng gọi sáo diềuNắng cài mây tím đón chiều trăng lên
Xem thêm
Thể lệ Giải thưởng Thơ 1-2-3 lần thứ I
Kể từ khi thể thơ 1-2-3 ra đời vào mùa thu năm 2018 đến nay, ngoài hàng trăm tác giả trong và ngoài nước sáng tác thể nghiệm, đã có nhiều tập thơ 1-2-3 được xuất bản, chưa kể những bài thơ 1-2-3 in chung với các thể loại thơ khác trong các tập thơ. Đó là thành quả chung của những người yêu thơ và làm thơ 1-2-3.
Xem thêm
HTV và VTV nói gì về Ngày thơ Việt Nam 2025?
Vài chương trình của HTV và VTV xung quanh chủ đề Ngày thơ Việt Nam Nguyên tiêu Ất Tỵ 2025
Xem thêm
Ngày thơ Việt Nam 2025 Tại TP. HCM: Vang vọng Bài ca thống nhất
Tin tổng hợp và các videoclip hình ảnh chọn lọc về Ngày thơ 2025 tại TPHCM.
Xem thêm
Bài ca thống nhất trong Dòng chảy thơ phương Nam
Phát biểu khai mạc Ngày thơ 2025 của nhà văn Trịnh Bích Ngân, Ủy viên Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn TP. HCM
Xem thêm
Nhiều hoạt động trong Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 12/2, Ngày thơ Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh đã chính thức khai mạc với chủ đề “Bài ca thống nhất”. Đông đảo bạn yêu thơ đã cùng hội tụ tại Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh để nhìn lại dòng chảy thơ ca sau nửa thế kỷ Bắc - Nam sum họp.
Xem thêm