TIN TỨC
  • Thế giới sách
  • Đôi dòng cảm nhận về tập thơ MẶT NẠ HƯƠNG của Nguyễn Thánh Ngã

Đôi dòng cảm nhận về tập thơ MẶT NẠ HƯƠNG của Nguyễn Thánh Ngã

Người đăng : nguyenhung
Ngày đăng: 2023-03-29 19:27:10
mail facebook google pos stwis
865 lượt xem

NGUYÊN BÌNH

Đóa hoa nào nghe pháp tỏa hương thơm!

Một Nguyễn Thánh Ngã thức ngộ tâm kinh Bát Nhã Ba La Mật: “Thể mọi Pháp đều không” (Hòa thượng Thích Nhất Hạnh) thế cho nên, hoa tâm hay hoa hình tướng của thi sĩ Hoang (biệt danh người đời gán cho thi sĩ) như một bài kệ: “nở như không hề nở/hoa như không hề hoa” (Một bông). Chợt giật mình tự hỏi, phải chăng tác giả thủ đắc thâm sâu vô thượng chú: Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha. (Qua rồi qua rồi, qua bên kia rồi, tất cả qua bên kia rồi, giác ngộ rồi đó!).

Phải chăng MẶT NẠ HƯƠNG (MNH) là dung mạo của hương vô hình vô tướng, là sắc của không, là không của sắc, tức không là cái gì cả. Theo thi sĩ Hoang, tôi không chắc là tôi, tôi về đâu trong cõi vô định:

tôi chưa qua tôi

chưa biết con thuyền tôi sẽ đi về đâu?

Làm sao biết được con thuyền trôi về chốn nào trên dòng sông? Cõi nhân gian vô thường, biển là bờ và bờ cũng là biển cả:

dòng sông chở nước về biển cả?

còn tôi chở những gì về với biển bên kia...???

(Qua sông).

Thế nhưng, “vạn pháp tại tâm” (Kinh Hoa Nghiêm). Khi tôi leo lên ngọn đồi ý tưởng, tôi mặc tưởng cùng sự xoay vần của vạn vật, với tồn tại:

Tôi leo lên ngọn đồi

Như leo lên ý tưởng của tôi

Để nhìn thấy hàng cây tư duy

Những tảng đá tư duy

Ngôn ngữ của khói sương trầm mặc

Những bãi cỏ xếp bằng

Những gốc cây thiền định

Đóa hoa nào nghe pháp nở hương thơm...

(Trên ngọn đồi ý tưởng).

Trong thiền định, tôi chợt chứng nghiệm tâm pháp, vạn vật tại tâm thấm đẫm chân kinh, ngũ hành và ngũ uẩn đều là "bảo ngọc lưu ly":

Mùa xuân

Tôi niệm với lá xanh

Cõi nước an lành

Cõi đất gieo kinh

Ôi lời kinh vàng long lanh trên lá

Bỗng hóa thành bảo ngọc lưu ly...”

(Lời kinh trên lá).

Với thi sĩ Hoang, tạo vật đã là hương sắc uyên nguyên, mà nhục thân cũng tiềm tàng vạn pháp, cái móng chân là hiện thân của hoa sen, thế mà tôi lặn lội trong u minh giữa thường hằng lại phải cắt đi để tròng vào tôi kiếp người chật chội:

mười ngón chân hoa/mười cánh sen hé nở

luôn phải cắt đi để xỏ dép làm người...”

(Bài thơ về cái móng chân).

Tại sao phải thế, trong khi chiếc lá kia là thiện, tiếng chim kia là mỹ, để tạo hóa là một dàn đồng ca của chân lý:

Mỗi chiếc lá là một ngón tay

Kết nối thế giới

Mỗi tiếng chim là một nốt nhạc

Trong giàn giao hưởng thiên nhiên

(Thở nhẹ vối Ô Rô)

Và khi thọ nhãn Pháp thân, ta thấy ta là hạt bụi, hãy chuyện trò cùng hạt bụi, vì hạt bụi cũng chính là ta bị bỏ quên, nay thức ngộ. Hạt bụi nói gì cùng ta? và ta nói gì cùng sỏi đá? Sỏi đá nói gì với thời gian? Trong tịnh thức, ta sẽ nghe câu chuyện của hạt bụi, như chàng Siddhartha của Herman Hesse từng ngày lắng nghe "câu chuyện của dòng sông":

Hãy quỳ xuống đây

chuyện trò với hạt bụi

lâu nay ta đã quên mình là hạt bụi

(Hãy quỳ xuống đây)

Và ta nghe được vạn vật luân chuyển trong thành trụ hoại diệt, dù tất cả vô ngôn:

Lặng yên nghe hoa nở

Để thấy làn hương bay

Lặng yên nghe ngọn núi

Mọc trên mười ngón tay

(Lặng yên)

Khi đó, tình yêu ta dành cho em cũng lặng lẽ:

ánh sáng em là đường

nỗi nhớ em là nhà

nhưng trái tim em là hương

lan tỏa một tình yêu lặng lẽ...

(Mặt nạ hương)

 Và chúng ta cà phê trí tuệ cùng thi sĩ Hoang sáng nay, cà phê thiền thị để nếm trải hương vị của thế giới trong một thìa đường:

sáng nay tôi lắng nghe

trong giọt cà phê đặc quánh

thế giới như một thìa đường

vừa khuấy động vừa dừng lại

vừa tan nhanh...

(Những dây đàn vô hình)

Thiển nghĩ, đọc Mặt Nạ Hương là cảm, là quán tưởng, thiền niệm. Tôi không viết được nhiều mà chắc viết nhiều lại càng sai càng lệch. Có lẽ thơ là thứ khỏi phải luận bàn, như thi sĩ Bùi Giáng từng nói.

       Bà Rịa, 27/3/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm
Mùa hè có tuyết mở ra hy vọng series truyện về mèo Việt Nam?
Không khí buổi giao lưu và ra mắt sách Mùa hè có tuyết ngày 23-3 tại Đường sách TP.HCM
Xem thêm
Vài suy nghĩ nhân đọc “Gãy cánh điệp viên” của Hồ Duy Hùng
Bài viết của Đại tá, nhà văn TRẦN THẾ TUYỂN
Xem thêm
Nhân văn và hiện thực trong Hoàng hôn lóng lánh
Hoàng hôn lóng lánh không chỉ là một tiểu thuyết, mà còn là một thông điệp nhân văn về ý nghĩa của cuộc sống và giá trị của tình yêu thương.
Xem thêm
Từ ánh trăng đến cánh diều – Những hình ảnh thơ ấm áp của Phan Thanh Tâm
Giới thiệu tác phẩm Mẹ có nghe trăng hát của Phan Thanh Tâm cùng 5 bài thơ chọn từ tập thơ này.
Xem thêm
Sbooks mang câu chuyện của những đứa trẻ đồng bào Raglai đến Đường sách Tết
Giấc mơ của những đứa trẻ đồng bào Raglai được tái hiện trong “Đóa hoa sương núi”
Xem thêm
Hồ Sơn Đài với “Nhân chứng và lịch sử”
Nhà thơ Trần Thế Tuyển viết về cuốn sách “Nhân chứng lịch sử”
Xem thêm
Một giọng thơ nghĩa tình, khí khái
Đọc Tuyển tập thơ Nguyễn Văn Thưởng, NXB Hội Nhà văn, 2024
Xem thêm
Nuôi hồn thơ bằng kí ức
Bài viết về tập thơ “Như vừa hôm qua” của nhà giáo, nhà thơ Lê Bá Duy
Xem thêm
“Điển tích văn học”- Cuốn sách cần cho người làm văn học
Nguồn: Văn nghệ Online; Gặp gỡ những vùng văn học
Xem thêm
Nguyễn Linh Khiếu lại “xuất” hoa lạ
Vâng, nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu đã từng xuất bản những tập thơ mang tên những loài hoa rất lạ: Hoa Linh (2000), Hoa Linh Thảo (2021) Hoa Hạnh (trong một bài thơ được Giải nhất cuộc thi thơ tạp chí VNQĐ năm 2010)... Chưa kể tập thơ đầu tay Chùm mơ Tiên cảm (1991) cũng gồm những chùm hoa rất lạ...
Xem thêm
Trần Hà Yên với tình yêu trẻ thơ từ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo
Bài viết về tập thơ Bí mật của ngôi nhà được làm bằng kẹo (NXB Hội nhà văn 2024).
Xem thêm
Người lặn dưới những lớp sóng thời gian
Bài viết của nhà thơ Nguyễn Văn Hùng, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Nghệ An.
Xem thêm
Lắng đọng “Đêm nằm nghe ký ức”
Bài viết của nhà thơ Đặng Bá Tiến
Xem thêm
Một người cầm súng quả cảm - một người cầm bút tài năng
Bài phát biểu của nhà báo Hồ Quang Lợi tại Thư viện quân đội trong buổi giới thiệu 2 tập sách của Trung tướng nhà văn Nguyễn Mạnh Đẩu, 15/10/2024.
Xem thêm
Trường ca “Mặt trận gần phía trước”
Bài viết của Nguyễn Vũ Quỳnh về tập trường ca của Trần Trí Thông
Xem thêm
Hoa hồng có gai, hay là vẫn tin vào nước mắt
Nguồn: Bùi Việt Thắng (Báo Văn nghệ)
Xem thêm